Thứ tục đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà

Ngày mới sinh bé Bon, mình cũng ngờ nghệch khoản này lắm các mẹ ạ! Nuôi con nhỏ mà chẳng biết kiêng kỵ điều gì, cứ theo cảm hứng mà làm. Lúc nói chuyện với mấy bà chị gái luôn bị chê là "đoảng" nên mình mới bắt đầu thay đổi dần. Tìm hiểu thì mới biết, mặc dù đó chỉ là những quan niệm xưa, mang tính tâm linh thôi nhưng tất cả các mẹ đều nên nắm rõ để có cách chăm sóc con phù hợp nhé! 1. Dấu nhọ nồi, con dao và đôi đũa Theo quan điểm dân gian, khi đưa trẻ sơ sinh từ bệnh viện về [hay mỗi lần đưa bé ra khỏi nhà], bố mẹ cần bôi nhọ nồi lên trán trẻ. Đông thời, người mẹ vừa ẵm con, vừa cầm con dao nhỏ với đôi đũa trong tay. Ngày nay, không phải nhà nào cũng có nhọ nồi nên các bà mẹ trẻ đã sáng tạo bằng cách chấm vết son tròn vào giữa trán [ấn đường] của con trước khi đưa con đi đâu đó. Các nhà nghiên cứu tâm linh giải thích rằng, việc làm này được coi là đánh dấu đứa trẻ và hồn phách của bé đã vào làm con trong gia đình, ma quỷ không được phép "bắt" đi. Đặc biệt, người đón đứa trẻ khi về nhà phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, sống có đạo đức, dễ gần... với mong muốn sau này em bé lớn lên cũng sẽ được hưởng phúc lành đó, là người khôn khéo, khỏe mạnh, sống có tâm, có đức... 2. "Trộm vía" Nhiều người đến thăm bé mới sinh muốn khen bé xinh xắn, bụ bẫm… thì phải có thêm từ "trộm vía". Ví dụ: Trộm vía, em bé đáng yêu quá. Theo quan niệm dân gian, nếu khen trẻ mà không nói "trộm vía" là “quở quang”, sẽ làm cho trẻ phát triển theo chiều hướng ngược lại với lời khen như lười bú, đau ốm. Việc này khoa học cũng chưa lí giải được, còn mọi người cũng chỉ làm theo quan niệm dân gian truyền miệng, để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đứa trẻ. 3. Người "dữ vía" không nên đến gần trẻ Khi gặp người lạ hoặc ai đó đến thăm mà sau đó em bé quấy khóc, không sao dỗ được thì các cụ gọi đó là người "dữ vía". Nguyên do nữa là một số người vô ý, sau khi đi dự đám tang, hay ở nghĩa trang hoặc đi làm việc tâm linh về chưa tắm giặt, thay quần áo để tẩy sạch âm khí, đã... tiện đường qua thăm, chơi với gia đình trẻ. Nhìn thấy trẻ đáng yêu, hoặc lấy lòng bố mẹ trẻ đã bế, ôm hôn trẻ… cũng khiến trẻ khóc quấy hơn. Tùy vùng mà người ta xử lý hiện tượng này theo cách khác nhau. Có vùng dùng chiếc áo tơi cũ [loại áo đan bằng lá cọ để đi mưa] đốt cháy để "đốt vía". Có vùng đốt vía bằng cách lén ném đóm cháy trước mặt người lạ, hoặc khi người lạ đi rồi khua đóm bên cạnh trẻ. Hoặc dùng nón cũ, mê cũ, chổi cũ... đốt vía cho mẹ bế trẻ bước qua lửa 3 lần, rồi hơ đuổi vía dữ khắp phòng trẻ, vừa hơ vừa nói "vía lành thì ở, vía dữ thì đi". Như thế thì trẻ sẽ thôi khóc. Về khoa học, các mẹ cũng nên tránh cho bé tiếp xúc với người vừa đi đám ma về [mà chưa tắm rửa] để giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và con nhỏ. 4. Mặc đồ cũ "lấy vía" Đây là kiêng kỵ xuất phát từ những lí do khá thực tế. Bởi vì, người xưa ít khi được dùng vải tốt, mềm mại giá rẻ mà hầu hết chỉ có những vải dày, cứng, không hợp với làn da bé còn non nớt của trẻ, khiến trẻ bị dị ứng, khó chịu khi mặc. Vì vậy, các cụ luôn xin đồ cũ về cho con cháu mình mặc. Đặc biệt, món đồ này phải là của những em bé khỏe mạnh, dễ nuôi với mong muốn con cháu mình cũng được hưởng "vía" tốt đó. Thực ra, các mẹ có thể hiểu rằng, việc cho trẻ sơ sinh mặc đồ cũ cũng tốt hơn vì vải đã trơn mềm, trẻ mặc thấy dễ chịu hơn là đồ mới. 5. Không phơi quần áo của bé ban đêm Người xưa quan niệm, không phơi quần áo của bé ban đêm vì sợ "âm khí" sẽ ám vào, khiến trẻ bị ốm, quấy khóc. Mặc dù điều này chưa được khoa học lí giải nhưng các mẹ cũng không nên để quần áo của con nhỏ qua đêm ở ngoài trời. Lí do là vì sương đêm lạnh sẽ làm cho quần áo trẻ dễ bị ẩm mốc, không tốt cho sức khỏe. Nếu không may có con côn trùng nào bay vào còn khiến bé bị ngứa, dị ứng khi mặc. Tốt nhất, mẹ hãy tận dụng nắng để phơi quần áo cho con, đến chiều muộn nếu quần áo vẫn chưa khô thì nên mang vào nhà để sáng hôm sau phơi tiếp.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Chỉ cần nhìn vào đây là đủ biết bé khỏe hay ốm. Mẹ nào có con nhỏ thì vào đọc ngay nhé Con chỉ bú mẹ mà mũm mĩm, cứng cáp vượt chuẩn vì mẹ đã ăn cật lực 7 loại thực phẩm này Mẹ ỷ y chỉ là cảm cúm thông thường nào ngờ hậu quả đến nông nỗi này…

Nếu đây là lần đầu làm mẹ, mẹ không thể nào tránh khỏi cảm giác bàng hoàng và choáng ngợp khi chăm sóc bé. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh lần đầu, đêm đầu tiên có lẽ sẽ là một đêm mệt mỏi, đau nhức và có thể phải dùng đến thuốc giảm đau. Dù khó khăn đến mức nào, mẹ hãy cố gắng sử dụng thời gian này để nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy yên tâm rằng bé con của mình đã được sinh ra một cách khỏe mạnh và nằm trong vòng tay.

Mẹ cũng đừng ngần ngại hỏi về các vấn đề đang thắc mắc và gặp phải với các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi về nhà. Lời khuyên của các chuyên gia sẽ giúp mẹ dễ dàng chăm sóc bé sau này đấy.

Khi xuất viện cùng con, bố mẹ hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết [sổ sức khoẻ, lịch tiêm chủng, giấy khai sinh,..] cùng với một số loại thuốc nào đã được kê cho mẹ. Và trên đường đưa bé con trở về nhà, ba mẹ hãy sử dụng phương tiện ô tô để đưa cả mẹ và bé trở về nhà an toàn. Đừng quên dùng với một tấm chăn để giữ chúng ấm chúng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nhờ đến sự trợ giúp của ba, người thân trong gia đình hoặc người thân quen đã có kinh nghiệm đến đến ở cùng. Kinh nghiệm, kiến thức của họ sẽ hỗ trợ cho mẹ bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn khi chăm sóc bé. Đồng thời, mẹ bỉm sẽ có thời gian riêng tư với em bé.

 Đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà đôi lúc mẹ sẽ bị choáng ngợp, bỡ ngỡ và lúng túng khi chẳng biết xử trí và chăm sóc bé như thế nào là đúng cách. Và sự hỗ trợ từ người thân có lẽ là điều tuyệt vời nhất để giúp dễ dàng mẹ vượt qua thử thách nho nhỏ này. Tất nhiên, mẹ không nên cảm thấy quá căng thẳng hay mệt mỏi vì điều này. Bởi đây chính là điều mà tất cả các người mẹ phải trải qua một lần trong đời. 

Đêm đầu tiên sau khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà dường như sẽ là một đêm thật dài với mẹ đây. Mặc dù trẻ sơ sinh ngủ nhiều, thời gian sinh hoạt cũng rất khác với người lớn chúng ta. Bé có thể thức dậy nhiều lần trong ngày, thậm chí là ban đêm với các đợt ngắn hơn. Để đảm bảo mẹ có đủ sức khoẻ và không bị mất ngủ hoàn toàn thì hãy cố gắng chợp mắt ngủ bất cứ khi nào bạn có thể. Hoặc mẹ có thể nhờ người thân trông chừng bé để có thêm thời gian nghỉ ngơi và chợp mắt. 

Trong đêm đầu tiên này, mẹ bỉm đừng nghĩ quá nhiều về mọi thứ mà bạn cần phải cho ngày mai hay trong tuần. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến công việc mỗi ngày trở nên “chồng chất” trong tâm trí của bạn và dần biến thành gánh nặng khiến mẹ không thể chợp mắt được. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng thư giãn, suy nghĩ tích cực và ngắm nhìn thiên thần nhỏ của mình lớn lên từng ngày. 

Cách tốt nhất để vượt qua tuần đầu tiên sau khi đưa trẻ sơ từ viện trở về nhà ở nhà với trẻ sơ sinh là chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Ba mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng ba lẫn mẹ đã chuẩn bị tâm lý, kiến thức lẫn đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh [yếm, tã vải, bình sữa, băng rốn,..]. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dự trữ sẵn lương thực để công việc nhà để giảm bớt căng thẳng. Chính những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp tuần đầu tiên suôn sẻ hơn rất nhiều. Vì giờ đây, cuộc sống của bạn sẽ xoay quanh rất nhiều về đứa con bé bỏng của bạn.

Trên đây là một số điều mà ba mẹ cần lưu ý từ lúc chào đời cho đến đưa trẻ sơ sinh từ viện trở về nhà như thế nào cho đúng cách và hợp lý. Hãy ghi nhớ những điều này để giúp mẹ có thêm sức mạnh để vượt qua bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời một cách dễ dàng và êm mượt nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 27 tháng 10 năm 2021

Nuôi con sau khi sinh không phải là điều dễ dàng, nhất là thời điểm mới sinh con xong. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số mẹo nuôi con dễ đã được nhiều người áp dụng thành công để quá trình chăm con của mẹ trở nên “dễ thở” hơn

Con gái em năm nay đã được 2 tuổi rồi nhưng giờ mà nhớ lại những ngày đầu tiên chăm con em vẫn thấy khủng hoảng thật sự các mẹ ạ. Còn nhớ ngày đầu tiên bếcon về đến nhà, biết bao nhiêu điều đợi chờ, háo hức vì mình sắp được thể hiện bản năng làm mẹ của mình. Vậy mà sau những đêm con quấy khóc, con không chịu ngủ đã khiến em cảm thấy trầm cảm thực sự và lúc đó chỉ muốn nhét con chui vào trong bụng lại thôi. Thế rồi tự nhiên hôm đó chồng em đi làm về thấy mang một bịch tỏi, dâu tằm, rồi bồ kết về rồi nói:

6 mẹo hay dân gian để trẻ sơ sinh ẵm từ viện về nhà dễ nuôi sổ sữa mau lớn

Con khóc nhiều quá anh sót ruột lắm em! Hôm nay mấy chị trên cơ quan có chỉ cho anh cách chữa mẹo để con hết khóc. Hay giờ em để cho anh làm thử xem có hiệu quả không, chứ thấy con cả ngày cả đêm không ngủ, sức nào mà chịu nổi hả em.

Ban đầu em cũng không tin lắm đâu, nhưng để ý thấy đêm đó bé nhà em ngủ ngon hơn, không khóc hay khó chịu như mấy bữa trước nữa, em mừng thầm trong bụng mà không dám nói ra sợ mất thiêng, hihi. Nhân đây em cũng chia sẻ lên cho các mẹ nào đang rơi vào tình huống như em tham khảo và áp dụng xem sao nhé. Nhưng em nói trước mấy cái này cũng là mẹo dân gian thôi nha. Các mẹ cũng đừng lậm quá mà thành ra phản tác dụng ha!

Chọn người mát tay để bế con từ viện về nhà

Cái này em thấy nhiều mẹ áp dụng lắm nha, người được chọn để bế bé yêu về nhà phải là những người thật sự nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, đồng thời có cuộc sống hiện tại sung túc, có học thức. Cái này thực ra em thấy cũng là để trấn an các mẹ trong chặng đường nuôi con sắp tới đấy ạ

6 mẹo hay dân gian để trẻ sơ sinh ẵm từ viện về nhà dễ nuôi sổ sữa mau lớn

Chọn người tắm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh kỹ thuật chuyên môn, lựa Chọn người tắm cho trẻ sơ sinh còn đòi hỏi tình thương, sự âu yếm và trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như kinh nghiệm ứng dụng các phương pháp giáo dục sớm, vận động, phương pháp chăm sóc trẻ theo easy, hiểu biết về các loại vắc xin cùng phác đồ tiêm chủng, chỉnh khớp ngậm, có khả năng phát hiện sớm một số bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh như vàng da, viêm da, các vấn đề về rốn, vết mổ vết khâu tầng sinh môn của mẹ…

Trên đường từ bệnh viện về nhà

Khi đi đón mẹ từ viện về, bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ dấu vào người đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này. Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu con sơ sinh. Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt lắm ạ.

Khi trẻ mới sinh từ bệnh viện về nhà

Các mẹ nhớ đừng quên mẹo nuôi con nhàn tênh cực kì quan trọng này nhé, đây cũng là yếu tố quyết định đến việc trẻ có dễ nuôi hay không đó nha. Có 2 cách để đón trẻ mới sinh về nhà, cụ thể như sau:

  • Cách 1: Khi đưa con từ viện về, mẹ trải chiếu dưới đất cho con nằm đó 1 lúc rồi hãy cho con nằm giường nha. Làm vậy cho con dễ nuôi.
  • Cách 2: Khi từ bệnh viện về mẹ hãy đặt một quả dừa khô ở ngay cửa phòng và đá mạnh cho quả dừa lăn vào trong gầm giường. Làm vậy để giúp con ngủ ngon, ít quấy khóc

Treo tỏi trên đầu giường để bé ngủ ngon

Đây cũng là mẹo nuôi con dân gian được nhiều người áp dụng đấy các mẹ ơi. Sau khi cả 2 mẹ con đã về đến nhà để nằm cữ, mẹ nhớ dặn chồng treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con. Việc làm này theo quan niệm của ông bà xưa cho rằng củ tỏi xua đuổi tà khí, vong hồn sợ tỏi nên không dám đến gần quấy nhiễu bé. Đồng thời mẹ cũng đừng quên may một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé nha. Với hai mẹo nhỏ dùng tỏi này, bé sẽ ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, mà lại còn ít bệnh này bệnh nọ nữa đấy nha mẹ.

Xông phòng nếu bé bị khóc dạ đề

Trẻ khóc dã đề sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi vì lo sợ bé bị đau hoặc khó chịu chỗ nào, vì vậy nếu đã làm hết các mẹo trên mà bé vẫn còn quấy khóc, mẹ hãy bế bé tạm thời sang phòng khác. Sau đó nhờ chồng chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng. Theo quan niệm dân gian thì với cách này sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Tuy nhiên mẹ phải đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì mới được ẵm bé quay trở lại phòng nhé. Rất nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này, bảo đảm tối đó bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn.

Dâu tằm để bé ngủ ít giật mình

Bên cạnh những cách ở trên, mẹ cũng có thể nhờ chồng đi lấy 1 cành dâu tằm nhỏ [cành tươi càng tốt] để bé ngủ ngoan, ít giật mình hơn. Em cũng đã áp dụng thử cách này và hiệu quả lắm đó các mẹ ạ, thậm chí em còn treo ngay trước cửa 1 cành dâu tằm nữa cơ, cứ khi nào nó bị héo đi là em thay ngay một cành mới.

Những kinh nghiệm mà em chia sẻ về mẹo nuôi con ngoan, ít khóc ở trên chủ yếu là sưu tầm lại và có một số là mình cũng rút ra từ bản thân, không có một dẫn chứng khoa học nào có thể chứng minh. Tuy nhiên em nghĩ rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, dù sao cũng chẳng gây hại gì cho con thì mình cứ làm theo thôi các mẹ nhỉ.

                                                       BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤ

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: //bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Xem thêm:

Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa

ÁP XE VÚ Ở MẸ SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

MÁCH MẸ CÁC CÁCH TỰ CHỮA TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

CHÂM CỨU CHỮA TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI

ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

CHỮA TẮC TIA SỮA BẰNG XOA BÓP BẤM HUYỆT

TẮC TIA SỮA ĐẦU TI, DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ

TẮC TIA SỮA DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

CÁCH VỆ SINH ĐẦU NGỰC CHO MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI ĐỂ GIẢM TẮC TIA SỮA

Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp tác động cột sống

ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Video liên quan

Chủ Đề