Cách trồng Trân châu Nhật

Thông tin về loại cây thủy sinh tiền cảnh tuyệt đẹp này các bạn có thể tìm nhiều trên google. Mình chỉ chia sẽ những kinh nghiệm bản thân 1 cách rõ ràng cho các bạn hiểu rõ hơn về nó.

TCN có tên khoa học là glossostigma elatinoides [không cần nhớ cách ghi rõ từng chữ, nhưng nếu bạn muốn chinh phục nó thì nên quen với tên khoa học này để tiện search bệnh của TCN và những vấn đề khác trên google]. Được gọi là Trân Châu Nhật nhưng nó xuất phát từ New Zealand và được ông tổ thủy sinh Amano mang về Nhật và đem vào hồ thủy sinh.

Đây là loài cây trồng tiền cảnh rất đẹp, hơi khó chăm sóc. Nó là loài cây háu dinh dưỡng, chỉ cần thiếu chút dinh dưỡng là TCN vàng, thủng lá, hoặc bị rêu hại bám và chết dần. Ngoài dinh dưỡng, TCN đòi ánh sáng trung bình đến mạnh và Co2 dồi dào. Nếu bạn cung cấp nhiều ánh sáng thì TCN đòi hỏi trong nước và bộ nền phải giàu dinh dưỡng, co2 mạnh, nếu không nó sẽ ăn sạch dinh dưỡng trong nước và sẽ bị héo lá dần. Vấn đề dinh dưỡng, ánh sáng và co2 mình xin nói rõ hơn trong mục chia sẽ kinh nghiệm khác.

Tên khoa học: glossostigma elatinoides
Kích thước: cao 2-3 cm, rộng khoảng 3 cm
Ánh sáng: Trung bình Cao [0,5 đến 1w/1 lít hoặc có thể hơn]
Nhiệt độ: 15 30 độ C
pH : 5 7.5
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
Độ chăm sóc: trung bình
Trồng cạn : được

Bình luận: Một cách một loài này nhanh bò là để nước cách cây 40cm và thay nước mới mỗi ngày. Càng nhiều càng tốt
Phạm Thành Văn: Cũng tuỳ vào nền bạn dùng. Nền mà đã nhả ít dinh dưỡng mà còn thay nước hằng ngày thì TCN đi sớm. Nói chung không thể rập khuôn chuyện thay nước cho tất cả các hồ thuỷ sinh khác nhau được.
Bình luận: loài này muốn bền đẹp cứ nền trộn giải quyết. Còn ada hơi tốn kém. Mình đã từng trải nền hồ 2m bằng nền trộn và cách thay nước như vậy. Mọc khá nhanh.
Phạm Thành Văn: Nền trônk cũng có nhiều loại nữa bạn ơi. Ví dụ nền trộn nổi tiếng cho TCN của anh Codai lý vũ, dinh dưỡng nhả rất chậm, và hầu như k cần thay nước trong 1 2 tháng. Nền đó mà thay nước nhiều hoặc hằng ngày thì cho dù có bổ xung phân nước đi kèm thì cây cối cũng chết dần.
Vậy nên mình mới dám nói là tuỳ theo nền, đèn, co2 và kiến thức của bạn biết trong nền đó mạnh chất gì thì mới áp dụng thay nước nhiều hay ít. K nên rập khuôn tất cả các loại.

Danter Huynh: TCN thì cần những loại dinh dưởng nào là chính anh?
Phạm Thành Văn: TCN tương đối dễ trồng e. Nếu đèn cỡ 0,4 0,5 wat/ lít thì e k cần quá nhiều dd, chỉ cần có bộ nền tạm ổn, thay nước thì bổ xung chút phân nước. Nhưng ánh sáng cao trên 1w/lit thì e cần bổ xung nhiều N P K và vi lượng.

Tác giả: //www.facebook.com/
Nguồn: //www.facebook.com/groups/

Chia sẻ kinh nghiệm là series bài viết được bouaqua sưu tầm lại từ facebook. Bouaqua sẽ cố gắng truyền tải nguyên trạng bài viết tới các bạn, bouaqua không chịu trách nhiệm về tính xác thực cũng như sự đúng đắn trong mỗi bài chia sẻ ở series này. Mục đích chỉ là mang tới cho các bạn những cái nhìn đa chiều về các vấn đề và thêm thông tin tham khảo cho tất cả những ai yêu thủy sinh.

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on LinkedIn [Opens in new window]
  • Click to share on Reddit [Opens in new window]
  • Click to share on Tumblr [Opens in new window]
  • Click to share on Pinterest [Opens in new window]
  • Click to share on Skype [Opens in new window]
  • Click to email this to a friend [Opens in new window]
  • Click to print [Opens in new window]

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề