Cách xử lý cây bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi thường xuất hiện vào mùa mưa. Nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ chính là do bộ rễ của cây bị nấm, tuyến trùng tấn công, từ đó hình thành các vết thương, khả năng miễn dịch của cây kém, kèm theo đất ở xung quanh rễ cây bị ẩm, ướt do thời tiết, nước tưới… tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển ngày càng mạnh làm rễ cây bị thối. Trong các nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ có thể nói nấm bệnh là tác nhân chính thế nhưng đất trồng mới là yếu tố quyết định cây trồng có mắc bệnh hay không.  Một số loại đất không tốt sẽ là môi trường sinh sống thích hợp, giúp cho nấm bệnh phát triển và gây hại rất mạnh. Vậy đất như thế nào sẽ dễ gây ra bệnh vàng lá thối rễ và cách xử lý bệnh ra sau?

1. Các Loại Đất Dễ Gây Ra Bệnh Vàng Lá Thối Rễ.

1.1. Đất Quá Nhiều Sét, Ít Hữu Cơ

- Đất sét là đất được hình thành từ những hạt sét nhỏ và mịn, hầu như không có khoảng trống nào chen giữa. Khi bị ẩm chúng có khả năng kết dính chặt với nhau.

- Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm thối rễ còn vào mùa khô thì loại đất này trở nên cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất.

- Mặt khác khi đất khô cứng, cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu.

- Khi rễ cây bị đứt gãy, cây suy yếu, ngập nước sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập và gây hại lên rễ cây, làm cho cây bị vàng lá thối rễ.

Cách xử lý cây bị vàng lá

1.2. Đất Bị Chua

- Đất chua là đất có pH<5. Đất chua hay pH thấp không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, nhưng nó lại làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Làm giảm khả năng hấp thụ các nguyên tố N, K, Ca, Mg. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Nhôm tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Nhôm cao gây độc cho hệ rễ, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.

- Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng của bộ rễ là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây hại mạnh trong mùa mưa.

1.3. Đất Lạm Dụng Phân Bón Và Thuốc Hóa Học

- Trong quá trình canh tác bà con thường xuyên sử dụng các loại phân bón và thuốc hóa học để bảo vệ và giúp cây mau lớn, làm như vậy trong thời gian dài sẽ làm ngộ độc đất, đất ngày càng trở nên cằn cỗi và lớp đất bề mặt bị bào mòn, các loại vi sinh vật có lợi trong đất dần bị tiêu diệt. Điều này cũng làm cho bộ rễ cây bị suy giảm sức đề kháng, rễ bị thối dần.

- Sử dụng nhiều phân thuốc hóa học còn làm cho đất bị thoái hóa, pH giảm mạnh theo thời gian, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để nấm bệnh phát triển, xâm nhập và gây hại rễ.

1.4. Đất Vườn Thoát Nước Kém Vào Mùa Mưa

- Nếu vườn thoát nước kém vào mùa mưa mực nước trong vườn quá cao sẽ khiến cho cây bị ngập. Nước ngập làm chết vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp, vì vậy rễ sẽ tự động chuyển sang hô hấp hiếu khí. Quá trình hô hấp hiếu khí này sẽ tiết ra các chất hữu cơ độc hại như C2H5OH, CHO-OH làm thối các đầu rễ non. Nấm bệnh sẽ dễ xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ

Cách xử lý cây bị vàng lá

2. Biểu Hiện Của Bệnh Vàng Lá Thối Rễ Trên Cây Có Múi

- Rễ cây bị thối, hư hại khiến cây không thể hấp thu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển lên cây, khiến lá bị vàng, cây còi, kém phát triển rồi chết gây thiệt hại cho nhà vườn.

- Bệnh hoàn toàn có thể phát hiện bằng mắt thường. Ban đầu là hiện tượng vàng lá, lá nhỏ, xoắn lá, lá bị rụng. Ở rễ khi đào lên sẽ thấy rễ cây bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần gỗ. Phần gỗ ở những vũng rễ bị hư sẽ có màu sọc nâu, lan dần từ rễ con vào đến rễ cái. Khiến cành bị khô hoặc chết cây.

Cách xử lý cây bị vàng lá

3. Xử Lý Bệnh Vàng Lá Thối Rễ

3.1 Thời Điểm Thích Hợp Để Xử Lý Bệnh Vàng Lá Thói Rễ

- Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây có múi thì thời điểm từ tháng 11 cho đến hết tháng 1 âm lịch là thích hợp nhất. Đây là thời điểm mà những cây đang trong giai đoạn kinh doanh cũng đã thu hoạch xong. Bà con kết hợp làm cùng với việc cắt tỉa, bón phân sau thu hoạch để xử lý bệnh.

- Sau khi thu hoạch hầu hết bà con chúng ta sẽ cắt tỉa, rửa vườn sau đó bón lót phân chuồng cho cây. Thời điểm này không phải là thời điểm bộ rễ phải làm việc vất vả, chúng như được nghỉ ngơi để phục hồi. Chính vì vậy đây sẽ là thời điểm thuận lợi nhất để tái tạo lại bộ rễ. Cũng chính việc bổ sung phân chuồng vào đất sẽ làm gia tăng lượng vi sinh vật giúp cho rễ được tái tạo nhanh hơn.

Cách xử lý cây bị vàng lá

3.2. Sử Dụng Vi Sinh Vật, Nấm Đối Kháng Để Xử Lý Bệnh Vàng Lá Thối Rễ

Bà con không nên sử dụng thuốc hóa học để xử lý bệnh vì sau khi thu hoạch xong bà con bón phân chuồng để cải tạo đất cũng như gia tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đất. Việc sử dụng thuốc hóa học tưới vào đất sẽ đồng thời tiêu diệt nấm bệnh cũng như tất cả vi sinh vật trong đất. Làm cho đất chai cứng, chất hữu cơ trong phân chuồng khó được phân giải thành chất vô cơ mà cây trồng có thể hấp thụ. Sử dụng vi sinh vật và nấm đối kháng để diệt trừ nấm và kích rễ là một sự lựa chọn tốt nhất. Nấm đối kháng và vi sinh vật sẽ mạnh gấp nhiều lần nếu khi ra môi trường đất thuận lợi và đã có sẵn thức ăn.

Quy trình xử lý hiệu quả nhất

Để thực hiện việc chữa bệnh vàng lá thối rễ trong gian đoạn này được hiệu quả cao nhất và có thể phục hồi cây vàng lá thối rễ trong vòng 15 ngày bà con làm như sau:

- Bước 1: Cắt tỉa hết toàn bộ cành bệnh, cành tăm, cành vượt, tất cả các cành không cần thiết để giảm thiểu nhu cầu dinh dưỡng.

- Bước 2: Cuốc xới toàn bộ lớp đất mặt xung quanh tán cây với độ sâu từ 5 – 10cm. Với cây trồng sâu cần cuốc sâu hơn.

- Bước 3: Tưới đều 7 – 15 lít vi sinh vật và nấm đối kháng sao cho thấm đều vùng đất trong tán. Phun bổ sung dinh dưỡng qua lá để giảm áp lực nuôi cây của rễ, giúp cây có đủ sức để vượt qua căn bệnh.

- Bước 4: Sau 3 ngày rải đều 40 – 50kg phân chuồng + phân hữu cơ vi sinh + Acid Humic (lưu ý đối với cây vàng lá thối rễ không nên bón phân hóa học, phân hóa học sẽ làm xót rễ non khiến bệnh kéo dài hơn)

- Bước 5: Sau 7 ngày tưới nhắc lại lần 2 với lượng như cũ.

Sau khi tưới được 2 lần cách nhau 7 ngày như vậy. Hệ vi sinh vật trong đất sẽ được đưa về ngưỡng cân bằng. Số lượng nấm bệnh trong đất bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, số lượng còn lại sẽ không còn đủ sức để xâm nhập gây hại rễ. Khoảng 15 ngày sau hệ thống rễ non được tái tạo và được bảo vệ an toàn.

XEM THÊM TẠI ĐÂY

TƯ VẤN BÁN HÀNG : 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (có zalo)

https://xuannong.vn/phan-humic-id862.html

https://xuannong.vn/nam-trichoderma-id770.html

https://xuannong.vn/phan-trun-que-tai-can-tho-id179.html

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

352C, Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Cây bị bệnh vàng lá thối rễ là nguyên nhân do các trủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết. Việc xử lý cây bị vàng lá thối rễ cần phải thực hiện đúng cách, đúng quy trình thì cây mới có khả năng sống. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con các nguyên tắc cần lưu ý khi xử lý bệnh vàng lá thối rễ.

1. Nguyên tắc 1: Khi xử lý vàng lá thối rễ diệt nấm trước – kích rễ sau

- Việc xử lý nấm hại trên cây trồng là rất quan trọng nhất trong giai đoạn này. Bệnh vàng lá thối rễ do chủng nấm Phytophthora và Fusarium gây ra, nên nếu nấm bệnh gây ra trong đất còn nhiều mà việc kích rễ cho cây lúc này là không hợp lý.

- Các đầu rễ non lúc này sẽ nhanh chóng bị nấm sâm nhiễm vào gây chết thối rễ con.

- Chính vì vậy, để chữa khỏi bệnh này cho cây cần diệt sạch nấm trước khi kích rễ cho cây phát triển

2. Nguyên tắc 2: Không dùng thuốc hóa học để diệt nấm

- Sở dĩ chúng ta không nên dùng thuốc hóa học để diệt nấm vì lúc này nấm đang còn nằm trong đất nếu dùng thuốc hóa học sẽ khiến đất bị ngộ độc thuốc. Thuốc hóa học diệt được nấm bệnh trong đất thì cũng diệt luôn nấm có lợi và vi sinh vật, cũng như giun sống trong đất, khiến cho đất ngày càng bị suy thoái, kém năng suất rất khó phục hồi.

- Giun dế là những anh thợ cày, nấm có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Các anh này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, oxy trong đất nghèo nàn, dinh dưỡng khoáng trong đất bị thiếu hụt, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt khiến tình trạng cây bị thối rễ ngày càng nhiều rất nguy hiểm.

- Nên khi diệt nấm bệnh gây hại cần sử dụng nấm đối kháng, các loại sinh vật tiết ra enzyme để kích rễ thay cho các loại thuốc hóa học.

Cách xử lý cây bị vàng lá

Xem thêm -Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

Lưu ý: trước khi sử dụng các loại thuốc sinh học này cần phải đảm bảo đất trồng có đủ hữu cơ và pH từ 5.5-7 để chúng phát triển tốt.

- Đất thường xuyên sử dụng phân hóa học, ít hữu cơ trước khi xử lý cần bổ sung tối thiểu 10 – 20kg phân chuồng hoai mục/gốc để cho hiệu quả cao.

3. Nguyên tắc 3: Không bón phân hóa học khi cây đang bị bệnh

- Cây đang bị bệnh có nghĩa là rễ đang bị thối khiến cây bị thiếu chất chứ không phải thiếu phân, nên khi bón phân vào thời điểm này sẽ khiến cho cây bị sót rễ tơ.

- Rễ đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí mà cây thì không thể phục hồi. Ngược lại lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.

Cách xử lý cây bị vàng lá

Xem thêm -Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất

- Một liều NPK từ 200 – 500g nếu bón cho một gốc cam 4 năm tuổi mới được xử lý sẽ khiến cho bệnh cây càng nặng thêm. Chỉ nên bón thêm phân hóa học với liểu lượng tối đa 100g khi rễ tơ đã chuyển màu vàng thành rễ cám, khi cây thật cần thiết khi ở giai đoạn bị bệnh này.

Nguồn: Admin tổng hợp

Xem thêm chủ đề: Bệnh vàng lá thối rễ, nguyên tắc xử lý bệnh vàng lá thối rễ