Cafe được trồng nhiều nhất ở đâu

Ven vịnh Ghi-nê là nơi nổi tiếng về các cây công nghiệp:

Cà phê được trồng nhiều ở:

Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu:

Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là:

Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức:

Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm:

Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là:

Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là:

Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu:

Các hoạt động luyện kim màu, hóa chất phân bố chủ yếu:

Nguyên nhân các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là:

Cây Nho được trồng chủ yếu ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi do:

Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 19. Qua thời gian dài sinh tồn và phát triển mạnh mẽ, giờ đây cây cà phê đã mang lại những giá trị xuất khẩu to lớn cho người dân Việt Nam. Được biết Việt Nam đang nằm trong top những nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới. Như vậy ắt hẳn cây cà phê phải được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phân bố khu vực trồng cà phê tại Việt Nam nhé!

Sự phân bố khu vực trồng cà phê phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, gió, địa hình và đất đai. Cây cà phê thích hợp sống ở những vùng đất đồi núi cao [cao hơn mực nước biển khoảng 600 mét trở lên]. Việt Nam lại là đất nước có địa hình rất phức tạp. Vì vậy cây cà phê phân bố không đồng đều trên dải đất hình chữ S của chúng ta. Nó được trồng tập trung ở những vùng có nhiều đồi núi cao.

Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới

Những khu vực ít trồng cà phê

Ở Việt Nam bạn sẽ rất khó tìm thấy cây cà phê ở khu vực ven biển hay duyên hải Nam Trung Bộ. Cây cà phê rất kén môi trường sống, đặc biệt là điều kiện về gió. Những khu vực có gió khô, gió nóng sẽ không thể trồng cà phê. Chúng ta biết rằng vùng ven biển thì gió rất mạnh, không thích hợp với cây cà phê. Còn vùng duyên hải Nam Trung Bộ lại hay có gió Lào, do đó rất ít khi người ta trồng cà phê ở vùng này.

Cây cà phê thường không sống ở vùng đồng bằng

Bên cạnh đó, các khu vực như đồng bằng sông Hồng hay miền Tây Nam Bộ cũng rất ít khi xuất hiện cây cà phê. Bởi những khu vực này chủ yếu là đất phù sa. Mà phù sa thì không phải là loại đất yêu thích của cây cà phê.

Cà phê được trồng nhiều ở đâu?

Nói đến “đại bản doanh” của cây cà phê thì đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Đắk Lắk, Lâm Đồng. Trong đó vựa cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn nhất thế giới.

Tây Nguyên được trời ban cho đất đỏ bazan trù phú. Nói đến đất bazan ai cũng biết rằng đó là loại đất tốt, rất tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, và đặc biệt loại đất này rất dễ hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác Tây Nguyên lại là khu vực đồi núi cao [500-600 mét so với mực nước biển]. Nơi đây có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta.

Bạn có biết “thủ phủ cà phê” ở đâu không? Đó chính là Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột là một trong những vùng đất đầu tiên được người Pháp chọn để trồng và nhân giống cây cà phê. Trước khi lựa chọn Buôn Ma Thuột, người Pháp đã khảo sát rất kỹ vùng đất này, và thấy rằng đây là “thiên đường” để trồng cà phê. Từ thổ nhưỡng cho tới khí hậu, tầng phù sa cổ, và đặc biệt là địa hình đồi núi cao,…đều rất thích hợp với cây cà phê. Họ đã chọn Buôn Ma Thuột làm trung tâm và thực hiện chuyên canh giống cà phê Robusta trong bán kính 10km quanh Buôn Ma Thuột. Từ đó xây dựng nên những địa danh nổi tiếng về cà phê như Ea Kao, Cư Ebut, Tân Lập,… Để tăng độ mạnh của cà phê người ta thường tăng tỷ lệ giống Robusta khi sản xuất. Và Robusta ở vùng này luôn là lựa chọn được ưu tiên bởi nó rất thích hợp để làm điều đó.

Bên cạnh những điều kiện về khí hậu, địa hình,…thì Buôn Ma Thuột còn là địa danh có tầm quan trọng trong an ninh quốc phòng, vì thế rất được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Hiện nay sản lượng cà phê của Buôn Ma Thuột đang đứng đầu cả nước.

Ngoài Buôn Ma Thuột ở Đăk Lăk thì Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành ở Lâm Đồng cũng là những địa danh nổi tiếng về cà phê. Với độ cao trên 1500 mét so với mực nước biển, cùng nhiều điều kiện thuận lợi khác về khí hậu, những địa danh này trở thành nơi lý tưởng để trồng giống cà phê Arabica. Đặc biệt chất lượng hạt cà phê ở đây rất tốt, có thể nói ngon thuộc hạng nhất nhì thế giới.

Một khu vực khác cũng nổi tiếng không kém về cà phê. Đó là Khe Sanh thuộc tỉnh Quảng Trị. Mặc dù chất lượng cà phê ở đây không cao nhưng cũng góp phần làm phong phú cho cà phê nước nhà.

Ngoài ra cà phê còn được trồng khá nhiều ở một số khu vực khác không nổi tiếng lắm như Đắk Mil, Đắk Hà [thuộc tỉnh Đắk Nông], Gia Lai [cà phê Chư Sê],…

Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới

Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng địa hình nhiều đồi núi cao, Việt Nam thích hợp với sự phát triển của cây cà phê. Vì thế mà cà phê được phân bố ở khá nhiều vùng miền khác nhau trên dải đất hình chữ S. Mặc dù phân bố không đều nhưng có những vựa cà phê đem lại sản lượng thu hoạch mỗi năm rất lớn, giúp cà phê Việt Nam ghi danh trong bản đồ cà phê thế giới.

Người dân Tây Nguyên phơi cà phê sau khi thu hoạch. Ảnh: Trần Hoá

Câu 1: Tỉnh nào có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là "thủ phủ cà phê"?

a. Đăk Lăk

b. Đăk Nông

c. Lâm Đồng

Lê Nam [tổng hợp]

Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 19. Qua thời gian dài sinh tồn và phát triển mạnh mẽ, giờ đây cây cà phê đã mang lại những giá trị xuất khẩu to lớn cho người dân Việt Nam. Để giờ đây, Việt Nam đang nằm trong top những nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới. Và chắc chắn rằng tại Việt Nam cà phê được coi là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp.

Sự phân bố khu vực trồng cà phê phụ thuộc vào sự dung hòa giữa “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, mà trong đó địa lợi là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định, thúc đẩy cà phê Việt có những bước tiến nhảy vọt. Cây cà phê thích hợp sống ở những vùng đất đồi núi cao [cao hơn mực nước biển khoảng 600 mét trở lên]. Việt Nam lại là đất nước có địa hình rất phức tạp. Vì vậy cây cà phê phân bố không đồng đều trên dải đất hình chữ S của chúng ta. Nó được trồng tập trung ở những vùng có nhiều đồi núi cao.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên

Nói đến “đại bản doanh” của cây cà phê thì đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành [Lâm Đồng] và đặc biệt Buôn Ma Thuột [Đắk Lắk] – vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới.

Dải đất Tây Nguyên này hay còn gọi là Cao nguyên trung phần, may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú [2 triệu hecta, chiếm 60% đất bazan cả nước], có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62-65%… Bên cạnh đó, các cao nguyên này lại có độ cao khoảng 500 – 600 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên rất thích hợp với loại cà phê Robusta và một số loại cây công nghiệp khác. 

Tây Nguyên – vùng đất vàng cho hạt cà phê Việt

Buôn Ma Thuột là vùng đất có cà phê khá sớm ở Việt Nam. Trước đó, người Pháp đã khảo sát rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao, tầng phù sa cổ…mới chọn Buôn Ma Thuột là nơi chuyên canh cây cà phê Robusta, lấy Buôn Ma Thuột làm tâm trong vòng bán kính 10km trồng cà phê Robusta đều cho ra thể chất tốt, như  Ea Kao,  Etam, Tân Lập, Tân Hòa, Tân An,  Tân Lợi, Cư Êbur, và một số huyện khác: Cưmgar, Krong Ana… Robusta vùng này là loại thích hợp nhất để tăng độ mạnh của cà phê Espresso [gốc Milano] nhưng với một tỷ lệ ít.

Vốn là một trong tám đô thị loại một trực thuộc tỉnh, lại là thành phố chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia nên Buôn Ma Thuột được nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhiều mặt khác. Với sản lượng cà phê Robusta đứng đầu cả nước, góp phần đưa sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam lên vị trí số 1 trên thế giới, và cung cấp một sản phẩm cà phê có chất lượng cao nhất và hương vị đặc trưng nhất nên  Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ cà phê”.

Gia Lai thì lại được biết đến với cà phê Chư Sê, một huyện nằm cách thành phố Pleiku 40km về phía nam, với diện tích 12.000 ha, lại mang đến hương vị cà phê  sục sôi, đầy chất lửa. Ngoài ra, tỉnh này còn có những vùng đất trồng cà phê khác với sản lượng và chất lượng khá tốt như Chư Pả, Ia Sao, An Khê…

Tuy cùng nằm trên dải đất Tây nguyên nhưng cà phê Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành của tỉnh Lâm Đồng lại có sự khác biệt hẳn. Đó là hương thơm quyến rũ của cà phê Arabica vốn được thế giới ưa chuộng. Ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, có nhiều vùng đồi dốc thoai thoải cùng khí hậu mát mẻ, những vùng đất này của Lâm Đồng là nơi chốn đắc địa, lý tưởng nhất cho giống Arabica phát triển và sản sinh ra những hạt cà phê có chất lượng vào hàng ngon nhất nhì thế giới. Đặc biệt, cà phê Cầu Đất được xem như “Bà hoàng” của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ đặc biệt của nó, với chất lượng được đánh giá ngon nhất nhì thế giới.

Cà phê Tây Nguyên thường mang những đặc trưng như: có hàm lượng caffeine mạnh, vị đậm, và ít chua, đôi khi còn là vị ngậy của bơ, dầu hoặc vị của caramen, cũng có khi là vị của nắng, gió cao nguyên….

Vùng trồng cà phê Tây Bắc

Tây Bắc là một trong 3 vùng nổi tiếng ở Việt Nam về cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica, hay còn được gọi là cà phê chè.

Tây Bắc – vùng đất kết tinh giá trị cà phê Việt

Tây Bắc đặc biết đến là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh với các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu…

Đặc điểm của các vùng đất ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó có điều kiện khí hậu đặc trưng của vị trí gần vĩ tuyến Bắc.

Nhiều nghiên cứu của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã khẳng định: Bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tốt ở khu vực nông trường Mường Ảng thuộc tỉnh Điện Biên thì còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè, đưa diện tích cà phê chè ở vùng Tây Bắc lớn hơn nữa.

Vùng trồng cà phê Trung Bộ

Những quả cà phê căng mọng từ những vùng trồng cà phê tại Việt Nam

Khe Sanh [Quảng Trị] cũng là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà phê Arabica và Catimor [cà phê mít], vốn có độ cao phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á làm đồng khô cỏ cháy và con người gan góc kiên trì nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta còn có vùng cà phê Arabica Tây Bắc đã có lịch sử cả trăm năm, tuy cho những sản phẩm thấp hơn so với các tỉnh Tây nguyên, song cũng góp phần làm hương sắc cà phê Việt thêm phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên với điều kiện địa lý và khí hậu tại Khe Sanh [Quảng Trị], Phủ Quỳ [Nghệ An] lại phù hợp để trồng giống Catimor là loài được lai giữa chủng Catimor [Arabica] với Hybrid de Timor[lai giữa Arabica và Robusta ]. Khi được trồng tại đây, cà phê tuy không có vị ngọt đậm như Bourbon nhưng Catimor lại có hương thơm sâu lắng và vị chát, mặn.

Ngoài những vùng trồng cà phê tiêu biểu kể trên, Việt Nam cũng được biết đến với cà phê tại Đắk Mil của Đắk Nông, có tới 19.000 ha cà phê, chiếm tới 1/4 diện tích của huyện này và cung cấp sản lượng tới 42.930 tấn, chiếm 1/3 sản lượng cà phê so với toàn tỉnh. Nếu như cà phê Đắk Hà mang tới hương vị hoan hỉ, nồng nhiệt thì cà phê Đắk Mil chua thanh lại đem đến sự trầm tư, sâu sắc.

Đọc thêm nhiều bài về cà phê tại đây: //vsca.vn/?lang=vi

Những kiến thức về văn hóa cà phê Việt Nam: //vsca.vn/category/ca-phe-viet-nam/?lang=vi

Video liên quan

Chủ Đề