Cần làm gì de xây dựng hệ thống chính trị

XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH – SỰ PHÁT TRIỂN MỚI VỀ TƯ DUY NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ THỜI KỲ MỚI

Thành tố đầu tiên của chủ đề Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Quan điểm chỉ đạo thứ năm về công tác xây dựng Đảng nêu rõ phải: “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.

Ngày đăng : 27/09/2021 Xem với cỡ chữ

Bản in

Như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chính thức khẳng định một quan điểm, một chủ trương mới của Đảng là phải gắn liền xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị, nói cách khác, xây dựng Đảng và xây dựnghệ thống chính trị là một chỉnh thể đặc điểm liền với nhau.

Đây chính là sự thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng về vị trí, mối quan hệ, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới. Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng xuất phát từ những yêu cầu nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận

- Do vai trò, nhiệm vụ của đảng cộng sảncầm quyền và hệ thống chính trị

Khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; Nhà nước tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua chức năng quản lý Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội vận động thành viên, hội viên, đoàn viên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình. Tất cả hợp thành một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất, không thể có Đảng trong sạch, vững mạnh khi các tổ chức khác trong hệ thống chính trị không trong sạch, vững mạnh. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống thực chất cũng là góp vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng.

- Do bản chất của xây dựng hệ thống chính trị

Bản chất hệ thống chính trị XHCN của nước ta là công cụ thực hiện sự thống trị của giai cấp công nhân, do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thiết lập nên. Một mặt nó phục vụ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, về tổ chức, nó là những tổ chức của Đảng và một bộ phận lớn thành viên của hệ thống chính trị chính là đảng viên của Đảng. Bởi vậy, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cũng chính là góp vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Do đặc điểm của Đảng và xây dựng Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, một bộ phận lớn đảng viên của Đảng trở thành cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị XHCN; một phần lớn hệ thống tổ chức của Đảng được thiết lập bên trong và tương ứng với hệ thống tổ chức của các tổ chức trong hệ thống chính trị, do đó, giữaxây dựng Đảng và xây dựnghệ thống chính trị XHCN có mối quan hệ chặt chẽ tự nhiên với nhau, nó vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện cho nhau. Muốn xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; ngược lại, muốn xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh thì cần phải xây dựng trong sạch, vững mạnh.

+ Thứ hai, về mặt thực tiễn

Thực tế công tácxây dựng Đảng đã luôn có yêu cầu gắn liền, đi đôi với xây dựnghệ thống chính trị và ngược lại. Ở đâu, khi nào có sự gắn liền này thì thành công và tách rời, xem nhẹ mặt nào đó sẽ không thể có kết quả tốt đẹp. Thực trạng vừa qua đã có không ít cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật do coi thường các nguyên tắc xây dựng Đảng là minh chứng cho yêu cầu phải gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị và ngược lại.

Từ kinh nghiệm thực tiễn đó và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi phải gắn liền và đòi hỏi đồng thời làm tốt xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đang đặt ra, cần thực hiện tốt các nôi dung sau:

Một là, tuyên truyền quán triệt tốt chủ trương mới này của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị về việc gắn liền xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị. Cần lưu ý chữ “và” hàm nghĩa là xây dựng Đảngphải đồng thời, phải đi liền với xây dựnghệ thống chính trị và phải coi trọng cả 2 công tác này.

Hai là, trong hoạt động xây dựng Đảng phải luôn tính đến xây dựng hệ thống chính trị tương ứng, phải bảo đảm xây dựng Đảng luôn gắn với xây dựnghệ thống chính trị; các nhiệm vụ, giải pháp phải đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ giữa xây dựng Đảng và xây dựnghệ thống chính trị.

Ba là, mặt khác, trong xây dựng hệ thống chính trị nói chung, xây dựng mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị nói riêng phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; phải gắn với xây dựng Đảng, không được tách rời, biệt lập việc xây dựng tổ chức của mình, đưa ra những biện pháp, những quy định trái với đường lối, chủ trương, quy định của Đảng.

Bốn là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, “đầu tư" cho xây dựng Đảng thế nào thì cũng phải quan tâm cho xây dựng hệ thống chính trị tương ứng./. Tân Linh

Lê Thùy Trang

Lần xem: 1123

Go top

Bài viết khác

Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn

Theo Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển, nước ta có 612 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển. Theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền, nước ta có 435 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới đất liền, trong đó có 416 xã biên giới. Các xã khu vực biên giới được ví là “phên giậu của quốc gia”, là khu vực có vị trí quan trọng về kinh tế, có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhưng lại là nơi có hệ thống chính trị cơ sở và trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp so với các vùng khác trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ đội Biên phòng, trong tổng số 1.029 xã, phường ở khu vực biên giới có đồn biên phòng công tác có tới 338 xã đặc biệt khó khăn được hưởng Chương trình 135; tỷ lệ nghèo còn trên 30% [nhiều nơi 60%- 80%][1]. hệ thống chính trị ở khu vực biên giới, đặc biệt ở cấp xã vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở các xã biên giới, nhưng nhìn chung hệ thống chính trị địa bàn này chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra, thể hiện ở năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành của tổ chức đảng, chính quyền còn nhiều vấn đề bất cập, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều xã biên giới còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, chưa tập hợp được nhân dân và phát huy dân chủ ở cơ sở; trình độ, năng lực công tác của cán bộ cơ sở còn hạn chế; nhiều thôn, bản thuộc một số tỉnh biên giới còn tồn tại tình trạng “trắng đảng viên”, không có chi bộ…

Trước yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ phát triển toàn diện địa bàn biên giới trong thời kỳ mới, việc xây dựng, củng cố HTCT ở các xã biên giới là vấn đề mang tính khách quan, cấp thiết. Đây là cơ sở để phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của tổ chức đảng, chính quyền ở các xã biên giới, phát huy nội lực và sức dân ở địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Để góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã biên giới nước ta, trong thời gian tới cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chủ trương, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về đầu tư phát triển địa bàn biên giới nói chung, tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã biên giới nói riêng.

Đây là giải pháp hết sức quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức và hành động giữa các lực lượng trực tiếp là hệ thống chính trị và nhân dân các tỉnh có biên giới trong quá trình tham gia xây dựng hệ thống chính trị các xã biên giới. Trước hết, cần quán triệt tốt các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, đặc biệt là những văn bản trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn biên giới cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các cấp ở các tỉnh có biên giới. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới đội ngũ cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, các lực lượng và nhân dân về Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX ngày 18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ “Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020”, các đề án, chương trình, kế hoạch tăng cường cán bộ cho hệ thống chính trị các xã biên giới… Trên cơ sở đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong thực hiện quan điểm, chính sách, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước đối với địa bàn biên giới, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân khu vực biên giới đối với nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở địa phương. Hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về quan tâm đầu tư phát triển địa bàn biên giới, trong đó tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã biên giới. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các chủ thể trong hệ thống chính trị để huy động có hiệu quả các nguồn lực nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã biên giới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Hai là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các xã biên giới, nhất là những cán bộ chủ chốt.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các xã biên giới chỉ có thể hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao khi có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ tương ứng với cương vị đảm nhiệm. Do đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, trực tiếp là hệ thống chính trị cấp tỉnh và cấp huyện phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các xã biên giới, tập trung vào các phẩm chất như hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; nhiệt tình, trách nhiệm với sự phát triển của địa bàn biên giới; không quản ngại khó khăn gian khổ… Đồng thời, cần coi trọng tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các xã biên giới gắn với từng cương vị, chức trách được phân công.

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biên giới cần phối hợp, nâng tầm lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, lực lượng trong tỉnh để bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cơ sở nói chung, hệ thống chính các xã biên giới nói riêng. Trong công tác tập huấn, bồi dưỡng, bên cạnh kiến thức về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cần đặc biệt lưu ý tới kiến thức về công tác xây dựng Đảng, công tác lãnh đạo, quản lý nhất là về quản lý kinh tế, tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thôn bản, các kiến thức về dân tộc, quản lý hoạt động tôn giáo… Các lực lượng có trách nhiệm cần làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính các xã biên giới, giúp họ phấn đấu, rèn luyện có đủ tài và đức hoàn thành chức trách, cương vị được phân công, qua đó đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng, củng cố hệ thống chính cơ sở ở địa bàn biên giới.

Ba là, đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực về đảm nhiệm các vị trí chủ chốt ở các xã biên giới.

Trong điều kiện đội ngũ cán bộ của hệ thống chính nhiều xã biên giới còn thiếu, trình độ, năng lực còn bất cập, hạn chế thì việc tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực về cơ sở tham gia xây dựng hệ thống chính cơ sở ở địa bàn biên giới là rất cần thiết và đã cho thấy tính hiệu quả trong thực tiễn. Hiện nay, cùng với việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án đưa 600 trí thức trẻ ưu tú về đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã đặc biệt khó khăn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm mô hình này ở nhiều xã biên giới, trong đó ưu tiên lựa chọn trí thức trẻ là người địa phương, am hiểu địa bàn, phong tục tập quán đồng bào các dân tộc nhưng phải đủ phẩm chất, năng lực và được đào tạo, đã tốt nghiệp đại học, có kiến thức cơ sở về chính trị, xã hội và quản lý kinh tế. Mặt khác, đối với các xã biên giới có hệ thống chính cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cần tiếp tục thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới về tăng cường cán bộ biên phòng cho các xã biên giới và đưa việc thực hiện các chương trình này đi vào chiều sâu. Thực tế cho thấy đến cuối năm 2016, Bộ đội Biên phòng đã cử 308 cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới thuộc 22 tỉnh, trong đó có 259 người giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính cơ sở[2]. Hoạt động của đội ngũ cán bộ biên phòng tăng cường ở nhiều xã biên giới đã thực sự phát huy hiệu quả, mang lại những chuyển biến rõ rệt trong lãnh đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị của hệ thống chính cơ sở ở địa phương. Nhiều cán bộ biên phòng tăng cường đảm nhiệm chức danh chủ chốt ở các xã biên giới đã phát huy tốt lợi thế am hiểu địa bàn, tiếng nói, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thực hiện tốt cương vị, chức trách được phân công trong hệ thống chính các xã biên giới, được địa phương và nhân dân tín nhiệm.

Bốn là, quan tâm bảo đảm chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở các xã biên giới và coi trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố hệ thống chính cơ sở ở địa bàn biên giới.

Với đặc thù các xã biên giới chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đặc biệt khó khăn nên đời sống của nhân dân nói chung và cán bộ trong hệ thống chính cơ sở ở địa bàn biên giới nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính các xã biên giới cần coi trọng việc bảo đảm chính sách cho đội ngũ cán bộ này. Trong điều kiện hiện nay, trước hết cần đảm bảo tốt chế độ, tiêu chuẩn về tiền lương, phụ cấp và các chế độ, tiêu chuẩn khác như văn hóa tinh thần, báo chí... cho đội ngũ cán bộ xã biên giới nhất là những cán bộ chủ chốt theo quy định. Các tỉnh vùng biên giới cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa bàn để có chính sách hỗ trợ kinh phí kịp thời cho cán bộ các xã biên giới, nhất là những cán bộ phải thường xuyên đi công tác trong điều kiện địa bàn rộng, giao thông khó khăn. Đối với cán bộ tăng cường về đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở các xã biên giới, hệ thống chính các cấp cần phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện một số chính sách động viên như: hỗ trợ đất đai, nhà ở; tạo điều kiện học tập thuận lợi cho con cái... giúp họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với địa phương, tạo động lực để cổ vũ tính tích cực, năng động, sáng tạo trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh công tác bảo đảm chính sách cần phải coi trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố hệ thống chính ở các xã biên giới. Đây là biện pháp thiết thực giúp hệ thống chính các tỉnh có biên giới và các lực lượng có liên quan phát huy những mặt mạnh, kịp thời tìm ra những mặt yếu kém, bất cập từ đó có phương hướng khắc phục nhằm phát huy vai trò chủ thể trong tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính cơ sở ở địa bàn biên giới, góp phần xây dựng biên giới vững mạnh đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển đất nước trong tình hình mới./.

ThS. Nguyễn Ngọc Dung - Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

--------------------------------

Ghi chú:

[1] Số liệu tổng hợp của Phòng Vận động quần chúng - Cục Chính trị, Bộ đội Biên phòng năm 2013.

[2] Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Báo cáo tình hình và kết quả vận động quần chúng năm 2016.

tcnn.vn

Video liên quan

Chủ Đề