Cn văn hóa du lịch ra làm gì

Văn hóa Du lịch là ngành học tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề văn hóa, lịch sử, con người,… của một khu vực, một quốc gia. Trong một vài năm trở lại đây; sự cởi mở trong du lịch giữa các quốc gia khiến cho văn hóa của các khu vực cũng được quan tâm nhiều hơn. Từ đây; ngành Văn hóa Du lịch đặc biệt được chú ý. Dưới đây sẽ là những thắc mắc liên quan đến ngành Văn hóa Du lịch.

Những thắc mắc liên quan đến ngành Văn hóa Du lịch

Ngành Văn hóa Du lịch là gì?

Hiểu được ngành Văn hóa Du lịch là gì? chính là bước đầu tiên để bạn biết được mình có phù hợp với ngành học này không. Văn hóa Du lịch chính là tiếp cận văn hóa từ du lịch còn được gọi là Văn hóa du lịch. Những người làm du lịch khai thác các giá trị của văn hóa và biến nó thành sản phẩm du lịch văn hóa để cung cấp cho khách du lịch.

Tác giả Dương Văn Sáu xem các giá trị văn hóa là sản phẩm văn hóa; do đó ông có lập luận như sau: “Khi đưa các sản phẩm văn hóa vào trong kinh doanh du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch đã ra đời khoa học Văn hóa du lịch. Trong hệ thống các sản phẩm được sinh ra từ văn hóa, Văn hóa du lịch là một khoa học mang tính đặc trưng, nổi trội của du lịch Việt Nam, của Văn hóa Việt Nam.

Học gì với ngành Văn hóa Du lịch?

Khi theo học ngành Văn hóa Du lịch sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực văn hóa, du lịch từng vùng miền ở nước ta và trên thế giới, đi thực tế và thực hành khả năng giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình tổ chức các hoạt động giao lưu về văn hóa – du lịch, học về các loại hình và sản phẩm văn hóa.

Ngoài ra; khi học ngành Văn hóa Du lịch sinh còn có thêm kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng vào các hoạt động du lịch như du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa tâm linh, tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch biển đảo, du lịch khám phá hang động, du lịch mạo hiểm…

Bên cạnh đó; sinh viên còn nâng cao các kỹ năng mềm và các phương pháp luận hữu ích thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học được triển khai trong suốt khóa học.

Khi theo học ngành Văn hóa Du lịch sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực văn hóa, du lịch

Tốt nghiệp ngành Văn hóa Du lịch làm gì?

Sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm ngành Văn hóa Du lịch rất đa dạng dành cho các bạn sinh viên; dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo:

– Làm việc tại các sở ban ngành như: Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch, thư viện, cơ quan báo chí, viện bảo tàng, văn phòng các cơ quan, đoàn thể thuộc khối hành chính, sự nghiệp.

– Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn.

– Nghiên cứu viên tại các viện thuộc lĩnh vực về ngôn ngữ, văn hóa, du lịch, các trung tâm nghiên cứu KHXH&NV ở trung ương và địa phương.

– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Những tìm kiến về ngành Văn hóa Du lịch

Ở trên chính là 3 thắc mắc được quan tâm nhiều nhất trong những tìm kiến về ngành Văn hóa Du lịch. Không chỉ có vậy; những câu hỏi liên quan đến ngành học này vẫn còn rất nhiều. Nếu từ những câu hỏi trên bạn cảm thấy bạn thực sự phù hợp thì thử tìm hiểu kỹ hơn xem sao.

Ngành Việt Nam học sẽ mang đến cho người học một bức tranh tổng thể về Việt Nam với những giá trị như sau:

Cung cấp cho người học hệ thống kiến thức sâu sắc và toàn diện về Việt Nam, giúp thấu hiểu các giá trị cốt lõi và bản sắc riêng của cá nhân, cộng đồng, đất nước. Từ đó, khiến mọi người có thái độ trân trọng và yêu quý Việt Nam hơn. Ở phương diện đối tượng của một ngành đào tạo, Việt Nam học là một trong những ngành có tính nhân văn cao cả.

Sự đặc sắc về cảnh quan của Việt Nam khiến cho đất nước này trở thành một điểm đến du lịch quyến rũ, có sức hút bậc nhất ở châu Á. Vì vậy, Việt Nam học còn là một hành trình vui chơi và khám phá qua quá trình học về hệ thống di tích danh thắng cùng những điểm đến du lịch nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước trong chương trình học.

Kết hợp với ngành Việt Nam học, phân môn Tiếng Việt cho người nước ngoài tại Khoa KHXH&NV – Duy Tân vừa là phương tiện, vừa là chìa khóa giúp bạn bè quốc tế có thể tiếp cận và thích ứng dễ dàng hơn khi đến Việt Nam. Nơi đây là địa chỉ học tập lí tưởng cho những ai có niềm say mê với Văn hóa Việt và mong muốn sinh sống – làm việc tại mảnh đất “Nghìn năm văn hiến”.

* Chương trình đào tạo

Ngành Việt Nam học, chuyên ngành Văn hóa Du Lịch sẽ đào tạo trên cơ sở chọn lọc, tích hợp nhiều điểm ưu việt của cả 2 hệ thống kiến thức Văn hóa và Du lịch; trang bị cho người học hệ thống kiến thức cốt lõi của chuyên ngành Việt Nam học trong bối cảnh ngành du lịch đang có bước phát triển mạnh ở Việt Nam; chú trọng gia tăng hàm lượng các môn kỹ năng, trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết; chú trọng gia tăng hàm lượng giảng dạy thực tế. Những chuyến đi thực tế tìm hiểu kiến thức môn học trên thực địa là đặc thù nổi trội của chương trình đào tạo Việt Nam học.

Hơn nữa, Việt Nam học là ngành học có tính liên ngành, đậm nét hàn lâm văn hóa. Xây dựng chương trình theo hướng ứng dụng với chuyên ngành Văn hóa - Du lịch, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về văn hóa, lịch sử của nhiều nền văn hóa muôn màu muôn vẻ khi khám phá hệ thống kiến thức và những trải nghiệm thực tiễn về: Văn hóa ẩm thực, Văn hóa ứng xử, giao tiếp, trang phục, âm nhạc, kiến trúc v…v… cùng với kỹ năng thiết thực, sát với định hướng nghề nghiệp ở lĩnh vực Văn hóa và Du lịch sau khi ra trường.

Để hoàn thành chương trình học Việt Nam học [chuyên ngành Văn hóa Du lịch] sinh viên cần phải tích lũy 132 tín chỉ [chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và các buổi sinh hoạt ngoại khóa khác]. Trong quá trình theo học, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa như: Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam, Văn hóa Làng và Du lịch bản làng, Tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam, Di sản mỹ thuật thế giới và Việt Nam; và các môn thuộc lĩnh vực du lịch như: Ẩm thực Việt Nam – lý thuyết và thực hành, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vu bàn, Tiếp thị du lịch, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch…

Điểm nhấn của ngành Việt Nam học, chuyên ngành Văn hóa Du lịch là chương trình tài năng tạo cơ hội cho sinh viên nhiều cơ hội trau dồi kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ nâng cao. Đặc biệt các em sẽ có cơ hội giao lưu với các bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau của khu vực Asean. Những hoạt động quảng bá văn hóa, điền dã, ngoại khóa sẽ giúp cho sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm và tăng cường hiểu biết nhiều nền văn hóa hết sức đa dạng của đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Ngoài ra, trong khung chương trình đào tạo ngành Việt Nam học còn có hệ thống những môn học đại cương, tạo nền nền tảng văn hóa, như: Tri thức triết học [trong các học phần Triết học và tư tưởng phương Đông, phương Tây]; Văn hóa tranh luận và phản biện [trong học phần Hướng Nghiệp 2, Logic học]; Văn hóa thực học và tinh thần học tập suốt đời [trong học phần Hướng nghiệp 1];Văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên và xã hội [trong học phần Môi trường và con người, Xã hội học đại cương, Lịch sử văn minh thế giới; Văn hóa đạo đức và chính trị [trong học phần Đạo đức nghề nghiệp; Hướng nghiệp 2, Các thể chế chính trị]; Tầm nhìn chiến lược, tự quản bản thân [trong Hướng nghiệp 2].

* Thời gian đào tạo: 4 năm [132 tín chỉ].

* Kỹ năng nghề nghiệp

- Có khả năng giao tiếp, kết nối và kỹ năng thuyết phục thu hút mọi người.

- Có khả năng vận dụng hiểu biết về văn hóa, lịch sử… vào trong vấn đề nhìn nhận, đánh giá các di sản vật thể và phi vật thể; nhìn nhận những vẫn đề xã hội theo hướng tiếp cận có chiều sâu; phát hiện những giá trị tiềm ẩn của cá nhân, tổ chức

- Có khả năng nhận ra trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, tuyên truyền quảng bá văn hóa dân tộc cho bạn bè quốc tế để tăng cường sự thấu hiểu hơn đối với Việt Nam.

- Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, thiết lập mục tiêu, kế hoạch và đáp ứng các nhiệm vụ.

- Có khả năng nghiên cứu điền dã, điều tra xã hội học để đưa ra những nhận định, phát hiện ở những lĩnh vực văn hóa, lịch sử….

- Có khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết bằng cách sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.

* Cơ hội việc làm

Việt Nam học [chuyên ngành Văn hóa Du lịch] là ngành học có cơ hội nghề nghề nghiệp rộng mở, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể như:

- Hướng dẫn viên du lịch

- Điều hành tour

- Thiết kế, tổ chức sự kiện

- Quản lý buồng, phòng, … trong các khu resort, khách sạn, nhà hàng

- Làm việc tại các, ban phòng phụ trách văn hóa các cơ quan, Hội Văn hóa Dân gian các khu vực, vùng miền

- Làm việc ở các tổ chức văn hóa ở các tổ chức quốc tế, các TC CP & phi chính phủ

- Một nhà nghiên cứu văn hóa độc lập hoặc các tổ chức có tính chất nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực văn hóa

Chủ Đề