Canh gà chữa thoái hóa cột sống cổ

SKĐS - TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam gợi ý 4 món ăn tốt cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống.

TS. Đậu Xuân Cảnh.

1. Thịt rắn

Theo TS. Đậu Xuân Cảnh, để điều trị bệnh xương khớp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống nói riêng thì thịt rắn là một trong những thực phẩm khá quan trọng. Dưới đây là công thức món thịt rắn vừa ngon miệng vừa có tác dụng chữa bệnh.

Nguyên liệu: ½ kg thịt rắn, 30 gram thiên niên kiện, 100 gram lá lốt, 30 gram trần bì, 30 gram đỗ trọng.

Cách chế biến: Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu trên. Nấu chung và hầm cho đến khi mềm nhừ. Nhấc nồi xuống và nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn món này khoảng 3 lần một tuần để mang lại tác dụng hiệu quả.

Công dụng: Thịt rắn có vị ngọt mặn, tính ôn thường được dùng để chữa các bệnh về thần kinh, tê liệt, đau nhức xương khớp, bán thân bất toại, đau lưng và chữa thoái hóa cột sống rất tốt.

Thịt rắn là món ăn tốt cho xương khớp.

Ngoài món ăn này thì người bệnh có thể uống khoảng 30ml rượu rắn mỗi ngày, trước khi đi ngủ để giúp chân tay bớt đau mỏi, giảm sưng viêm khớp. Những cách này chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

2. Xương dê hầm đỗ trọng

Nguyên liệu: Xương dê, đỗ trọng

Cách chế biến: Làm sạch xương dê. Sau đó hầm chung xương dê và đỗ trọng cho đến khi nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Mỗi tuần ăn từ 2 -3 lần, áp dụng thường xuyên trong một thời gian dài để thấy được hiệu quả như ý.

Công dụng: Xương dê giúp bổ thận, tăng cường gân cốt, trị các chứng phong thấp, đau lưng. Còn đỗ trọng là một trong những vị thuốc Đông y được dùng nhiều trong bài thuốc chữa thoái hóa cột sống, điều trị xương khớp giúp giảm các triệu chứng đau nhức, đau mỏi chân tay.

3. Gà hầm thuốc bắc

Nguyên liệu: ½ kg thịt gà non tơ hoặc gà ác đen, 5 gram tam thất, 10 gram kỷ tử, 10 gram long nhãn, 10 gram táo tàu.

Cách chế biến: Làm sạch thịt gà, cho vào hầm chung cùng các nguyên liệu còn lại. Hầm đến khi thịt gà chín nhừ thì nhấc xuống và nêm nếm gia vị. Chia thành 2 phần ăn trong ngày. Kiên trì thực hiện trong 1 tháng để thấy tác dụng tốt nhất cho xương khớp.

Công dụng: gà hầm thuốc bắc là món ăn giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, trị phong thấp, đau mỏi lưng, đầu gối, bổ gân cốt, chữa suy nhược và giúp cho người bệnh an thần.

4. Hàu

TS. Cảnh cho hay, hàu là một trong những thực phẩm chứa nhiều canxi, nên đặc biệt tốt cho xương khớp. Bạn có thể chế biến hàu thành nhiều món ăn như cháo hàu, hàu sống vắt chanh, hàu chiên trứng, hàu nướng mỡ hành,...

Mỗi tuần có thể ăn từ 3 – 4 lần các món hàu sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng loãng xương và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống.

Khi điều trị bệnh thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên có một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Vậy thoái hóa cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì?

1. Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

1.1. Thoái hóa cột sống ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Thoái hóa cột sống thường gặp ở vùng thắt lưng và vùng cổ. Càng nhiều tuổi thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh đó những trường hợp thừa cân, béo phì, những người thường xuyên lao động nặng, các trường hợp bị chấn thương cột sống, dị tật cột sống bẩm sinh,… cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên kiêng thực phẩm chế biến sẵn

Khi bị thoái hóa ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không thấy rõ triệu chứng. Nhưng càng về sau, biểu hiện bệnh càng rõ ràng và tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Họ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở các đốt sống bị thoái hóa, có thể kèm theo chóng mặt hoặc nhức đầu, một vài trường hợp có thể bị biến dạng cột sống.

Những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì sẽ đau nhức phần thắt lưng và giảm khả năng vận động ở phần này, khó gập và ngửa lưng ra sau. Các trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ thì sẽ thường xuyên đau mỏi cổ và nghiêm trọng hơn là không thể xoay hoặc ngửa cổ. Cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Những cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn tiền đình, mất khả năng vận động hay teo cơ.

1.2. Người mắc bệnh thoái hóa cột sống nên kiêng gì?

Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và các loại thực phẩm chế biến sẵn: Những trường hợp mắc bệnh về xương khớp nói chung và Thoái hóa cột sống nói riêng cần hạn chế những loại thực phẩm này vì nó có chứa nhiều Cholesterol khiến tình trạng viêm và thoái hóa thêm nghiêm trọng. Đặc biệt, những thực phẩm cay nóng còn làm tăng cơn đau nhức xương khớp.

Rượu bia không tốt cho xương khớp

Chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, thuốc lá, rượu bia,… không tốt cho sức khỏe và đặc biệt không tốt cho những người bị bệnh xương khớp.

Các loại đồ ăn nhiều đường fructozo và purin: Hai loại hợp chất này có trong thịt lợn muối, gan động vật, thịt xông khói, chim cút hay các loại thức ăn đóng hộp,… có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh xương khớp. Vì thế, bệnh nhân nên tránh xa các loại thực phẩm này.

Người bệnh nên tránh thực phẩm cay nóng

Như vậy bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi Bệnh thoái hóa cột sống không nên ăn gì. Vậy đâu là loại thực phẩm cần cho những đối tượng mắc bệnh. Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu thông tin ở phần sau của bài viết này.

2. Người mắc bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa. Dưới đây là một số thực phẩm tốt mà bạn cần phải bổ sung:

Đậu nành: Trong đậu nành có chứa Genistein và canxi rất tốt để tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, cũng như một số vấn đề về thoái hóa khớp.

Các loại thịt: Người bệnh thoái hóa cột sống nên bổ sung các loại thịt như thịt lợn, thịt bò và thịt gà,… Đây là thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều canxi, chondroitin và glucosamin kích thích hấp thụ các khoáng chất giúp xương chắc khỏe và hạn chế đau nhức xương khớp.

Nấm và mộc nhĩ: Loại thực phẩm này không thể thiếu trong gian bếp để các món ăn trở nên thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời chống lão hóa, giảm đau nhức do thoái hóa khớp nhờ các hợp chất kháng viêm, ngăn ngừa khô khớp. Đặc biệt mộc nhĩ có chứa polysaccharid giúp tăng sức đề kháng, chống viêm rất tốt.

Bổ sung đậu nành để tăng cường sức khỏe xương khớp

Đu đủ và đỗ đen: Đu đủ có chứa nhiều vitamin C ngăn ngừa oxy hóa và bảo vệ DNA tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp hiệu quả. Trong khi đó, đỗ đen chứa Anthocyanin giúp kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa.

Táo: Có chứa nhiều Quercetin giúp giảm đau và kháng viêm, bên cạnh đó còn kích thích sản xuất Collagen giúp khớp xương hồi phục nhanh. Nên lựa chọn những quả sẫm màu và nên rửa sạch, ăn cả vỏ vì vỏ táo tập trung nhiều chất dinh dưỡng.

Bông cải xanh: Chứa một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp làm tăng sức đàn hồi của mô và dây chằng, đồng thời còn kích thích tiết chất nhầy bôi trơn cho đầu khớp. Bên cạnh đó, tiêu thụ loại rau này còn giúp giảm sưng, giảm đau và chống loãng xương

Dầu Olive: Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung. Thực phẩm này có chứa nhiều axit béo omega - 3, polyphenol giúp giảm đau, sưng. Đặc biệt nó còn chứa nhiều oleocanthal có tác dụng chống viêm rất tốt.

Bên cạnh những thực phẩm kể trên, nhiều người bệnh cũng thắc mắc vậy thoái hóa cột sống uống gì để nhanh cải thiện bệnh. Câu trả lời là sữa và trà xanh. Sữa là có chứa rất nhiều canxi giúp xương chắc khỏe. Trong khi đó, trà xanh có chứa Flavonoid và một số hoạt chất chống oxy hóa để cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên tắm nắng để cơ thể tăng cường tổng hợp vitamin D nhờ ánh nắng và từ đó chuyển hóa canxi thành canxi giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

Không chỉ chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, người bệnh còn cần phải chăm chỉ vận động, lựa chọn những bài tập phù hợp để bệnh sớm được cải thiện. Nên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe xương khớp.

Nếu muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy nhấc máy và gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được đặt lịch sớm. MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín và có đội ngũ bác sĩ hàng đầu về xương khớp vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ tại đây.

Chủ Đề