Nghị quyết hướng dẫn luật tố tụng hành chính mới

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,33,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,45,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,

Ngày 30/6/2016, Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính.

1. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính

Theo Nghị quyết số 02/2016 thì kể từ ngày Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 [hoặc Luật tố tụng hành chính 2015 đối với vụ việc hành chính] có hiệu lực thi hành thì áp dụng các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị quyết 103/2015 [hoặc Nghị quyết 104/2015] để giải quyết, trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 [Luật tố tụng hành chính 2015] thì áp dụng từ ngày 01-01-2017.

2. Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016

- Từ ngày 01/7/2016, thẩm quyền và trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/7/2016 sẽ áp dụng theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Luật tố tụng hành chính 2015.

- Bên cạnh đó, Nghị quyết 02/NQ-HĐTP quy định đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực trước ngày 01-7-2016 mà kể từ ngày 01-7-2016 mới bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì căn cứ để kháng nghị thực hiện theo Điều 326 và Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 [hoặc Điều 255 và Điều 281 Luật tố tụng hành chính 2015 đối với vụ việc hành chính].

- Với trường hợp tại khoản 2 Điều 215 Luật tố tụng hành chính 2010 mà chưa bị kháng nghị giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực.

3. Áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính

- Thời điểm phát sinh tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Ngày khởi kiện, ngày yêu cầu được xác định theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

- Thời điểm phát sinh vụ án hành chính là ngày khởi kiện, ngày khởi kiện được xác định theo Luật tố tụng hành chính 2015.

- Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Ngoài ra, Nghị quyết số 02 còn hướng dẫn áp dụng pháp luật về án phí trong giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn; áp dụng pháp luật về thẩm quyền trong giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình.

Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 01/8/2016.

Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/06/2016 hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Luật tố tụng hành chính mới nhất đang áp dụng năm 2023 là Luật Tố tụng hành chính năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019.

\>>> Xem thêm: Văn bản hợp nhất Luật Tố tụng hành chính mới nhất [Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH năm 2019]

2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tố tụng hành chính mới nhất

Văn bản hướng dẫn Luật Tố tụng hành chính mới nhất bao gồm:

- Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính.

- Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

- Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Luật tố tụng hành chính.

- Công văn 18/UBTVQH14-TP năm 2016 hướng dẫn thực hiện Điều 60 Luật tố tụng hành chính.

- Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.

- Công văn 55/TANDTC-PC năm 2018 về tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành.

3. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Luật Tố tụng hành chính

- Luật Tố tụng hành chính quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

- Luật Tố tụng hành chính góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.

[Điều 1 Luật Tố tụng hành chính năm 2015]

4. Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Luật Tố tụng hành chính

Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Luật tố tụng hành chính được quy định tại Điều 2 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 như sau:

- Luật Tố tụng hành chính được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hành chính trên lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật Tố tụng hành chính được áp dụng đối với hoạt động tố tụng hành chính do cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.

- Luật Tố tụng hành chính được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì nội dung vụ án hành chính có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề