Chỉ định lâm sàng thuốc là gì

Chào mừng bạnđến với Đại Học California San Francisco! Tại đây, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những phương pháp mới nhằm phòng ngừa và chữa trị bệnh. Để thực hiện điều này, các nhà khoa học của chúng tôi sử dụng một loại nghiên cứu gọi là thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để xem phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn cho người không.

Là một trung tâm nghiên cứu có tầm vóc quốc tế, UCSF có hàng trăm thử nghiệm lâm sàng. Nhiều thử nghiệm được thực hiện tại Trung Tâm Y Tế của UCSF, một trong những bệnh viện tốt nhất trong nước.

Trang web này cung cấp cho quý vị thông tin về các thử nghiệm đang được thực hiện tại UCSF. Trang web này cũng ghi rõ cách liên hệ với các nhóm đang thực hiện những thử nghiệm dành cho những đối tượng mới tham gia.

Sự an toàn của bệnh nhân luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong các thử nghiệm lâm sàng tại UCSF. Các nhà nghiên cứu của chúng tôi tuân theo các quy định nghiêm ngặt từ Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ [NIH]. Quý vị có thể muốn tham khảo thêm thông tin về các thử nghiệm lâm sàng từ NIH để xem liệu các thử nghiệm lâm sàng có phù hợp với quý vị hay người thân hay không. Xin lưu ý rằng các thử nghiệm chỉ được trình bày bằng tiếng Anh.

Trang web này bao gồm thông tin từ UCSF, ClinicalTrials.gov, và các nguồn khác.

Ai Có Thể Tham Gia

  • Những đối tượng cần cho thử nghiệm cần phụ thuộc vào mỗi thử nghiệm và những câu hỏi mà thử nghiệm đang tìm cách giải đáp.
  • Những đối tượng ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, hoặc các nhóm sắc tộc đều có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng.
  • Một số đối tượng khỏe mạnh, đồng thời, những đối tượng khác có thể đang mắc bệnh.

Tình Nguyện Viên Khỏe Mạnh

Tình nguyện viên khỏe mạnh là người không có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nào.

  • Một số thử nghiệm lâm sàng lựa chọn các tình nguyện viên khỏe mạnh.
  • Tình nguyện viên khỏe mạnh thường không nhận được lợi ích trực tiếp về sức khoẻ khi tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Tình Nguyện Viên là Bệnh Nhân

Tình nguyện viên là bệnh nhân là người được xác định có vấn đề về sức khoẻ. Người này có thể tham gia thử nghiệm lâm sàng để giúp các nhà nghiên cứu hiểu hoặc điều trị tình trạng bệnh lý đó.

  • Mặc dù người này có thể nhận được lợi ích trực tiếp về sức khoẻ khi tham gia nghiên cứu, nhưng lý do chính vẫn là giúp bác sĩ tìm hiểu liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không.
  • Thông thường trong các nghiên cứu Giai Đoạn I và II, người tham gia được nhận phương pháp điều trị mới.
  • Thông thường trong các nghiên cứu Giai Đoạn III, một số đối tượng tham gia được điều trị theo phương pháp mới và một số đối tượng khác vẫn tiếp tục phương pháp điều trị hiện tại.
    • Không có gì đảm bảo rằng người tham gia sẽ được dùng phương pháp điều trị này hay phương pháp điều trị kia vì máy tính đưa ra các quyết định một cách tình cờ [một cách ngẫu nhiên].
    • Điều này được thực hiện nhằm tạo ra sự đối chiếu công bằng giữa phương pháp điều trị mới và phương pháp hiện tại.

Tiêu Chí Lựa Chọn/Loại Trừ

Trước khi tham gia nghiên cứu, đối tượng phải đáp ứng các quy tắc lựa chọn. Các quy tắc này khác nhau tùy theo từng nghiên cứu. Thông thường, các quy tắc này dựa trên những thông tin như tuổi tác, giới tính, loại bệnh lý, thời gian mắc bệnh, liệu pháp điều trị trước đó, và các vấn đề y tế khác.

  • Tiêu chí lựa chọn" là các quy tắc chấp thuận đối tượng tham gia nghiên cứu.
    • Ví dụ, một nghiên cứu lâm sàng có thể cần lựa chọn những phụ nữ độ tuổi từ 65 trở lên.
  • “Tiêu chí loại trừ" là các quy tắc không chấp thuận đối tượng tham gia nghiên cứu.
    • Ví dụ, nếu một người có vấn đề sức khỏe nhất định nào đó, thì người đó không thể tham gia vào một nghiên cứu lâm sàng cụ thể.

Những quy tắc này không phải đẻ khước từ bất cứ một cách cá nhân nào. Chúng được sử dụng để tìm kiếm những đối tượng có thể được hưởng lợi và tránh những người có thể bị tổn thương khi tham gia nghiên cứu, và giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm thông tin họ cần.

Thử nghiệm hoạt động như thế nào

Thử nghiệm lâm sàng là một loại hình nghiên cứu liên quan đến phương pháp điều trị và con người. Các thử nghiệm lâm sàng giúp các nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi như:

  • Phương pháp điều trị hoặc thiết bị y tế mới có an toàn không?
  • Phương pháp điều trị mới có làm đúng những gì cần phải làm không?
  • Phương pháp điều trị mới có tốt hơn phương pháp điều trị hiện tại không?
  • Những bệnh nhân nào được hưởng lợi nhiều nhất với phương pháp điều trị mới?

Các thử nghiệm có thể có hoặc không có hỗ trợ cho những người không nói tiếng Anh. Hãy hỏi nhóm nghiên cứu xem liệu một người trong gia đình hoặc người thân có thể đi cùng quý vị không hoặc họ có các tài liệu đã dịch có sẵn chưa.

Kỳ vọng/ Các bước tiếp theo

Nếu quý vị quan tâm đến một thử nghiệm lâm sàng tại UCSF, quý vị sẽ:

  • Tìm kiếm thử nghiệm phù hợp với quý vị trên trang web. Thêm cả ngôn ngữ của quý vị vào nội dung tìm kiếm thử nghiệm ví dụ: "Bệnh Tiểu Đường bằng tiếng Tây Ban Nha"
  • Sử dụng trang web này để cho nhà nghiên cứu biết rằng quý vị đang quan tâm đến nghiên cứu.
  • Nhà nghiên cứu sẽ liên hệ với quý vị bằng cách sử dụng thông tin liên lạc quý vị cung cấp,
  • Nhà nghiên cứu sẽ cho quý vị biết thêm về nghiên cứu
  • Quý vị có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào cho nhà nghiên cứu.
  • Nhà nghiên cứu sẽ hỏi quý vị một số câu hỏi xem liệu quý vị có hội đủ điều kiện không, nghĩa là quý vị là loại đối tượng tham gia cần cho nghiên cứu này không.
  • Nếu quý vị hội đủ điều kiện và vẫn muốn tham gia, nhà nghiên cứu sẽ ghi danh quý vị.
  • Quý vị sẽ xem xét và ký vào một mẫu đơn chấp thuận.
    • Đơn chấp thuận nêu rõ các quyền của quý vị.
    • Đơn chấp thuận nêu rõ những lợi ích và bất lợi có thể có trong nghiên cứu.
    • Đơn chấp thuận nêu rõ những gì quý vị cần phải làm trong nghiên cứu.
    • Những điều cần làm này thường bao gồm các lần thăm khám tại UCSF để được điều trị và xét nghiệm.
    • Số lượng và loại hình thăm khám, xét nghiệm có thể khác nhau tùy vào từng nghiên cứu.
    • Quý vị có các quyền rõ ràng và có thể ngừng việc tham gia nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào vì bất kỳ lý do nào. Xin đọc thêm về các quyền của quý vị.

Thông Tin Bổ Sung về các Thử Nghiệm Lâm Sàng

Các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện theo các bước gọi là các giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm câu trả lời cho một câu hỏi khác nhau. Mỗi giai đoạn cần một tập hợp đối tượng tham gia khác nhau, do đó, ở một thời điểm mỗi đối tượng chỉ được phép tham gia một thử nghiệm.

  • Giai Đoạn I: Liệu có an toàn không?
    • Đây là lần đầu tiên phương pháp điều trị mới được thử nghiệm trên người nên không có nhiều người tham gia.
    • Mục đích chính là đánh giá xem phương pháp điều trị này có an toàn không.
    • Những đối tượng trong các nghiên cứu Giai Đoạn I có thể khỏe mạnh hoặc đang mắc bệnh.
  • Giai Đoạn II: Liệu có hiệu quả không?
    • Sau khi phương pháp điều trị được kiểm chứng là an toàn, thì nghiên cứu Giai Đoạn II được thực hiện để xem phương pháp điều trị đó có hiệu quả không.
    • Các nghiên cứu Giai Đoạn II thường có nhiều người tham gia hơn các nghiên cứu Giai Đoạn I.
  • Giai Đoạn III: Liệu có tốt hơn những phương pháp hiện tại?
    • Nghiên cứu Giai Đoạn III so sánh phương pháp điều trị mới với phương pháp điều trị hiện tại để xem xét phương pháp nào an toàn hơn và hiệu quả hơn.
    • Nghiên cứu Giai Đoạn III có số lượng người tham gia lớn, có khi lên tới hàng ngàn người.
    • Sau khi nghiên cứu Giai Đoạn III cho thấy phương pháp điều trị đó là an toàn và hiệu quả, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm [FDA] sẽ xem xét phê duyệt.
  • Giai Đoạn IV: Điều gì khác có thể xảy ra?
    • Sau khi FDA phê duyệt và phương pháp điều trị được áp dụng, các nhà nghiên cứu có thể tiến hành một nghiên cứu Giai Đoạn IV.
    • Các nghiên cứu Giai Đoạn IV đánh giá xem phương pháp điều trị có hữu ích đối với các tình trạng bệnh khác hay có những vấn đề lâu dài không.

Có hai loại nghiên cứu lâm sàng chính:

  • Nghiên cứu quan sát là trường hợp mà nhà nghiên cứu không thực hiện tác động y tế liên quan đến nghiên cứu nào. Bệnh nhân được điều trị dựa trên các quyết định lâm sàng thông thường nếu cần. Đối tượng trong các nghiên cứu này được theo dõi trong một khoảng thời gian và nhóm nghiên cứu thu thập và xem xét dữ liệu về những đối tượng tham gia.
  • Thử nghiệm lâm sàng can thiệp là trường hợp mà nhà nghiên cứu thực hiện tác động để ngăn ngừa, tìm hiểu rõ hơn hoặc điều trị một căn bệnh. Họ thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả của một loại thuốc mới hoặc phương pháp điều trị khác. Các thử nghiệm lâm sàng can thiệp tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt về bảo vệ bệnh nhân.

Để biết thêm thông tin về các thử nghiệm lâm sàng nói chung, xin xem các trang web này của UCSF và Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ.

Mục lục bài viết

  • 1. Dược lâm sàng là gì?
  • 2. Nội dung hoạt động dược lâm sàng
  • 3. Mức độ tác động của dược sĩ lâm sàng
  • 4. Triển khai hoạt động dược lâm sàng
  • 5. Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng
  • 6. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dược lâm sàng
  • 7. Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực dược

Căn cứ pháp lý:

- Luật dược năm 2016;

1. Dược lâm sàng là gì?

Theo Luật dược năm2016: Dược lâm sànglà hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

Mục tiêu chung của các hoạt động Dược lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm

- Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.

- Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.

- Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân.

2. Nội dung hoạt động dược lâm sàng

Điều 80 Luật dược năm 2016 quy định về nội dung hoạt động dược lâm sàng bao gồm:

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2022 ? Thời hạn chứng chỉ hành nghề dược ?

- Tư vấn trong quá trình xây dựng danh Mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm Mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.

- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.

- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.

- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

3. Mức độ tác động của dược sĩ lâm sàng

Các hoạt động dược lâm sàng có thế tác động đến việc dùng thuốc đúng ở 3 mức độ khác nhau trước, trong và sau khi kê đơn.

Trước khi kê đơn:

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

- Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.

- Dược sĩ lâm sàng cũng liên quan đến các hoạt động của thử nghiệm lâm sàng ở các mức độ khác nhau như tham gia vào hội đồng đạo đức; vào giám sát thử nghiệm; vào sự phân phối và chuẩn bị các thuốc thử nghiệm.

Trong khi kê đơn:

- Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng.

- Dược sĩ lâm sàng giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác thuốc, các phản ứng bất lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc [giải thích thêm của người dịch: như chỉ định-lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, tương tác thuốc, cách dùng thuốc…].

- Dược sĩ lâm sàng lưu ý đến liều lượng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp cần phải giám sát điều trị.

- Dược sĩ cộng đồng cũng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc OTC [thuốc không cần kê đơn].

Sau khi kê đơn:

- Sau khi đơn thuốc được kê, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò chính trong giao tiếp và tư vấn bệnh nhân.

- Dược sĩ có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn.

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục mở hiệu thuốc, quầy thuốc tây mới nhất hiện nay

- Là thành viên của một nhóm đa chuyên khoa, dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa “bệnh viện đến cộng đồng” và ngược lại, bảo đảm tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.

4. Triển khai hoạt động dược lâm sàng

- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại Điều 80 của Luật dược.

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật dượccụ thể như sau:

+ Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;

+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

- Chính phủ quy định việc tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân.

5. Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng

Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

>> Xem thêm: Tư vấn hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược ? Có được làm lại chứng chỉ hành nghề dược ?

- Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;

- Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và Điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;

- Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;

- Tham gia xây dựng hướng dẫn Điều trị chuẩn; danh Mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;

- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;

- Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

>> Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược và mở quầy thuốc tư nhân ? Quy chế hành nghề dược ?

- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dược lâm sàng

- Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực phù hợp cho hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; ưu tiên tuyển dụng dược sỹ chuyên khoa dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

- Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực cho cơ sở đào tạo dược sỹ chuyên khoa dược lâm sàng của Nhà nước; ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí đối với người học chuyên khoa dược lâm sàng.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo dược sĩ làm công tác dược lâm sàng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dược lâm sàng.

7. Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực dược

Các hành vi bị cấm bao gồm:

- Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.

- Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa Điểm kinh doanh dược đã đăng ký.

- Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại Khoản 26 Điều 2 của Luật dược và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng Mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.

- Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh Mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;

+ Thuốc thử lâm sàng;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;

+ Thuốc thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;

+ Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;

+ Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.

- Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.

- Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại Khoản 3 Điều 61 của Luật dược.

- Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật dược.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.

- Quảng cáo trong trường hợp sau đây:

+ Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

+ Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;

+ Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

- Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.

- Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.

- Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

- Xuất khẩu dược liệu thuộc danh Mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

LUẬT MINH KHUÊ [Tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề