Chiến dịch Hoa phượng đỏ dành cho đối tượng nào

Chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ” là hoạt động thường niên nằm trong chuỗi các hoạt động của chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè do tổ chức Đoàn phát động.


Ban tổ chức tặng quà cho các em học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10.

Chiến dịch được triển khai nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn viên thanh niên là giáo viên, học sinh các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tham gia thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, tình nguyện vì cộng đồng, chăm lo cho thiếu nhi; đền ơn đáp nghĩa; phòng, chống dịch bệnh Covid-19.


Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giải trí cho thiếu nhi.

Tại chương trình, Tỉnh đoàn Bắc Giang phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng 39 suất quà, mỗi suất trị giá 350 nghìn đồng cho học sinh lớp 9 tại huyện Yên Thế chuẩn bị thi vào lớp 10.

Cùng đó, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh trao tặng Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện 15 triệu đồng hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giải trí cho thiếu nhi trên địa bàn huyện


Tỉnh đoàntặng quà cho thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn huyện Yên Thế.

Dịp này, Tỉnh đoàn Bắc Giang phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà cho 15 thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn huyện. Mỗi suất quà trị giá 550 nghìn đồng.


Thanh niên tình nguyện tham gia nạo vét kênh mương.

Sau lễ phát động, các đoàn viên thanh niên tham gia dọn dẹp Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Phồn Xương, nạo vét kênh mương nội đồng, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Quang Minh

Tỉnh đoàn Bắc Giang được tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong Tháng Thanh niên 2021

[BGĐT] - Ngày 23/4, tại TP Hà Nội, Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết, khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc trong Tháng Thanh niên 2021. Tỉnh đoàn Bắc Giang là một trong số 38 tập thể có thành tích xuất sắc toàn quốc trong triển khai hoạt động Tháng Thanh niên năm 2021.

Bắc Giang: Sôi nổi ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”

[BGĐT] -Ngày 18/4, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên [LHTN] Việt Nam phối hợp với Hội LHTN tỉnh Bắc Giang tổ chức Ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Thanh niên Bắc Giang khởi nghiệp từ nông sản an toàn

[BGĐT] - Những năm gần đây, các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn đang dần khẳng định hiệu quả. Nhằm tạo thuận lợi cho thanh niên, các cấp bộ đoàn toàn tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ.

Thanh niên Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang tham gia trồng gần 2 nghìn cây xanh

[BGĐT] - Đoàn Thanh niên Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp Huyện đoàn, Ban CHQS huyện Hiệp Hòa tổ chức trồng gần 2 nghìn cây xanh tại xã Thường Thắng. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tháng Thanh niên năm 2021.


Hè năm nay có

Hè năm nay có "Hoa phượng đỏ"…

Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1999. Mời các bạn gặp gỡ anh Trần Thanh Hậu – Chỉ huy trưởng CD Hoa phượng đỏ năm 1999 và anh Đào Thanh Lâm – Chỉ huy phó CD Hoa phượng đỏ năm 2007 để ôn lại kỷ niệm của Hoa phượng đỏ và tìm hiểu những nét mới của Hoa phượng đỏ lần trở lại này nhé!

Phỏng vấn anh Trần Thanh Hậu – Chỉ huy trưởng Hoa phượng đỏ năm 1999

Anh Trần Thanh Hậu và chiến sĩ Hoa phượng đỏ dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ trong Lễ ra quân năm 1999

PV: Xin chào anh! Nguyên là Bí thư Đoàn Sở Giáo dục – Đào tạo, chỉ huy trưởng của chiến dịch Hoa phượng đỏ đầu tiên năm 1999, xin anh cho biết tại sao chiến dịch mang tên Hoa phượng đỏ?

Anh Trần Thanh Hậu: Chiến dịch Hoa phượng đỏ ra đời xuất phát từ nhu cầu của thanh niên khối trung học phổ thông mong muốn có một môi trường xã hội, được cống hiến, rèn luyện để trưởng thành, cũng như xuất phát từ nhu cầu địa phương cần nhận sự hỗ trợ chăm sóc thiếu nhi trong hè. Chiến dịch đầu tiên năm 1999 do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức lấy tên Hoa phượng đỏ bởi hoa phượng từ lâu đã trở thành một biểu tượng đẹp và quen thuộc của mùa hè, của từng học sinh.

PV: Anh có thể kể vài nét về tình hình hoạt động của chiến dịch khi đó?

Anh Trần Thanh Hậu: Hồi đó, chiến dịch chỉ diễn ra ở 5 quận mới của thành phố: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức. Các quận này có diện tích rộng nhưng thiếu nhiều điểm tổ chức sinh hoạt, vui chơi giải trí cho thanh niên, thiếu nhi, cũng như đời sống nhân dân còn nghèo nên việc quan tâm giáo dục, chăm lo học tập, vui chơi cho thiếu nhi còn hạn chế. Hơn 500 chiến sĩ đã cùng nhau tổ chức các nội dung chăm lo cho thiếu nhi: sân chơi thiếu nhi, hội thi, dạy chữ, vận động học bổng, góp sách; các hoạt động giáo dục truyền thống, tuyên truyền lao động công ích… Chỉ 22 ngày diễn ra nhưng những việc mà các chiến sĩ làm được trong chiến dịch không hề nhỏ.

PV: Anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm sâu sắc trong chiến dịch Hoa phượng đỏ lần đầu tiên ấy?

Anh Trần Thanh Hậu: Đối với tôi và tất cả những chiến sĩ Hoa phượng đỏ năm ấy, đó là những ngày tháng đáng nhớ nhất. Các bạn bây giờ đã trưởng thành, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không ít bạn trở thành cán bộ Đoàn xuất sắc, chúng tôi gặp lại nhau và câu chuyện Hoa phượng đỏ vẫn thường xuyên được kể lại, trở thành kỷ niệm sâu sắc nhất của mỗi người. Đó là những lần các em đội mưa, đạp xe lên tận Thủ Đức sinh hoạt thiếu nhi, dạy chữ, Ban chỉ huy lo lắng phải cử người chạy theo. Những ngày đi vận động học bổng, quyên góp sách quên cả ăn, những chiếc ba lô con cóc vẫn hồn nhiên trên đồng ruộng, trên sân cát, trên bục giảng. Rồi những ngày họp mặt, ai cũng đen nhẻm, gầy hơn, thương lắm nhưng em nào cũng nhoẻn miệng cười, rắn rỏi và đáng yêu lắm. Có em mê quá nhưng gia đình không cho đành nhờ Ban chỉ huy và cả một đội chiến sĩ đến nhà thuyết phục ba mẹ. Có lẽ điều làm tôi nhớ nhất là hơi ấm tình đồng đội, nghĩa tình của những người dân ở vùng đất mới, ánh mắt tha thiết của các em, những mảnh đời bất hạnh đang chờ đợi chúng tôi trở lại.

PV: Như vậy, chắc hẳn anh cũng có những cảm xúc riêng khi Hoa phượng đỏ trở lại?

Anh Trần Thanh Hậu: Có chứ! Vui và hi vọng nhiều lắm! Kết thúc chiến dịch năm ấy, BCH chiến dịch tổng kết, đưa ra nhận định chiến dịch đã rất thành công và quyết định duy trì, tiếp tục tổ chức chiến dịch Hoa phượng đỏ hè năm 2000 với quy mô rộng hơn [tất cả các trường THPT tham gia], thời gian dài hơn [2 tháng]. Nhưng đến năm 2000, Hoa phượng đỏ được sát nhập với Mùa hè xanh, tiếc lắm! Tiếc một phong trào mang màu sắc riêng cho đoàn viên học sinh THPT. Tôi vẫn tin rằng, Hoa phượng đỏ sẽ thu được những thành công rất riêng mà không hẳn chiến dịch hay phong trào nào khác có được.

Phỏng vấn anh Đào Thanh Lâm – Phó ban Thiếu nhi trường học - Chỉ huy phó chiến dịch Hoa phượng đỏ 2007

PV: Xin chào anh! Được biết, hè 2007 này, chiến dịch Hoa phượng đỏ được tách riêng với CD Mùa hè xanh thành một phong trào cho học sinh THPT, anh có thể cho biết rõ hơn về chiến dịch lần này?

Anh Đào Thanh Lâm: Hoa phượng đỏ là một trong những nội dung hoạt động trong kế hoạch Hè của Ban Thường vụ Thành Đoàn TP.HCM. Năm nay, Hoa phượng đỏ được tách riêng nhằm phát huy tinh thần tình nguyện của đoàn viên giáo viên, học sinh trong các trường THPT và thanh niên địa bàn dân cư cùng tham gia hoạt động hè, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội tại thành phố. Đây sẽ là một hoạt động mang đậm màu sắc riêng, một dấu ấn riêng của học sinh THPT.

PV: Ban chỉ huy chiến dịch đã có kế hoạch tổ chức những hoạt động gì để tạo được dấu ấn riêng cho Hoa phượng đỏ?

Anh Đào Thanh Lâm: Trước hết đó là mục đích tạo môi trường cho đoàn viên, giáo viên, học sinh rèn luyện, tìm hiểu, trao đổi giao lưu, học tập kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động Đoàn và phong trào trong trường học. Theo đó, đối tượng tham gia là đoàn viên, giáo viên, học sinh các Trường THPT, Trường Mầm Non, Tiểu học, THCS, còn ĐVTN địa bàn dân cư đóng vai trò là lực lượng đối ứng trong tổ chức thực hiện các nội dung trong chiến dịch. Khác với Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ chỉ triển khai ở 24 quận huyện để phù hợp với đối tượng tham gia, đồng thời thí điểm tổ chức đội hình tình nguyện của học sinh THPT tại 5 huyện ngoại thành. Các bạn cũng sẽ có đồng phục riêng, tham gia thực hiện các nội dung: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè và chăm lo cho thiếu nhi; Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; Các hoạt động tuyên truyền, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội…

PV: Trở lại sau 8 năm sát nhập, BCH chiến dịch có đưa ra chỉ tiêu hoàn thành?

Anh Đào Thanh Lâm: BCH cũng đã có những bước cân nhắc và đưa ra một số chỉ tiêu phù hợp: vận động 15.000 sách truyện, tạp chí cho thanh thiếu nhi vùng sâu, vùng xa; tặng 5 căn nhà tình bạn, 50 xe đạp cho học sinh, thiếu nhi khó khăn ở 5 huyện ngoại thành. Mục tiêu lớn nhất là tạo môi trường rèn luyện lành mạnh cho học sinh tham gia, góp phần cùng xã hội giải quyết những vấn đề còn nan giải ở độ tuổi các em. Khi tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ, các em không chỉ có được niềm vui khi làm được nhiều điều có ích mà các em còn được trực tiếp hưởng lợi ích từ những việc mình làm, trực tiếp được tham gia vào các sân chơi, các hoạt động bổ ích. Đặc biệt, Hoa phượng đỏ cũng sẽ trở thành một biểu tượng, một công trình ghi danh học sinh THPT cũng như Mùa hè xanh đối với sinh viên vậy. Từ các hoạt động có ích mà mình làm được, bản thân các em sẽ trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động.

PV: Hiện nay công tác triển khai và thực hiện như thế nào, thưa anh?

Anh Đào Thanh Lâm: Chiến dịch sẽ được diễn ra từ 15/6 đến 15/7/2007, BCH cấp thành đã triển khai nội dung chung cho các Quận, Huyện Đoàn. Các quận, huyện sẽ chỉ đạo, hướng dẫn xuống các trường tham gia trên địa bàn thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. Như vậy hình thức triển khai sẽ là: BCH cấp thành chỉ đạo chung, các quận huyện Đoàn chủ động quá trình thực hiện và các trường quyết định hiệu quả thu được, ở các cấp sẽ có sự thống nhất, đảm bảo tính xâu chuỗi, hỗ trợ lẫn nhau đem lại hiệu quả cao nhất.

Xin cám ơn các anh! Chúc cho Hoa phượng đỏ 2007 sẽ gặt hái được nhiều thành công.

MINH NGUYỆT

Video liên quan

Chủ Đề