Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024

Cô Cornelia đang dạy các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp và giải thích nguyên lý “chân, thiện, nhẫn” cho trẻ em ở Sarnath, Ấn Độ. Ảnh chụp vào mùa đông năm 2020. Những trẻ em này đến từ các gia đình nghèo tại các khu phố ổ chuột và các ngôi làng ở miền bắc Ấn Độ. Các em đang theo học tại một trường tiểu học tình thương ở Sarnath. (Ảnh: Epoch Times)

Trong 15 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô Cornelia Ritter đến từ Thụy Sĩ đã kiên trì nói sự thật về Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Malaysia và các quốc gia khác, cũng như phơi bày cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong quá trình đó, cô đã hình thành mối liên kết sâu sắc với người dân Ấn Độ, và truyền đạt sự thật tới các giáo viên và học sinh ở đất nước này.

Tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ

Năm 2007, cô Cornelia đặt chân đến Ấn Độ lần thứ ba. Một năm sau đó, cô bất ngờ gặp lại một phụ nữ người Đức tên là Christiane Teich (còn được gọi là Chris). Cô Cornelia từng gặp cô Chris ở Ấn Độ vào năm 1997, và lần đó cô được biết cô Chris đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công).

Khi lần đầu tiên cô Cornelia học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp do cô Chris hướng dẫn, cô cảm thấy cơ thể mình được thanh lọc một cách mạnh mẽ. Ngạc nhiên trước hiệu quả này, cô quyết định tiếp tục tập luyện.

Vào ngày thứ ba, cô Cornelia đã mua những cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp là “Chuyển Pháp Luân” và “Pháp Luân Công.” Cô dành vài giờ mỗi ngày để đọc và nhanh chóng nhận ra đây chính là điều mà cô muốn tìm kiếm. Cô thực lòng yêu thích “chân, thiện, và nhẫn.”

Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992. Đây là một phương pháp tu luyện truyền thống của Phật gia dựa trên những nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Vì những cải thiện đáng kể về tinh thần, thể chất, và đạo đức mà môn tu luyện mang đến cho người học, nên Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút hơn 100 triệu người thực hành tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Kể từ đó, cô Cornelia không chút do dự bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tính đến nay đã được 15 năm.

Lòng cảm ân sâu sắc

Cô Cornelia sinh năm 1968, sống gần hồ Constance tại Thụy Sĩ. Cô lớn lên trong một gia đình có tín ngưỡng Cơ đốc giáo nhưng cởi mở với các tôn giáo khác. Năm 16 tuổi, cô đã đọc “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử và cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điều này giúp cô hiểu biết thêm về tư tưởng phương Đông. Cô đã tập karate trong bảy năm, cũng từng thử tập thái cực quyền và khí công.

Từ khi còn nhỏ, cô đã có ấn tượng tốt về người Tây Tạng. Ở Thụy Sĩ, cô từng tham dự các buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Phật tử Tây Tạng đến từ Ấn Độ. Cô đã đọc một số sách của Phật giáo Tây Tạng, có được một số linh cảm và cảm hứng, nhưng cô biết rằng mình không thể hiểu sâu hay bước vào pháp môn này. Cô không hiểu ngôn ngữ Tây Tạng, và cũng không có một vị thầy nào có thể hướng dẫn cô.

Cô từng cho rằng học tập và kiến thức là mục đích sống của mình, nên cô không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân. Cô từng là giáo sư toán tại một trường học ở Thụy Sĩ. Sau vài năm công tác, cô muốn thử trải nghiệm những hướng đi khác trong cuộc sống. Sau khi nghỉ việc dạy học vào năm 2006, cô bắt đầu đi du lịch ở ngoại quốc và hy vọng tìm được một nơi thích hợp để định cư.

Sau đó, cô đã sống ở Hy Lạp một năm, rồi đến Ấn Độ vào năm 2007. Năm 2008, cô gặp lại cô Chris, và như đề cập ở đầu bài, cô đã tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp vào thời điểm đó.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô nhận ra sự hiểu biết trước đây của cô về nhân sinh còn rất hời hợt, chỉ có Pháp Luân Đại Pháp mới đem việc tu luyện thể chất và tinh thần kết hợp lại một cách hoàn hảo.

Cô Cornelia nói: “Tôi ý thức được Pháp Luân Đại Pháp sâu sắc và vĩ đại như thế nào. Môn tu luyện này hướng dẫn mọi người sống một cuộc sống chân chính. Tôi có thể đắc được Đại Pháp, nội tâm tôi vô cùng biết ơn.”

“Tôi cảm thấy tôi luôn chờ đợi Đại Pháp. Tôi sẵn sàng bước đi trên con đường này và nỗ lực chăm chỉ vì nó.”

Truyền đạt sự thật

Năm 2008, trong thời gian cô Cornelia sống cùng cô Chris, cô Chris thường xuyên tổ chức ngày thông tin Pháp Luân Đại Pháp ở Ladakh, miền bắc Ấn Độ. Cô Cornelia cũng tham gia, quan sát cách cô Chris giới thiệu Pháp Luân Công cho mọi người đồng thời phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ. Nơi này gần với Trung Quốc, mặc dù người dân đã biết về những hành động tàn ác của ĐCSTQ thông qua chuyện đảng này gây hấn ở biên giới Trung-Ấn và đàn áp người Tây Tạng, nhưng họ vẫn chưa có nhận thức sâu hơn về bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Cô Cornelia đã tìm hiểu thêm về bản chất của ĐCSTQ và lịch sử xấu xa của nó. “Sau Đệ nhị Thế chiến, người dân Đức và Thụy Sĩ đều biết câu nói ‘never again’ (điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa), tức là sẽ không cho phép những tội ác như việc Đức quốc xã giam giữ người Do Thái trong các trại tập trung và sát hại tập thể xảy ra. Bây giờ tôi được biết ĐCSTQ đang giam giữ các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong các trại tập trung và thu hoạch nội tạng của họ. Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phơi bày tội ác của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại vô nhân đạo này.”

Khoảng ba tuần sau, cô Cornelia tạm biệt cô Chris và trở về căn nhà thuê của mình ở Dharamsala, miền bắc Ấn Độ. Cô nói với chủ nhà (một người Tây Tạng) về chuyện Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại. Vị chủ nhà cho biết ông đã từng xem đoạn video ngày 04/06/1989 cách đây không lâu và nhận ra ĐCSTQ quá tàn ác với chính người dân của mình. Ông cho rằng người dân Tây Tạng càng không có hy vọng.

Cô Cornelia bắt đầu in ấn các tài liệu chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp và phân phát cho người dân ở Dharamsala. Không lâu sau, cô đi đến miền nam Ấn Độ. Tại đây, cô và các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác cùng nhau luyện công, phân phát tài liệu và đến trường học tổ chức các lớp học Pháp Luân Đại Pháp.

Tháng 02/2009, cô đã đến Đài Loan để xem Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, một loại hình nghệ thuật sân khấu do các học viên Pháp Luân Đại Pháp sáng tác với sứ mệnh khôi phục văn hóa truyền thống 5,000 năm của Trung Hoa. Sự kiện này rất có ý nghĩa với cô, giúp cô hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Sau khi trở về từ Đài Loan, cô Cornelia đến Malaysia và sống trong một căn chung cư cùng hai người mẹ đến từ Trung Quốc và con trai nhỏ của họ. Cả hai người mẹ đều tu luyện Pháp Luân Công và phải đào thoát khỏi Trung Quốc. Mỗi ngày họ đều đến trung tâm thành phố Malacca để luyện công trong vòng hai giờ. Khi gặp khách du lịch người Trung Quốc thì họ phát tài liệu, nói với những người đó sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với môn tu luyện này.

Du khách người Hoa cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô Cornelia tập Pháp Luân Đại Pháp. Hóa ra người ngoại quốc cũng tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, chẳng phải điều này khác với những gì mà ĐCSTQ tuyên truyền hay sao?

Sau khi sống ở Malaysia được một năm, cô Cornelia đã tới New York. Cô sống ở Flushing trong ba tháng. Hằng ngày, cô nói sự thật với người dân tại quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Trong 7 năm từ năm 2012 đến năm 2020, cô Cornelia đã sống ở khu phố Tàu tại San Francisco. Cô thường tận dụng ngày nghỉ của mình để phân phát tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp cho người dân.

Khi cô gặp người Trung Quốc, cô thường nói với họ bằng tiếng Hoa: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Rất nhiều trường hợp, họ cảm thấy kinh ngạc và tiếp nhận tài liệu mà cô tặng.

Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Khi cô Cornelia sống ở khu phố Tàu tại San Francisco, cô thường phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Đại Pháp cho du khách và người dân địa phương ở cổng khu phố Tàu. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)
Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Tháng 12/2010, tại Hoa Thịnh Đốn, cô Cornelia tham gia một cuộc kháng nghị ôn hòa, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)
Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Năm 2010, cô Cornelia đã tham gia lễ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” cùng các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác tại một công viên ở Manhattan, New York. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)

Truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ

Cô Cornelia đã dùng kỳ nghỉ của mình để đến Ấn Độ ba lần vào năm 2016, 2017, và 2020. Cô cùng cô Chris đến thăm các trường học và có nhiều hoạt động truyền đạt sự thật cho các em học sinh và giáo viên.

Năm 2016, cô Cornelia và cô Chris đi du lịch tới miền bắc Ấn Độ trong bốn tuần. Người dân ở đây có nhiều điểm tương đồng với người Mông Cổ về đặc điểm ngoại hình, văn hóa, và ngôn ngữ. Họ rất hiếu khách, và đều nhận tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp. Cả hai cô gặp gỡ rất nhiều người trên đường phố. Ngoài ra, hai cô còn đến thăm các quan chức chính phủ, luật sư nhân quyền, nhà hoạt động xã hội và hiệu trưởng các trường học, v.v.

Họ đã đến thăm một nhà hoạt động xã hội nữ rất có ảnh hưởng ở địa phương. Khi cô ấy nghe nói về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống, cô nóng lòng muốn nhận những cuốn sách như “State Organ” (Nội tạng Nhà nước) của ông David Matas và ông David Kilgour, “The Slaughter” (Đại Thảm Sát) của ông Ethan Gutmann, cùng các cuốn sách và đĩa CD khác. Đồng thời, cô cũng ký vào bản kiến nghị phản đối nạn thu hoạch nội tạng sống gửi lên Liên Hiệp Quốc.

Họ đã đến nhiều trường học ở địa phương để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp. Hoàn cảnh ở những nơi đó khiến cô Cornelia rất vui và cảm động sâu sắc.

Do thời tiết nóng ẩm và địa điểm tập trung đông đúc, nên ban đầu mọi người cảm thấy bồn chồn, tư tưởng phân tán, nhưng sau khi được các học viên hướng dẫn các bài công pháp, họ bình tĩnh lại và trở nên rất tập trung.

Khi nghe nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ, họ vô cùng chuyên chú, có em học sinh còn rơi nước mắt.

Hiệu trưởng các trường rất cảm ơn vì những gì mà cô Cornelia và cô Chris đã làm. Có người viết rằng: “Tôi chân thành chúc Pháp Luân Đại Pháp mọi điều tốt đẹp nhất trong tương lai. Cầu mong Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục phát triển và biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn!”

“Thế giới ngày nay đầy rẫy những áp lực và căng thẳng. Bạo lực và bức hại tràn lan. Tất cả những điều này khiến tâm hồn của người trẻ tuổi bối rối và xáo trộn. Họ thực sự cần được giúp đỡ. Vào thời điểm như vậy, Pháp Luân Đại Pháp đã đến với họ!”

Một quan chức chính phủ rất xúc động trước chuyến hành trình của cô Cornelia và cô Chris, nói rằng: “Cảm ơn các bạn đã đến tận nơi này của thế giới.”

Năm 2017, cô Cornelia và cô Chris đã đến Ladakh, vùng đất cao nhất phía bắc Ấn Độ với độ cao 3,500 mét. Họ phân phát tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Đại Pháp ở đó. Người dân địa phương có ấn tượng rất tốt về Pháp Luân Đại Pháp và họ chấn động trước cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Các cô đã đến trường học để tổ chức các lớp hướng dẫn luyện công. Truyền hình địa phương phát sóng các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp do học sinh của một trường học ở thị trấn Leh, vùng Ladakh, biểu diễn. Rất nhiều người xem qua vô tuyến. Người chủ khách sạn nơi các cô trú ngụ nói rằng ông cũng đã xem chương trình truyền hình này vào đêm hôm trước.

Cô Cornelia và cô Chris cũng đến thăm các bệnh viện, phòng khám, gặp gỡ chính trị gia, tòa án, và thư viện địa phương, v.v. Có người còn đem tài liệu mà các cô tặng về văn phòng và phân phát cho các đồng nghiệp khác; có người thì mang tài liệu đến những nơi khác để phân phát.

Cô Cornelia cho biết hành trình của họ đôi khi gặp rất nhiều khó khăn, ví như thời tiết xấu, đi lại khó khăn, tài liệu cần mang quá nặng, v.v. nhưng họ luôn khích lệ nhau rằng: “Cố lên nhé.”

“Nhìn thấy mọi người hiểu về Pháp Luân Đại Pháp, cũng như lòng biết ơn và sự ủng hộ của họ đối với chúng tôi. Với tôi, đó là một nguồn động lực. Cho dù gặp khó khăn nào, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tiến về phía trước.”

“Mọi người nên được biết về những gì đang diễn ra dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Nếu chúng ta không ngăn chặn đảng đó, cuộc đàn áp này sẽ xảy ra trên toàn thế giới, bởi vì ĐCSTQ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Mỹ và toàn cầu. Trách nhiệm của chúng ta là ngăn chặn tội ác của ĐCSTQ.”

Năm 2020, cô Cornelia lại đến Ấn Độ một lần nữa. Cô dự định ở lại đây nửa năm và cùng cô Chris đến trường học để truyền sự thật. Tuy nhiên, vì các trường học ở Ấn Độ đóng cửa do dịch bệnh nên sau vài tuần, cô đã trở về Thụy Sĩ. Từ đó, cô làm công việc dạy học tại một trường học gần quê nhà.

Sau khi trở về Thụy Sĩ, cô Cornelia tích cực tham gia một loạt các hoạt động do các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thụy Sĩ, Đức, và Áo tổ chức để truyền đạt sự thật đến với mọi người và chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Vào một buổi sáng Chủ nhật năm 2017, các học sinh nội trú đã tập trung tại sân trường ở ngoại ô thị trấn Leh, Ladakh, Ấn Độ. Cô Cornelia hướng dẫn các em tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)
Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Vào mùa hè năm 2017, khi các Phật tử tổ chức các hoạt động truyền giáo, rất nhiều người dân địa phương và du khách đã đến một khu đất trống ở ngoại ô thị trấn Leh, Ladakh, Ấn Độ. Tại lối vào, cô Cornelia gửi cho họ những tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp bằng tiếng Tây Tạng. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)
Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Vào mùa hè năm 2017, trong chuyến đi kéo dài nhiều ngày ở vùng Ladakh của Ấn Độ, cô Cornelia và cô Chris đã đi từ Leh đến Dah, một ngôi làng ở thung lũng hẻo lánh. Sau khi luyện công cùng trẻ em ở đó, cô Cornelia đã giải thích cho các em về nguyên lý “chân, thiện, nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)
Chân thiện nhẫn hảo là gì năm 2024
Cô Cornelia (trái) và cô Chris (phải) đang hướng dẫn cho trẻ em ở Sarnath, Ấn Độ bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp, ảnh chụp vào mùa đông năm 2020. (Ảnh do cô Cornelia cung cấp)

Thăng hoa trong tu luyện

Nhìn lại con đường 15 năm tu luyện của mình, cô Cornelia rất biết ơn Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô tìm thấy mục đích sâu sắc hơn của nhân sinh. “Cuộc sống không phải là tình cờ, ngẫu nhiên, tùy ý. Tôi đã hiểu sâu sắc mục đích của mình trên thế giới này,” cô nói. “Tôi rất biết ơn Pháp Luân Đại Pháp vì đã cho phép tôi trở thành một người tốt, có một sức khỏe tốt và làm được những điều có ý nghĩa.”

Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2008, cô Cornelia đã tận tâm truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ ở ngoại quốc. Trong quá trình này, cô đã trải qua những thay đổi tích cực. Việc tham gia nhiều hoạt động của Pháp Luân Công giúp cô giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn.

Trong việc giảng dạy, sau khi nhận thấy mình còn thiếu kiên nhẫn với học sinh, cô đã cố gắng khắc phục, giải thích, và giúp đỡ học sinh nhiều hơn. Sau đó, những học sinh của cô trở nên có trách nhiệm hơn, các em thường hoàn thành bài tập đúng thời hạn và rất hòa đồng với cô.

Nhờ có cơ hội tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nên cô Cornelia học được rất nhiều điều hữu ích từ họ. Từ đó, cô có thêm nguồn cảm hứng, trau dồi kinh nghiệm tu luyện giúp bản thân đề cao, và cô rất biết ơn vì điều đó.