Trong ngôn ngữ lập trình python muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu qua về một số kiểu dữ liệu trong Python và cách dùng, cũng biết một chút về lệnh While trong Python. Ở phần này, bạn sẽ biết thêm về lệnh phổ biến nhất trong Python là if.

Nếu đã từng học ngôn ngữ lập trình khác hẳn bạn đã biết công dụng của lệnh này, nhưng trong ngôn ngữ lập trình Python nó có thêm một số đặc điểm khá thú vị. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Việc ra quyết định là cần thiết khi chúng ta muốn thực thi một đoạn code chỉ khi nó thỏa mãn kiện nào đó. Lệnh if...elif...else được sử dụng trong Python để phục vụ cho mục đích này. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các câu lệnh if trong Python, mỗi mục đều có ví dụ và diễn giải cụ thể để bạn hiểu rõ.

Nội dung chính:

  • Cấu trúc lệnh if trong Python
  • Lệnh if...else
  • Lệnh if...elif...else trong Python
  • Lệnh if lồng nhau trong Python

Cấu trúc lệnh if trong Python

if điều kiện

khối lệnh

Ở đây, chương trình đánh giá điều kiện và sẽ thực hiện các lệnh khi điều kiện là True. Nếu điều kiện False thì lệnh sẽ không được thực hiện.

Trong Python, khối lệnh của lệnh if được viết thụt lề vào trong. Khối lệnh của if bắt đầu với một khoảng thụt lề và dòng không thụt lề đầu tiên sẽ được hiểu là kết thúc lệnh if.

Sơ đồ lệnh if trong Python

Ví dụ 1:

# Nếu là số dương ta sẽ in một thông điệp thích hợpnum = 3
if num > 0:
print[num, "là số dương."]
print["Thông điệp này luôn được in."]

num = -1
if num > 0:
print[num, "là số dương."]
print["Thông điệp này cũng luôn được in."]

Kết quả đầu ra của chương trình trên:

3 là s dương.
Thông đip này luôn được in.
Thông đip này cũng luôn được in.

Trong ví dụ trên, num > 0 là điều kiện, khối lệnh của if được thực thi khi thỏa mãn điều kiện. Khi num bằng 3, kiểm tra điều kiện, thấy đúng, khối lệnh của if được thực thi. Khi num bằng -1, không khỏa mãn điều kiện, khối lệnh của if bị bỏ qua và thực hiện lệnh print[] cuối cùng.

Chú ý kỹ hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng lệnh print[] không được viết thụt lề, điều này nói lên rằng, print[] nằm ngoài khối lệnh if, nên nó sẽ được thực hiện, bất kể điều kiện là gì.

Lệnh if...else

Cấu trúc lệnh if...else

if điều kiện:
Khối lệnh của if
else:
Khối lệnh của else

Lệnh if...else kiểm tra điều kiện và thực thi khối lệnh if nếu điều kiện đúng. Nếu điều kiện sai, khối lệnh của else sẽ được thực hiện. Thụt đầu dòng được sử dụng để tách các khối lệnh.

Sơ đồ lệnh if...else

Ví dụ 2:

# Kiem tra xem so am hay duong
# Va hien thi thong bao phu hop

num = 3

if num >= 0:
print["So duong hoac bang 0"]
else:
print["So am"]

num1=-1

if num1 >= 0:
print["So duong hoac bang 0"]
else:
print["So am"]

Trong ví dụ 2, ta kiểm tra 2 biến là num và num1. Khi num bằng 3, thỏa mãn điều kiện num>=0 nên khối lệnh của if được thực hiện. num1=-1 không thỏa mãn điều kiện num1>=0 nên khối lệnh của else được thực hiện và bỏ qua khối lệnh của if.

Kết quả sẽ của lệnh trên sẽ in ra màn hình hai dòng: dòng trên là kết quả kiểm tra biến num và dòng dưới là biến num1.

So duong hoac bang 0
So am

Lệnh if...elif...else trong Python

Cấu trúc lệnh if...elif...else

if điều kiện:
Khối lệnh của if
elif test expression:
Khối lệnh của elif
else:
Khối lệnh của else

elif là viết gọn của else if, nó cho phép chúng ta kiểm tra nhiều điều kiện.

Nếu điều kiện là sai, nó sẽ kiểm tra điều kiện của khối elif tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết.

Nếu tất cả các điều kiện đều sai nó sẽ thực thi khối lệnh của else.

Chỉ một khối lệnh trong if...elif...else được thực hiện theo điều kiện.

Có thể không có hoặc có nhiều elif, phần else là tùy chọn.

Sơ đồ của lệnh if...elif...else

Ví dụ 3:

x = int[input["Nhap mot so: "]]
if x < 0:
x = 0
print['So am']
elif x == 0:
print['So 0']
elif x == 1:
print['So 1']
else:
print['So duong']

Kết quả đầu ra:

Nếu x là số âm thì in ra màn hình: "So am".

Nếu x = 0 thì sẽ in: "So 0".

Nếu x = 1 thì sẽ in: "So 1".

Nếu cả 3 điều kiện trên đều sai thì in: "So duong".

Lệnh if ... elif ... elif ... là sự thay thế cho câu lệnh switch hay case trong các ngôn ngữ lập trình khác.

Lệnh if lồng nhau trong Python

Bạn có thể viết lệnh if...elif...else trong một khối lệnh if...elif...else khác, và tạo thành lệnh if lồng nhau. Không giới hạn số lệnh được lồng vào lệnh khác. Thụt đầu dòng là cách duy nhất để nhận diện mức độ lồng, do đó nó có thể gây rối, nhầm lẫn. Bạn nên hạn chế sử dụng nếu có thể.

Ví dụ 4:

# Trong code này, nhập vào một số
# Kiểm tra xem số âm hay dương
# hay bằng không và hiển thị
# thông báo thích hợp
# Sử dụng hàm if lồng nhau

num = float[input["Nhập một số: "]]
if num >= 0:
if num == 0:
print["Số Không"]
else:
print["Số dương"]
else:
print["Số âm"]

Kết quả 1:

Nhập một số: 10

Số dương

Kết quả 2:

Nhập một số: -5

Số âm

Kết quả 3:

Nhập một số: 0

Số Không

Đến đây bạn đã nắm được những yếu tố cơ bản khi sử dụng lệnh if trong Python rồi. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về vòng lặp for. Các bạn nhớ theo dõi nhé.

Bài tiếp: Vòng lặp for trong Python

Bài trước: Giới thiệu qua về chuỗi, số, list trong Python

  • 15 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới hiện nay
  • Từ khóa và định danh trong Python
  • Tìm hiểu chương trình Python đầu tiên
  • DoubleLocker - ransomware mới có khả năng mã hóa dữ liệu và thay đổi mã PIN thiết bị Android

Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu với các bạn về các cơ chế, kỹ thuật đồng bộ trong lập trình đa luồng [multithreading]. Các kỹ thuật được trình bày trong ngôn ngữ Python nhưng về nguyên lý đều có thể áp dụng cho các ngôn ngữ khác. Những từ khóa chính trong bài viết: multithreading, Lock, RLock, Condition, Event, Queue.

Giới thiệu

Trước hết ta cần phân biệt khái niệm luồng [thread]tiến trình [process]. Thế nào là luồng? Thế nào là tiến trình? và sự khác nhau giữa chúng là gì?

Hiểu đơn giản, Tiến trình [process] là một chương trình [program] đang được thực thi. Trong linux, ta có chương trình ls nằm tại thư mục /usr/bin, khi ta gõ ls vào trong shell, hệ điều hành sẽ nạp file ls vào bộ nhớ, cung cấp một số tài nguyên cần thiết và thực thi câu lệnh ls. Khi đó ta có một tiến trình của chương trình ls trong hệ thống. Một chương trình sẽ có thể có nhiều tiến trình, và các tiến trình này có các tài nguyên độc lập với nhau. Ta có thể chạy nhiều câu lệnh ls đồng thời trong nhiều terminal. Tiến trình chứa đựng thông tin tài nguyên, trạng thái thực hiện của chương trình, bao gồm: định danh tiến trình [process ID], User ID, group ID, các thanh ghi, stack, heap, các file đang mở,...

Luồng [thread]một khối các câu lệnh [instructions] độc lập trong một tiến trình và có thể được lập lịch bởi hệ điều hành. Hay nói một cách đơn giản, Thread là các hàm hay thủ tục chạy độc lập đối với chương trình chính. Hình bên dưới minh họa sự khác nhau giữa luồng và tiến trình.

nguồn: //computing.llnl.gov/

Một tiến trình có thể có nhiều luồng và phải có ít nhất một luồng, ta gọi đó là luồng chính [ví dụng hàm main[] trong ngôn ngữ C]. Ngoài các tài nguyên riêng của mình [các biến cục bộ trong hàm], các luồng chia sẻ tài nguyên chung của tiến trình. Việc thay đổi tài nguyên chung [ví dụ, đóng file, gán giá trị mới cho biến] từ một thread sẽ được nhìn thấy bởi tất cả các thread khác.

Vì vậy, lập trình viên cần phải thực hiện đồng bộ việc truy cập tài nguyên chung giữa các luồng.

Tại sao cần phải đồng bộ

Trong lập trình đa luồng, các threads chia sẻ chung tài nguyên của tiến trình, vì vậy có những thời điểm nhiều luồng sẽ đồng thời thay đổi dữ liệu chung, dẫn đến dữ liệu chung sẽ bị corrupt, sẽ cho ra kết qủa không mong muốn.

Do đó, ta cần những cơ chể để đảm bảo rằng, tại một thời điểm chỉ có duy nhất một luồng được phép truy cập vào dữ liệu chung, nếu các luồng khác muốn truy cập vào đoạn dữ liệu này thì cần phải đợi cho thread trước đó hoàn thành công việc của mình. Ta gọi đấy là đồng bộ trong lập trình đa luồng.

Giả sử ta muốn xây dựng một ứng dụng web có lưu số lượng truy cập vào một biết toàn cục number_visited. Mỗi lần có request gửi đến, server sẽ tạo ra một thread mới [trên thực tế, ta nên dùng Threads pool để quản lý các threads, tránh chi phí tạo một thread mới] để xử lý request đó. Giả sử có 2 request đồng thời gửi đến, lúc đấy sẽ có 2 thread song song là A và B, và giả dụ tại thời điểm đó, biến number_visited = 17, sẽ có thể xuất hiện trường hợp sau:

Thread A Thread B number_visited
Read number_visited: 17 17
Read number_visited: 17 17
Increment number_visited: 18 17
Increment number_visited: 18 17
Write number_visited: 18 18
Write number_visited: 18 18

Trong trường hợp trên, lẽ ra giá trị của number_visited phải là 19 nhưng do 2 thread cùng truy cập vào biến chung nên dẫn đến dữ liệu bị sai.

Để giải quyết vấn đề này, ta cần phải đảm bảo rằng tại một thời điểm chỉ có một thread được quyền truy cập dữ liệu chung, điều này đảm bảo rằng kết quả của chương trình đa luồng phải chính xác như khi chương trình đó chạy tuần tự đơn luồng.

Lập trình đa luồng trong Python

Module threading của thư viện chuẩn Python cung cấp cho chúng ta các class và function để làm việc với thread, nó cũng cung cấp các cơ chế để đồng bộ luồng, bao gồm: Thread, Lock, RLock, Condition, Semaphore,Event,...

Note: Trong Cpython, Global Interpreter Lock - GIL giới hạn chỉ có một thread được chạy tại một thời điểm, nên về cơ bản Cpython sẽ không hoàn toàn hỗ trợ đa luồng, nhưng ta có thể sử dụng các Interpreter khác [Jython và IronPython] không sử dụng GIL vì vậy có thể chạy đa luồng.

Class Thread cung cấp cho chúng ta các phương thức cần thiết để làm việc với luồng, cụ thể ta có:

  • start[]: Method dùng để kích hoạt [chạy] một thread object, mặc định sẽ gọi run[] method.
  • run[]: Đây là phương thức chính chúng ta cần cài đặt, mô tả các công việc mà luồng thực hiện. Mặc định phương thức này sẽ gọi hàm liên kết với đối số target lúc khởi tạo luồng.
  • join[]: Khi được gọi, method này sẽ block thread gọi nó [calling thread] cho đến khi thread được gọi [called thread - tức là thread có method join[] vừa gọi] kết thúc. Method này thường được dùng trong luồng chính để đợi các thread khác kết thúc công việc của mình và xử lý tiếp kết qủa.
  • Ngoài ra class Thread còn cung cấp thêm một số thuộc tính và phương thức nữa như là: name, getName[], setName[],... Bạn có thể tham khảo thêm tại [1]

Để tạo một luồng mới với class Thread, ta có 2 cách:

  1. Truyền hàm cần thực hiện thông qua tham số target lúc khởi tạo Thread object.
  2. Kế thừa class Thread và cài đặt method run[]

Đoạn code dưới đây minh họa 2 cách tạo create như trên:

import threading import math def target_func[data]: thread_id = threading.get_ident[] print['Thread {} is running with data: {}'.format[thread_id, data]] class WorkerThread[threading.Thread]: def __init__[self, data]: super[].__init__[] self.data = data def run[self]: print['Thread {} is running with data: {}'.format[self.ident, self.data]] if __name__ == '__main__': a = 'goodkat' b = 'godfather' thread1 = threading.Thread[target=target_func, args=[a,]] thread2 = WorkerThread[b] thread1.start[] thread2.start[] thread1.join[] thread2.join[] print['Main thread exited']

Các cơ chế đồng bộ trong Python

Trong phần này, tôi sẽ trình bày về các cơ chế đồng bộ trong lập trình đa luồng thông qua bài toán đếm số nguyên tố: Cho số nguyên dương N, liệt kê ra các số nguyên tố trong đoạn từ 2 đến N.

Nếu giải bài toán này theo cách tuần tự [đơn luồng] thông thường thật đơn giản. Chỉ cần cài đặt hàm kiểm tra một số đầu vào có là số nguyên tố hay không, sau đó kiểm tra từng số trong đoạn từ 2 đến N, nếu là số nguyên tố thì in ra màn hình.

Trong lập trình đa luồng, có 3 yếu tố ta cần phải quan tâm đó là:

  1. Chia nhỏ bài toán: Chia nhỏ khối lượng công việc cần tính toán và giao cho mỗi luồng thực hiện riêng một phần công việc đó.
  2. Cân bằng tải giữa các luồng: Ta cần đảm bảo khối lượng tính toán mà mỗi luồng phải thực hiện càng bằng nhau càng tốt.
  3. Đồng bộ giữa các luồng khi các luồng chia sẻ tài nguyên với nhau: Ta cần đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu khi có nhiều luồng đồng thời truy cập vào dữ liệu chung.

Chia nhỏ bài toán: Trong bài toán trên, ta có 2 cách để chia nhỏ bài toán:

  • Chia dãy số từ 2 -> N thành các đoạn, nếu chương trình có K luồng, thì ta sẽ có K đoạn [có số lượng phần tử bằng nhau], và mỗi luồng tính toán trong từng đoạn riêng biệt.
  • Lưu các số 2 -> N vào một mảng chung, nếu một luồng nào đấy rảnh sẽ lấy ra một số trong mảng đấy để kiểm tra, nếu là số nguyên tố thì thêm nó vào một mảng chứa các số nguyên tố [mảng này cũng được chia sẻ giữa các luồng].

Về cân bằng tải giữa luồng: Ta dễ thấy rằng nếu số càng lớn thì khối lượng tính toán để kiểm tra xem số đó có là số nguyên tố hay không càng lớn, vì vậy với cách chia thứ nhất, những luồng xử lý trên dãy các số nguyên bé sẽ hoàn thành công việc sớm hơn, và những luồng về sau sẽ càng mất nhiều thời gian để tính toán hơn, cho dù số phần tử của mỗi đoạn là bằng nhau. Do đó, ta thấy rằng cách chia thứ nhất cân bằng tải giữa các luồng không được tốt.

Với cách chia thứ hai, các luồng sẽ luân phiên nhau lấy ra một gía trị trong mảng chung, kiểm tra tính nguyên tố của gía trị đó một cách độc lập, sau khi hoàn thành công việc sẽ lấy một gía trị khác để kiểm tra, ta thấy rằng công việc được phân bố đều giữa các luồng, vì vậy cách chia thứ hai cho ta cân bằng tải tốt hơn.

Về đồng bộ luồng: Ở đây ta xét cách chia thứ hai, các luồng sẽ chia sẻ 2 tài nguyên chung đó là mảng các số 2 -> N và mảng chứa các số nguyên tố. Ta cần đảm bảo tại mỗi thời điểm chỉ có duy nhất một luồng được truy cập tài nguyên chung, nếu luồng khác muốn truy cập phải đợi [block] cho đến khi luồng trước đó cập nhật xong. Python cung cấp cho chúng ta các class cơ bản để thực hiện đồng bộ luồng bao gồm: Lock, RLock, Condition, Event, Semaphore,...

Lock

Lock là cơ chế đồng bộ cơ bản nhất của Python. Một Lock gồm có 2 trạng thái, locked và unlocked, cùng với 2 phương thức để thao tác với Lock là acquire[] và release[]. Các quy luật trên Lock là:

  • Nếu trạng thái [state] là unlocked, gọi acquire[] sẽ thay đổi trạng thái sang locked
  • Nếu trạng thái là locked, tiến trình gọi acquire[] sẽ phải đợi [block] cho đến khi tiến trình khác gọi method release[].
  • Nếu trạng thái là unlocked, gọi method release[] sẽ phát ra RuntimeError exception.
  • Nếu trạng thái là locked, gọi method release[] sẽ chuyển trạng thái của Lock sang unlocked.

Tại mỗi thời điểm, chỉ có nhiều nhất một thread sở hữu Lock. Với cơ chế Lock, ta có thể đồng bộ bài toán đếm số nguyên tố như sau:

import math import threading def is_prime[n]: """Check if n is prime or not """ root = int[math.sqrt[n]] for i in range[2, root + 1]: if n % i == 0: return False return True class CountPrime[threading.Thread]: def __init__[self, list_num, list_lock, out_lock, output]: threading.Thread.__init__[self] self._list = list_num self._list_lock = list_lock self._out_lock = out_lock self._output = output def run[self]: while True: self._list_lock.acquire[] try: n = next[self._list] except StopIteration: return finally: self._list_lock.release[] if not is_prime[n]: continue self._out_lock.acquire[] self._output.append[n] self._out_lock.release[] def parallel_primes[n, num_threads=None]: """Parallel count number of prime from 2 to n Count prime numbers from 2 to n using num_threads threads If num_threads is None, using os.cpu_count[] """ list_num = [i for i in range[2, n + 1]] list_lock = threading.Lock[] out_lock = threading.Lock[] output = [] threads = [] if num_threads is None: try: num_threads = os.cpu_count[] except AttributeError: num_threads = 4 elif num_threads

Chủ Đề