Cách trị mụn quanh miệng và cằm

Mọc mụn quanh miệng là tình trạng thường gặp. Thế nhưng, có lẽ bạn không ngờ rằng mụn mọc quanh miệng không chỉ liên quan đến nội tiết tố. Thay vào đó, hầu hết trường hợp mụn mọc quanh miệng và cằm đều có liên quan mật thiết đến các thói quen, hoạt động thường ngày vô tình gây tắc lỗ chân lông ở vùng da quanh miệng mà bạn ít chú ý.

Vậy làm sao để trị mụn và ngừa mụn nổi quanh miệng? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Hello Bacsi truy tìm “thủ phạm” gây mụn ở quanh miệng và cách xử lý hiệu quả nhé!

Vì sao bạn mọc mụn quanh miệng?

Mọc mụn quanh miệng có thể liên quan đến nội tiết tố, di truyền nhưng đồng thời cũng dễ xảy ra khi vùng da này thường xuyên bị chạm vào bởi tay của bạn hoặc bất kỳ đồ vật nào khác. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mụn mọc quanh miệng:

Mọc mụn quanh miệng do thay đổi nội tiết tố

Androgen là hormone kích thích da sản xuất bã nhờn, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá. Nổi mụn do nội tiết được cho là thường xảy ra ở đường viền quai hàm và cằm. Đồng thời, có thể kể đến một vài nguyên nhân khiến bạn thay đổi nội tiết tố và dễ nổi mụn quanh miệng như:

Những nguyên nhân gây mụn liên quan đến thói quen, hoạt động thường ngày

Mọc mụn quanh miệng có thể là kết quả của việc bạn để vùng da này tiếp xúc nhiều với những đồ vật khác, thường là những đồ dễ bẩn nên sẽ gây nổi mụn, bao gồm:

  • Quai đeo mũ bảo hiểm: Việc tiếp xúc với dây đeo của mũ bảo hiểm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông vùng quai hàm và cằm của bạn dẫn đến nổi mụn. Vì vậy, bạn cần chú ý không nên điều chỉnh dây đeo quá chặt và nên làm sạch da mặt sau khi đội mũ bảo hiểm và vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Sử dụng nhạc cụ: Một số nhạc cụ thường đặt trên cằm, ví dụ như đàn vĩ cầm hoặc nhạc cụ thường chạm vào vùng da quanh miệng như thổi sáo đều có thể gây tắc lỗ chân lông và nổi mụn quanh miệng.
  • Sử dụng điện thoại: Như đã đề cập, bất cứ đồ vật nào có độ bẩn cao và tiếp xúc với làn da của bạn đều có thể là nguyên nhân gây mụn. Đối việc dùng điện thoại cũng vậy, nếu bạn đặt điện thoại tiếp xúc với vùng da quanh miệng khi nói chuyện thì sẽ dễ bị mọc mụn quanh miệng hơn.
  • Kem cạo râu: Đối với nam giới, đôi khi da của bạn có thể bị kích ứng với kem cạo râu nếu nhạy cảm. Từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn quanh miệng.
  • Son dưỡng môi: Một số thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Chẳng hạn như đối với một số chị em dùng son dưỡng môi, nếu bạn để son lan ra vùng xung quanh miệng mà không chú ý đến thì có thể vô tình gây tắc lỗ chân lông và mọc mụn quanh miệng.
  • Tiếp xúc drap, mền gối: Tương tự như những trường hợp trên, khuôn mặt và đặc biệt là vùng da quanh miệng của bạn rất dễ tiếp xúc với mền gối khi ngủ. Nếu mền gối của bạn bẩn thì vi khuẩn, bụi bẩn sẽ lan sang da mặt và gây mụn.

Mụn mọc quanh miệng cần được điều trị như thế nào?

Khi bị mọc mụn quanh miệng, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng tình trạng này thường tự hết hoặc bạn có thể dùng thuốc trị mụn được mua ở ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng về những nốt mụn mọc quanh miệng hoặc tình trạng này không tự khỏi thì cần đến bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách. Các phương pháp trị mụn bao gồm:

  • Kem trị mụn, sữa rửa mặt và gel có chứa benzoyl peroxide nồng độ 2-4% cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu muốn sử dụng nồng độ cao hơn 4% hoặc axit salicylic 2%.
  • Thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi theo toa.
  • Các loại kem bôi theo toa chẳng hạn như retinoids hoặc benzoyl peroxide.
  • Trị mụn nội tiết bằng thuốc tránh thai.
  • Trị mụn bằng thuốc Isotretinoin [Accutane].
  • Áp dụng liệu pháp ánh sáng hoặc peel da hóa học.

Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn xung quanh miệng, bạn nên chú ý đến cách chăm sóc da hàng ngày và thay đổi những thói quen không tốt cho da, bao gồm:

  • Làm sạch da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và phù hợp với làn da.
  • Ưu tiên dùng sản phẩm trang điểm không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Tránh để tay hoặc đồ vật bẩn chạm vào da mặt.
  • Không nặn mụn.
  • Hạn chế để son môi lan ra vùng da quanh miệng.
  • Lau sạch vùng miệng sau khi ăn.
  • Rửa mặt sau khi đội nón bảo hiểm, chơi nhạc cụ…
  • Thường xuyên giặt và thay drap trải giường, mền gối… để đảm bảo sạch sẽ.
  • Khi tập thể dục, mồ hôi có thể chảy xuống hai bên quai hàm và cằm góp phần gây ra mụn. Vì vậy, việc tắm rửa, làm sạch da sau khi tập thể dục cũng rất cần thiết.

Mụn mọc quanh miệng – Khi nào là bất thường và cần đi khám?

Đôi khi mụn mọc ở vùng miệng không phải là mụn trứng cá, mụn viêm thông thường mà có thể liên quan đến bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn sẽ cần đi khám trong những trường hợp mọc mụn bất thường sau:

Mụn rộp ở môi và miệng

Mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex [HSV] gây ra có thể xuất hiện trên môi và miệng của người bệnh. Loại mụn này trông như những vết mụn nước phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Lúc này, vùng da bị mụn rộp thường mẩn đỏ, đau và ngứa. Sau đó chúng khô, đóng vảy rồi bong đi. Nếu nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục, bạn nên đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục càng sớm càng tốt.

Viêm da quanh miệng thể hiện qua triệu chứng như phát ban đỏ và có vảy. Tình trạng này có thể lan đến mũi hoặc mắt và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị viêm da quanh miệng, bạn thường dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là viêm da có thể gây chảy dịch, đau, ngứa và rát. Khi có những triệu chứng này, bạn cần đi khám da liễu để được điều trị đúng cách.

Trị mụn nói chung và mụn mọc quanh miệng nói riêng đều cần có sự kết hợp đúng đắn giữa thuốc trị mụn và cách chăm sóc da hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến các sản phẩm mình đang sử dụng liên quan đến vùng da quanh miệng để có thể thay đổi khi cần nhằm ngăn ngừa mụn mọc nhiều lần.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

//cdn.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2019/03/3.mp3?_=1

Mụn chắc hẳn là nỗi ám ảnh to lớn, không chỉ là của những chị em, mà còn là của những cánh mày râu. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết đó là mụn cũng chính là báo hiệu cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong. Vị trí của mụn phản ánh những cơ quan đang có vấn đề. Vì vậy, để giải quyết dứt điểm tình trạng mụn tái đi tái lại nhiều lần, cần phải bắt tay giải quyết nguồn gốc phát sinh chúng. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Liệu sức khỏe của bạn có thể hiện qua vị trí của mụn?

Trong y học Trung Quốc, mỗi bộ phận cơ thể đều có màu sắc, nhiệt độ và thể hiện ra bên ngoài thông qua những vị trí khác nhau trên gương mặt. 

Ví dụ như gan được biểu hiện thông qua đôi mắt. Viêm gan có thể dẫn đến vàng da, vàng mắt. Làn da trên khuôn mặt bạn cũng phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong. 

Nếu bỗng dưng khuôn mặt bạn xuất hiện những nốt mụn bất thường, mặc dù đã qua tuổi dậy thì, thì hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những nốt mụn này nhé.

Kiểm tra ngay bạn đang bị vấn đề sức khỏe gì thông qua video vị trí mụn phản ánh điều gì về cơ thể nhé!

Mụn ở trán

Nguyên nhân:

Nguyên nhân nổi mụn ở trán là gì? Việc vùng trán lấm tấm mụn cho thấy bạn đang có các vấn đề về tiêu hóa, gan cũng như chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ. Đặc biệt, đối với những bạn đang trong trạng thái stress do áp lực học hành, thi cử hoặc công việc thì tình trạng này ngày càng tồi tệ và dai dẳng.

Lời khuyên:

Để khắc phục tình trạng trên, hãy tập cho mình lối sống điều độ. Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, ăn nhiều rau củ và trái cây.

Hạn chế bia rượu, thuốc lá hoặc những thức ăn cay, nhiều dầu mỡ. Thường xuyên tập luyện thể dục, nhất là những bài tập ra nhiều mồ hôi để đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể.

Mụn vùng trán

Mụn ở thái dương

Nguyên nhân:

Nguyên nhân nổi mụn ở thái dương có thể là dấu hiệu của túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, túi mật hoạt động quá sức còn làm cho tóc nhanh bạc, dễ bị đau bụng khi ăn đồ béo

Ngoài ra mụn ở 2 bên trán còn có thể do việc đội mũ, chăn, gối… không được giặt sạch sẽ. Từ đó tạo điều kiện cho mồ hôi và vi khuẩn sinh sôi gây mụn. 

Lời khuyên: 

  • Không ăn đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo.
  • Thường xuyên giặt giũ mũ, chăn gối , vệ sinh đệm,… để hạn chế vi khuẩn sinh sôi gây mụn ở thái dương.

Mụn 2 bên má

Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây mụn ở má có thể đơn thuần là do điện thoại, khẩu trang hoặc tay bẩn tiếp xúc với mặt. Bất cứ thứ gì chạm vào mặt bạn một lúc lâu cũng có thể truyền các chất bẩn gây tắc lỗ chân lông hay vi khuẩn tới da. Vì vậy, hãy làm sạch khẩu trang của bạn thường xuyên và từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt.

Theo Đông y, nguyên nhân nổi mụn ở má cũng có sự khác biệt giữa má trái và má phải.

Mụn ở má trái:

Có thể báo hiệu chức năng gan mật không tốt. Bởi theo định nghĩa trong đông y thì má trái được kết nối với gan. Nói theo cách dân gian thì bạn đang “nóng trong người”.

Lời khuyên cho người bị mụn bên má trái:

Cần “làm mát” cơ thể với những thực phẩm có tính hàn như bí đao, dưa chuột, khổ qua…  Tránh uống rượu bia.

Vị trí mụn vùng má nói lên điều gì?

Mụn ở má phải:

Má phải thì được cho là có liên hệ trực tiếp với phổi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng khiến cho má phải nổi nhiều mụn. 

Lời khuyên cho người nổi mụn bên má phải:

  • Tập thể dục, yoga, aerobic buổi sáng sớm để tăng cường lưu thông, trao đổi khí ở phổi.
  • Chú ý tránh xa những món ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh… bạn nhé.

Mụn ở mũi

Mụn ở mũi là vấn đề không thể chủ quan

Nguyên nhân:

Vị trí mụn trên mũi phản ánh rõ nét về những vấn đề về sức khỏe như:

  • Rối loạn dạ dày.
  • Chứng khó tiêu, đầy hơi.
  • Lưu thông máu kém.
  • Sức khỏe của tim.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý nếu mũi sưng hoặc phồng lên, đó chính là biểu hiện của huyết áp cao.

Lời khuyên:

  • Tránh những thức uống có cồn cũng như các đồ uống tăng lực.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây và hoa quả, kết hợp với chế độ tập luyện thể thao đều đặn.

Mụn quanh miệng

Nguyên nhân:

Vị trí mụn đoán bệnh như thế nào khi xuất hiện mụn quanh miệng?

Đối với mụn trứng cá xuất hiện quanh khu vực miệng chính là dấu hiệu của chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh.

Khu vực xung quanh miệng là nơi có liên quan mật thiết đến các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan.

Thức ăn có tính axit [có chanh hay giấm] có thể gây kích ứng da và viêm, trong khi dầu mỡ thừa từ thực phẩm chiên rán có thể làm bít lỗ chân lông. Khi đó, hệ quả là mụn có thể mọc quanh môi bạn.

Lời khuyên:

  • Bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm cay, hay đồ chiên ngập dầu.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây và rau cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Mụn quanh miệng có thể liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh

Mụn ở cằm

Nguyên nhân:

“Mụn ở cằm là dấu hiệu gì ?” “Bị mụn ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì?”

Nguyên nhân nổi mụn ở cằm là rối loạn nội tiết hoặc những vấn đề liên quan đến thận. Mụn dưới cằm có thể xuất phát từ chứng rối loạn hormone hay căng thẳng quá mức hoặc do buồng trứng, tử cung… có vấn đề.

Nếu mụn nổi ở cằm chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do thay đổi nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm cũng là một nguyên nhân dẫn đến nổi mụn ở cằm. Nếu phát hiện bản thân có thói quen xấu gây mụn cằm bạn hãy hạn chế ngay nhé.

Lời khuyên:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì tốt chức năng bài tiết của thận.
  • Hạn chếthói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ mụn ở cằm.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm mát như khổ qua, mủ trôm, rau má, bí đao, rau dền,… giúp giải độc tố và thanh lọc cơ thể.
Mụn ở cằm

Mụn ở quai hàm

Nguyên nhân:

Nguyên nhân nổi mụn ở quai hàm có thể do dị ứng mỹ phẩm: kem dưỡng ẩm, kem cạo râu,…

Do dây đeo của mũ bảo hiểm không được vệ sinh tốt cũng là nguyên nhân bị mụn hai bên quai hàm.

Ngoài ra mụn quai hàm hay mụn ở xương quai hàm còn phản ánh tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể hoặc do hội chứng buồng trứng đa nang.

Lời khuyên:

  • Sử dụng mỹ phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Tránh những mỹ phẩm có tác dụng quá nhanh.
  • Vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên.
  • Tránh ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ ngọt,…
Mụn ở quai hàm

Mụn ở lưng

Đây là vị trí cũng thường rất dễ bị mụn. Đó là do lưng tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn các vùng khác trên cơ thể. Cộng với đó là các yếu tố bất lợi như:

  • Mặc áo chật, chất vải kém thông thoáng;
  • Hay đeo ba lô;
  • Để tóc dài;
Mụn ở lưng

Muốn điều trị và ngăn ngừa mụn ở lưng, đầu tiên bạn phải tắm rửa sạch sẽ, tẩy tế bào chết 1 lần/tuần, dùng sữa tắm có tính kháng khuẩn. Đừng quên mặc áo thông thoáng với chất liệu thấm hút tốt, giặt giũ hàng ngày, cột tóc cao… Sau khi tắm cũng cần lau khô vùng lưng trước khi mặc quần áo.

Xem thêm: 8 lý do khiến bạn bị mụn ở lưng và ngực

Mụn ở mông

Vị trí mụn ở mông có thể do:

  • Ngồi thường xuyên;
  • Mặc quần lót bẩn hoặc quá chật;
  • Quần làm từ chất liệu cứng và ít thấm hút;
  • Tắm nhưng không lau khô da trước khi mặc quần

Những yếu tố trên có thể khiến cho vi khuẩn và nấm men phát triển, gây ra viêm nhiễm, nổi mụn. Với vùng mông, tốt nhất bạn hãy mặc quần sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ. Chú ý tắm xong cần lau khô nhằm tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển, lau sạch mặt bồn cầu nơi tiếp xúc với da.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về vị trí mọc mụn và các sức khoẻ liên quan. Theo đó, cần lưu ý rằng, trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài.

Video liên quan

Chủ Đề