Cách vệ sinh van không tải

Theo em nghĩđơn giảnthì để khắc phục được lỗiòa ganày chúng ta cần hiểu rõ bản chất vấn đề về hiện tượngòa gakhi đó việc xử lý nó cũng dế dàng hơn.

Sự xuất hiện vụthu hồi xe khổng lồlàmột tiếng chuông cảnh báo vềkỹthuậtô tô. Trong chiến dịch thu hồi này cólẽsự quan tâm nhiều hơn cảrơi vào lĩnh vựcòa ga của động cơ.

Mạn đàm về Òa ga xưa và nay !

Các nhà thiết kế ô tô vẫnđang xem xét lại toàn bộ vấn đề òa ga và chắc chắn sẽ đưa ra nhiều dự báo về nguyên nhân của hiện tượng này.

Một số ý kiến cho rằng lỗi nàyliên quan tới phần mềm cài đặt trong các bộ điều khiển.

Hãy tạm gác các nguyên nhân đó lại và dành một chút ít suy tư tổng quát hiện tượng òa ga từtrước đến nay.

Còn hiện tượng òa ga trước đây xảy ra nhưthế nào?

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, xe IFA vừa mới sửa xong, sau khi cân chỉnh lại bơm cao áp, khởi động động cơ yên ả, xe chạy hiền lành, nhưng đôi lúc tăng ga thìbất ngờ máy òa lên, khói đen mịt mù, chủ vàthợ được một phenkhiếp vía. Mọi người bảo rằng đó tại bộ điều tốc, không có khả năng điều tốc ở tốc độ tối đa. Sau khi, sửa lại bộ điều tốc, máy lại chạy bốc và tròn vòng tua. "Òa ga" như vậy thuộc khu vực "òa ga" khi tăng ga đột biến.

Trên xe IFA chuyểnđóng sang chở khách, nhấn ga xe khỏe máy bốc, nhưng hễ giảm chân ga chuyển sang chân phanh, máy lại rồ lên, không tài nào ngăn cản, vì thế trên động cơ IFA mới có bộ phận đóng bướm khí xả đề phòng "òa ga". Hãy bỏ qua chuyện đó, vì đấy là chuyện 'òa ga' giảm tốc của động cơ diesel.

Lâu rồi người Việt Nam quen sửdụng xe LADA chạy chế hòa khí một họng hút, bằng cách thay giclơ xăng chính cũng xảy ra òa ga, may thay xe chỉ xảy ra hiện tượngòa gavới xe cũ, lò xo của bướm ga bị kẹt và tốc độ xe không cao, phanh mạnh có thể giảm được tốc độ rồi tắt ngay khóa điện.

Vào những năm của thập kỷ80, Việt Nam sử dụng tràn ngập xe máy đã qua sử dụng, có xe trông bề ngoài còn mới, có xe đã chạy xấp xỉ 10 vạn km. Xe để bãi lâu ngày, nay mới được thu gom chuyển về nước ta. Trong dòng kinh tế lúc đó muốn có chiếc xe máy phải bỏ ra một hai cây vàng. Xe "second hand" chạy được cái rấthaoxăng. Các bác thợ với bàn tay vàng hoạt động không mệt mỏi trên khắp phố phường của các thành phố lớn.

Họxử lý các chiếc xe cũnuốt xăng không biết chán. Chuyện thay kim cối của chế hòa khí bây giờ là bình thường, song lúc đó ai cũng thích đồ zin, chủ xe không mấy người cho thay đồ nội địa, thế là đành phải giải quyết bằng cách vít đường xăng chính bằng sợi dây đồng nhỏ ở giclơ chính.

Cách giải quyết ấy cũng hạn chế được khá nhiều xe, tuy nhiên không phải xe nàocũng thành công. Xử lý bịt nhiên liệu bằng sợi dây đồng nhỏ với đường kính khác nhau, phải làm nhiều lần, thay sao cho vừa đủ khắc phục sự mòn của cả hệ thống trộn hòa nhiên liệu. Chỉ cần dùng dây lớn một chút lập tức nổ được nhưng khi giảm ga máy òa tưởng vỡ máy. Bịt nhiên liệu có thể làm òa ga, đó là kinh nghiệm của các bác thợ vỉa hè, cũng là chuyện "òa ga" khó xử trên xe máy.

Câu chuyện oà ga tưởng đã cũ, khi túi tiền người sử dụng xe bị hạn chế, buộc phải tiết kiệm nhiên liệu, thế mà sang thế kỷ 21, lại xảy ra ngay ở một hãng sản xuất ô tô có tên tuổi trên thế giới. Lý giải thế nào còn chờ nhà sản xuất công bố, nhưng với việc thu hồi vài triệu chiếc xe thì cũng đủ biết tầm quan trọng thế nào. Phải chăng sức ép về tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi truờng cộng thêm sự thiếu kinh nghiệm sử dụng đã làm nên hiện tượng òa ga ngày nay.

Vậy, Òa ga là gì , cách khắc phục nó triệt để !


Về bản chất của hiện tượng òa ga:

Hiện tượng òa ga là hiện tượng mà khi tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế động động cơ chạy không tải [thường nằm trong dải tốc độ: 800 - 1000 v/ph] và khi vượt quá dải tốc độ này thìsẽ làm tiêu tốn nhiên liệu, tạo cảm giác khó chịu cho người lái khi di chuyển trong điều kiện đường xá đông đúc, thường xuyên phải rà phanh để hãm tốc độ và nếu vòng tua máy lên quá cao có thể dẫn tới việc mất kiểm soát và có thể gây ra hậu quả tai nạn nghiêm trọng.

Tốc độ vòng tua của động cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về kết cấu, thông số kỹ thuật của từng dòng xe, hãng xe yêu cầu. Nhưng thường thì vẫn nằm trong dãi tốc độ vòng tua nói trên. Và khi mà tốc độ vòng tua chế độ không tải vượt quá giá trị cho phép ở trên thì gọi là hiện tượng "òa ga", và khi vượt quá giá trị tốc độ 1,500 v/ph thì quá cao. Bạn cần phải xử lý kịp thời.

Nguyên nhân hiện tượng òa ga


Hiện tượng "òa ga" xảy ratrong trường hợp hỗn hợp hòa khí nhiên liệu "xăng - không khí" cung cấp cho động cơ quá nhiều mà không thể kiểm soát được.

Từ bản chất nguyên nhân như vậy, thì theo kinh nghiệm thực tế phân tích được 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng như trên: van không tải, bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.

- Van không tải [van điều khiển chế độ không tải]

Van này có nhiệm vụ điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo chế độ động cơ. Khi van không tải bị bẩn, kẹt hoặc chết, chế độ không tải của động cơ không còn được đảm bảo, xe dễ chết máy hoặc òa ga.


Tiếp đến là Bướm ga bẩncũng là một nguyên nhân gâyòa ga

Là cơ cấu điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu trước khi hỗn hợp nhiên liệu vào vào động cơ, đảm bảo được hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đưa ra.

Do thời gian sử dụng lâu ngày, cũng như do sự can thiệp của việc sửa chữa dẫn đến bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đã đóng hoàn toàn. Khi đó, không khí đồng thời đi qua đường gió phụ và đường gió chính dẫn tăng lượng xăng cung cấp làm tăng vòng tua máy.
Cũng có trường hợp bướm ga đóng không kín do bụi bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bản đạp chân ga yếu.

-Cảm biến vị trí bướm ga cũng có thểgây raòa ga

Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Cảm biến này biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga.Ngoài ra, một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt. Các bộ phận khác xác định nó tại thời điểm chạy không tải khi điện ápbướm ganày ở dưới giá trị chuẩn.

Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất hoặc chết dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác. Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra "òa ga" sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn. Còn với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệt bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.

Ngoài ra mội số nguyên nhân òa ga khác như :

Đối với những xe cũ còn sử dụng chế hòa khí như Kia Pride CD-5, Mitsubishi Jolie, "òa ga" thường là do trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng người thợ tiến hành lắp sai các đường ống phụ [các đường ống phụ hoạt động ở các chế độ: khởi động nguội, sấy nóng, không tải, bù ga,]

Đối với các dòng xe phun xăng điện tử, phần họng hút vị trí có lắp các cảm biến như cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp, đã không còn những đường ống khí phụ phức tạp như bộ chế hòa khí do việc cung cấp nhiên liệu đã được ECU tính toán theo từng chế độ của động cơ thông qua tín hiệu từ các cảm biến. Tuy nhiên, xe có hệ thống phun xăng điện tử lại có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng òa ga hơn.

Để khắc phục triệt để hiện tượng òa ga, tùy vào từng nguyên nhân của nó ta có thể đưa ra các cách xử lý khác nhau.
Mà đơn giản và hiệu quả nhất bạn có thể sử dụng chế phẩm làm sạch cảm biến lưu lượng không khí [ MAF] : Mass Air Flow Sensor Cleaner để phun vào những vị trí cần làm sạch.
Sản phẩm sử dụng dễ dàng và đặc biệt hiệu quả trong biệt trị dứt điểm lỗi òa ga trên ô tô.
Hơn thế nữa do là một sản phẩm chuyên dụng để làm sạch cảm biến với cơ chế làm sạch tinh nên không gây ảnh hưởng đến các chi tiết nhựa xung quang và cảm biến. Vì vậy không làm hư nhựa xung quanh cảm biến giúp cảm biến xử lý hoàn toàn chính xác.

"Chúc các bác thành công"

Video liên quan

Chủ Đề