Cao huyết áp ảnh hưởng lên mạch máu nào năm 2024

Tăng huyết áp là vấn đề về sức khỏe rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh thường phát triển âm thầm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vậy tăng huyết áp là do những nguyên nhân nào? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?

1. Vì sao tăng huyết áp lại được đánh giá là tình trạng nguy hiểm?

Tình trạng cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn bình thường. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe nguy hiểm bởi những lý do sau đây:

Cao huyết áp ảnh hưởng lên mạch máu nào năm 2024

Nhiều người phát hiện bệnh tăng huyết áp khi khám sức khỏe định kỳ

- Không có biểu hiện rõ ràng: Ở giai đoạn đầu, tình trạng tăng huyết áp rất khó nhận biết vì không gây ra những triệu chứng rõ ràng. Rất nhiều trường hợp tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đã gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, đột quỵ,…

Khi bệnh tiến triển, tùy từng thể trạng sức khỏe, mức độ tăng huyết áp,… mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường xảy ra khi tăng huyết áp có thể kể đến như đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,…

- Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: Do khó phát hiện sớm nên nhiều người bệnh không được kịp thời điều trị và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

+ Thiếu máu cơ tim: Tăng huyết áp có thể khiến động mạch vành bị tắc nghẽn và giảm lượng máu truyền tới tim. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau ngực trái, cơn đau sẽ kéo dài từ 15 đến 20 phút và sau đó lan đến vùng cánh tay.

Cao huyết áp ảnh hưởng lên mạch máu nào năm 2024

Tăng huyết áp không điều trị có thể gây suy tim

+ Tăng nguy cơ đột quỵ: Khi huyết áp thường xuyên lên cao, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng phì đại thất trái, dẫn tới suy tim, tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Người bệnh cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Người bệnh cần lưu ý tránh làm việc quá sức, tránh bị sốc tâm lý vì đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

+ Các biến chứng nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, tình trạng xơ vữa động mạch, suy giảm thị lực và khả năng vận động,…

2. Tăng huyết áp là do những nguyên nhân nào?

Tăng huyết áp là do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Tăng huyết áp vô căn: Là những trường hợp bị tăng huyết áp mà không rõ nguyên nhân gây bệnh. Những bệnh nhân nằm trong nhóm này cũng chiếm tỷ lệ phổ biến nhất.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tăng huyết áp vô căn thường liên quan đến yếu tố gia đình, nghĩa là nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như bệnh tiểu đường, người nghiện thuốc lá, người ăn quá mặn, người bị thừa cân, béo phì, người ít vận động, thường xuyên gặp phải áp lực, căng thẳng,…

Cao huyết áp ảnh hưởng lên mạch máu nào năm 2024

Nhiều trường hợp bị tăng huyết áp mà không rõ nguyên nhân

- Tăng huyết áp thứ phát: Là những bệnh nhân được xác định rõ nguyên nhân gây ra tăng huyết áp và có thể điều trị hiệu quả nếu được nhận biết bệnh sớm. Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp là:

+ Người bệnh mắc phải các bệnh lý về thận, chẳng hạn như hội chứng thận hư, suy thận mạn tính, bệnh cầu thận,…

+ Các trường hợp mắc bệnh nội tiết như bệnh suy giáp hay cường giáp,…

+ Người mắc bệnh tuyến thượng thận: Đây là cơ quan có nhiệm vụ sản sinh ra các hormone có thể điều hòa nồng độ nước, muối và huyết áp. Vì thế, khi tuyến thượng thận có vấn đề thì có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp.

+ Do hội chứng ngưng thở khi ngủ.

+ Do tác dụng phụ của thuốc điều trị chẳng hạn như các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc tránh thai, hormone thay thế, thuốc có chứa corticoid dùng trong điều trị bệnh dị ứng, hen suyễn, viêm khớp, Lupus ban đỏ,…

+ Do bệnh tim bẩm sinh, thường gặp nhất là tình trạng hẹp eo động mạch chủ: Những trường hợp mắc phải căn bệnh này rất khó khăn để đo huyết áp và thường cần điều trị bằng cách phẫu thuật hay đặt stent lòng động mạch bị hẹp.

3. Phương pháp điều trị tăng huyết áp

Để điều trị tăng huyết áp, bác sĩ thường chỉ định người bệnh kết hợp các phương pháp điều trị như sau:

Cao huyết áp ảnh hưởng lên mạch máu nào năm 2024

Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

- Dùng thuốc:

Những bệnh nhân huyết áp cao thường cần điều trị thuốc liên tục. Nên uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối tránh tình trạng thấy huyết áp tăng mới dùng thuốc.

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh là:

+ Nhóm ức chế men chuyển: Tác dụng của những loại thuốc này là hạ huyết áp từ từ, tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, thường gặp nhất là tình trạng ho khan.

+ Thuốc lợi tiểu: Cũng được sử dụng trong điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ là rối loạn chuyển hóa và điện giải.

+ Nhóm chẹn kênh calci.

+ Nhóm chẹn beta giao cảm.

- Thường xuyên theo dõi huyết áp để phát hiện sớm những vấn đề bất thường và kịp thời xử trí.

- Xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học:

+ Người bệnh nên ăn nhạt và tránh các món ăn quá nhiều dầu mỡ, không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác,…

+ Nên tập thể dục mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe tim mạch, nếu đang thừa cân thì cần giảm cân theo phương pháp khoa học,…

+ Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức và kiểm soát tốt căng thẳng.

- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, hoạt động của mạch máu, nhận biết sớm những bệnh lý về tim mạch hoặc một số bất thường trong cơ thể do tăng huyết áp,… để tránh biến chứng nguy hiểm.

Để được tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề tăng huyết áp là do những nguyên nhân nào, cách khắc phục bệnh ra sao hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.

Mất máu ảnh hưởng đến huyết áp như thế não?

Mất máu có thể dẫn đến giảm huyết áp và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến máu và tim mạch là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mất máu và huyết áp giảm.

Huyết áp cao cơ ảnh hưởng như thế não?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hậu quả của việc tăng huyết áp là làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực, suy thận, đột quỵ,... Bệnh tăng huyết áp thường không có biểu hiện gì cho cho đến khi người bệnh nhập viện mới phát hiện mình bị bệnh.

Huyết áp tăng bao nhiêu thì nguy hiểm?

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp tăng cao là khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Khi chỉ số huyết áp cao 200 có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể với người bệnh.

Tại sao tăng huyết áp gây thiếu máu não?

Tình trạng tăng huyết áp khiến các mạch máu nhỏ trong não suy yếu và vỡ. Nếu gián đoạn lưu lượng máu đến não sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt.