Cho đường tròn đường kính dây bằng khoảng cách từ đến bằng

Lý thuyết: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files

Bản để in

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Mục lục

1. Định lí 1 [edit]

2. Định lí 2 [edit]

Định lí 1 [edit]

Trong một đường tròn:

a] Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.

b]Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Cho đường tròn \[[O] \] có hai dây \[AB\]\[CD\] khác đường kính. Kẻ \[OH \bot AB;\ OK \bot CD.\] Chứng minh:

a] Nếu \[AB=CD\] thì \[OH=OK.\]

b] Nếu \[OH=OK\] thì \[AB=CD.\]

Chứng minh:


Ta có \[\left\{\begin{array}{ll} OH \bot AB\\ OK \bot CD \end{array} \right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{ll}AB=2HB\\ CD=2KD \end{array} \right.\] [Đường kính vuông góc với dây cung] \[[1]\]

Áp dụng định lí Py - ta - go cho hai tam giác vuông \[OHB\]\[OKD,\] ta có:

\[\left\{\begin{array}{ll}OH^2+HB^2= OB^2=R^2\\OK^2+KD^2=OD^2=R^2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{ll}OH^2=R^2-HB^2\\ OK^2=R^2-KD^2\end{array} \right.\] \[[2]\]

a] Nếu \[AB=CD\] thì \[OH=OK.\]

Theo giả thiết: \[AB=CD.\]

Từ \[[1]\] \[\Rightarrow HB=KD \Rightarrow HB^2=KD^2.\]

Từ \[[2]\] \[\Rightarrow OH^2=OK^2\Rightarrow OH=OK.\]

Vậy trong một đường tròn, hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.

b] Nếu \[OH=OK\] thì \[AB=CD.\]

Theo giả thiết: \[OH=OK.\]

\[\Rightarrow OH^2=OK^2.\]

Từ \[[2]\] \[\Rightarrow HB^2=KD^2.\]

\[\Rightarrow HB=KD.\]

Từ \[[1]\] \[\Rightarrow AB=CD.\]

Vậy trong một đường tròn, hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.\[\square\]

Ví dụ 1:

Cho đường tròn \[[O];\] đường kính \[AB,\] hai dây \[AC\]\[BD\] song song với nhau. Gọi \[d_1;\ d_2\] lần lượt là khoảng cách từ \[O\] đến \[AC,\ BD.\] So sánh \[d_1\]\[d_2.\]

Phân tích:

Với bài toán này, ta không có số liệu cụ thể để tính toán khoảng cách để so sánh.

Do vậy ta phải sử dụng mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.

Tìm mối quan hệ giữa hai dây \[AC\]\[BD\]


Giải:

Ta có: \[C \in \left [ O;\ \dfrac{AB}{2} \right ] \Rightarrow OA=OB=OC=\dfrac{AB}{2}.\]

\[\Rightarrow \Delta ACB\] vuông tại \[C.\]

\[\Rightarrow AC \bot BC.\]

Ta lại có: \[D \in \left [ O;\ \dfrac{AB}{2} \right ] \Rightarrow OA=OB=OD=\dfrac{AB}{2}.\]

\[\Rightarrow \Delta ADB\] vuông tại \[D.\]

\[\Rightarrow BD \bot AD.\]

\[AC // BD \Rightarrow AD // BC.\]

Khi đó, tứ giác \[ACBD\] là hình bình hành.

\[\Rightarrow AC=BD\] [Tính chất hình bình hành]

\[\Rightarrow d_1 = d_2.\] [Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm]\[\square\]

Ví dụ 2:

Cho hình vẽ:


Trong hai đoạn thẳng GH và MN, đoạn nào dài hơn?

Giải

Vì hai điểm \[I,\ J\] cùng thuộc đường tròn nhỏ nên \[OI = OJ.\]

Mà trong đường tròn lớn có \[OI,\ OJ\] là khoảng cách từ tâm tới hai dây \[GH;\ MN\]

\[\Rightarrow GH=MN.\] [Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau]\[\square\]

Định lí 2 [edit]

Trong hai dây của một đường tròn:

a] Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.

b] Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

Cho \[[O], \] hai dây \[AB,\ CD\] khác đường kính. Kẻ \[OH \bot AB;\ OK \bot CD.\] Khi đó:

a] Nếu \[ABOK.\]

b]Nếu \[OHCD.\]

Chứng minh:


a] Nếu\[AB>CD\] thì \[OHCD.\]

Từ \[[1]\] \[\Rightarrow HB> KD\Rightarrow HB^2>KD^2\]

Từ \[[2]\] \[\Rightarrow OH^27cm]\]

\[\Rightarrow OPAB\ [7cm>5cm]\]

\[\Rightarrow OM

Chủ Đề