Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến nào

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Chính Hữu, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Chính Hữu.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong thời kì kháng chiến, người lính chính là đề tài lớn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng làm để viết. Trong đó chúng ta không thể nhắc đến nhà thơ lớn Chính Hữu, ông đã sáng tác một khối lượng lớn các tác phẩm mang tâm hồn của người lính. Với ngòi bút sinh động và lời thơ hùng hồn, ông đã đưa người đọc trở về với kí ức ngày xưa. Để tìm hiểu rõ hơn về nhà thơ Chính Hữu, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

1. Tiểu sử và cuộc đời của nhà thơ Chính Hữu

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Bắc, ông sinh năm 1926 và mất năm 1007. Ông là một nhà thơ, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần 2 [năm 2000].

Tiểu sử hoạt động

Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc [nay là huyện Lộc Hà], tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài [triết học] ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội. Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội [chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954].

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo [1966] là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp [1946 - 1954].

Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội.

2. Các tác phẩm chính

Đầu súng trăng treo [tập thơ, NXB Văn học, 1966]

Thơ Chính Hữu [tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997]

Tuyển tập Chính Hữu [NXB Văn học, 1998]

3. Những nhận định về nhà thơ Chính Hữu

Nhà thơ Chính Hữu là một thi sĩ với những trang thơ của người lính:

Nhà thơ Vũ Thuần Phương đã từng nhận xét về ông rằng "Chính Hữu là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm". Trong cuộc đời thơ ca của mình, ông đã gắn bó với màu áo xanh của người lính. Những giai điệu, vần thơ của ông đều mang đậm chất của một người chiến sĩ.

Đối với Chính Hữu, khi viết về người lính, ông luôn dành cho họ những lời tốt đẹp. Không phải vì ông cũng là một người lính mà bởi vì tâm hồn của ông đã thuộc về họ. Ông giãi bày những niềm hạnh phúc, hân hoan thật sự qua những câu thơ.

Chính Hữu đã từng tâm sự "Thơ phải ngắn ở từng câu chữ, những phải dài ở sự ngân vang". Chính vì lẽ đó, ông luôn là người tỏa sáng trong dòng thơ chiến sĩ một cách rất riêng.

Lời kết: Các bạn vừa được tham khảo và tìm hiểu về tác giả Chính Hữu, đây chắc chắn là bài viết bổ ích giúp cho các bạn có thêm tài liệu để tham khảo. Chúc các bạn học tốt.

  • Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh: Thác là thể phách, còn là tinh anh

  • Xuân Quỳnh, một cõi tình thơ còn sống mãi

Trong làng thơ Việt Nam, Chính Hữu là một trường hợp đáng để nhiều người mơ ước. Tuy viết ít nhưng thời kỳ nào, ông cũng có những bài thơ rất hay, mang đậm hơi thở thời đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông chỉ công bố 3 tập thơ với khoảng gần 50 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến.

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, gia nhập Trung đoàn Thủ đô và có mặt trong chiến dịch Việt Bắc với tư cách Chính trị viên Đại đội.

Nhà thơ Chính Hữu đã về cõi vĩnh hằng ngày 27/11/2007 với tâm thế thanh thản của người đã dâng hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật và thống nhất đất nước.


Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính.


Năm 1947, tác phẩm đầu tay của ông, bài thơ Ngày về ra đời"Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa/ Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng/ Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/ Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm”. Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật đẹp và lãng mạn, mang màu sắc của những anh hùng xưa. Bài thơ “Ngày về” đã trở thành một dấu mốc quan trọng, ghi lại dấu ấn ngày đầu Chính Hữu đến với thơ ca cách mạng.


Sau “Ngày về”, đặc biệt là từ khi trở thành một chiến sĩ thực thụ, ông viết chân thực hơn, qua những vần thơ gắn liền với cuộc sống chiến đấu của người lính, như: “Giá từng thước đất”, “Thư nhà”, “Ngọn đèn đứng gác”... Trong đó, nổi tiếng nhất là bài “Đồng chí” viết năm 1948.


Người lính trong thơ Chính Hữu là những anh vệ quốc đoàn, những chiến sĩ Ðiện Biên... Những con người vừa rời cuốc cày bước vào chiến trận được nhà thơ khắc họa ở nét đời thường, đời sống tình cảm mộc mạc mà chân thành, sâu lắng với đồng đội, với quê hương: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau/ Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ...”.


Tình đồng chí, đồng đội in đậm trong những trang thơ kháng chiến của Chính Hữu.


Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc. “Đồng chí” cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết từ bên trong.


Với Chính Hữu, khi viết về người lính, ông luôn luôn ở vị trí người trong cuộc không phải vì ông cũng là người chiến sĩ mà hơn thế, tâm hồn ông như đã thuộc về họ. Ông giãi bày niềm hạnh phúc thực sự: Sung sướng bao nhiêu/ Tôi là đồng đội/ Của những người đi vô tận hôm nay”.


Và ước muốn “Cuộc đời anh, cho tôi chia một nửa/ Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm/Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả/ Nửa bát cơm hạt muối nhọc nhằn”...


Sau chiến tranh, những bài thơ Chính Hữu vẫn đầy ắp hoài niệm. Tuy nhiên, sự hoài niệm, nỗi nhớ trong thơ Chính Hữu là sự “nhớ lại và suy nghĩ”, sự chiêm nghiệm thâm trầm về cuộc đời. “Những ngày niên thiếu”, “Lá rụng về cội”, “Tiếng ngân”... và đặc biệt “Người bộ hành lặng lẽ” ông viết khi ở tuổi 70 là bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy, như một sự đúc kết sâu sắc của cuộc đời một con người hơn nửa thế kỷ cầm súng và cầm bút muốn gửi gắm lại cho thế hệ con cháu, mai sau.


Nói về thơ mình, nói về nghề, Chính Hữu từng tâm sự: "Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang". Và sự "xuất hiện" của con người thi nhân ở ông cũng lặng lẽ, khiêm nhường, bởi tính từ khi bài thơ “Ðồng chí” nổi tiếng đầu tiên ra đời [năm 1948], đến tập thơ cuối cùng “Tuyển tập Chính Hữu” [NXB Văn học 1998] xuất bản, tất cả chỉ có ba tập thơ với khoảng hơn 50 bài được công bố. Nhưng "Quý hồ tinh bất quý hồ đa", sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu đã chứng minh điều đó, khi tên tuổi ông trở thành không thể thiếu trong đội ngũ nhà văn - chiến sĩ với một phong cách riêng, không trộn lẫn.


Nhà thơ Chính Hữu đã từ giã cõi đời nhưng những vần thơ sáng đẹp của ông vẫn luôn là bài ca bất hủ về hình ảnh người chiến sĩ, hình ảnh một dân tộc, một thời đại gian khổ, hào hùng và lãng mạn với thời gian.



TTTL/TTXVN


Nhà văn Nam Cao vẫn ở trong tâm trí chúng ta

Vào ngày này cách đây 99 năm, ngày 29/10/1915, nhà văn Nam Cao - một trong những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX, đã chào đời.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chính Hữu,
  • nhà thơ,
  • người lính,
  • kháng chiến,

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề