Cách chính rơ le nhiệt nồi com điện

Giải pháp tuyệt vời khi nồi cơm điện nhảy sớm, cơm không chín

Nồi cơm điện chắc hẳn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, và chắc chắn trên 1 lần bạn gặp trường hợp nồi nhảy nút quá sớm đồng nghĩa với việc cơm không có đủ nhiệt, còn sống và không đảm bảo bữa ăn cho gia đình bạn. Vì vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách khắc phục vấn đề này dù với nồi cơm điện nắp rời, nồi cơm điện nắp liền bạn nhé!

Nguyên nhân nồi cơm điện nhảy sớm

Do rơ le của nồi

Rơ le của nồi cơm điện là bộ phận giúp cho nồi cơm chuyển từ nút "Cook" lên nút "Warm" đúng lúc. Độ nhạy của rơ le sẽ quyết định việc nồi cơm có nhảy đúng lúc hay không. Nồi cơm sử dụng càng lâu thì độ nhạy của rơ le cũng sẽ càng giảm đi. Nếu như nồi cơm nhảy sớm thì rất có thể là do rơ le đã sử dụng quá lâu nên gặp vấn đề.

Do nhấn nút "Cook" quá nhiều

Khi nấu các món ăn bằng nồi cơm điện như món hầm, món canh hay làm bánh, hoặc khi muốn hâm nóng cơm, chúng ta thường có thói quen nhấn nút "Cook" nhiều lần để có mức nhiệt thích hợp.

Làm như vậy thường xuyên sẽ khiến cho rơ le nhiệt bị lờn dẫn đến việc nồi cơm bị nhảy sớm.

Do đáy nồi bị cong

Vì chịu tác động của nhiệt trong quá trình nấu cơm nên nếu sử dụng nồi cơm lâu ngày, bạn sẽ thấy đáy nồi có hiện tượng cong lên. Điều này sẽ khiến cho khoảng cách giữa lò xo nhiệt với đáy nồi tăng lên, dẫn đến việc lực nén yếu đi làm rơ le nhiệt không còn nhạy. Do đó, khi nấu sẽ gặp hiện tượng nồi cơm bị nhảy sớm.

Cách khắc phục nồi cơm bị nhảy sớm

Sửa chữa rơ le

  • Trong trường hợp rơ le của nồi bị hỏng, bạn nên mang nồi đến tiệm điện hoặc đến trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay rơ le mới. Bạn không nên tự ý sửa chữa hay thay mới rơ le tại nhà nếu như không thành thạo cách thao tác.

Hạn chế nhấn nút "Cook" nhiều lần

  • Trong quá trình nấu ăn, bạn cần phải hạn chế tối đa việc nhấn nút "Cook" nhiều lần để đảm bảo độ nhạy cho rơ le nhiệt, tránh trường hợp rơ le nhảy sớm khiến cơm nấu không chín.

Thay mới lòng nồi

  • Đối với đáy nồi bị cong, cách tốt nhất là bạn nên thay một chiếc lòng nồi mới. Bạn có thể liên hệ đến trung tâm bảo hành hãng để tìm mua lòng nồi cơm mới. Tùy theo từng hãng mà mức giá mua lòng nồi sẽ khác nhau. Thông thường, giá sẽ dao động từ 100 nghìn đến 300 nghìn đối với nồi cơm thường. Đối với nồi cơm cao cấp thì giá sẽ cao hơn.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần vệ sinh mâm nhiệt thật sạch sẽ và cẩn thận, tránh để thức ăn rơi vào ảnh hưởng đến lò xo nhiệt cũng như rơ le.

Top những nồi cơm điện có giá thành và chức năng tốt nhất hiện nay

1. Nồi cơm điện Cuckoo CR-0331 [0.5 lít]- giá tham khảo 1.399.000đ

Cuckoo CR-0331 có dung tích 0.5 lít, là chiếc nồi cơm điện phù hợp để nấu cơm cho 1 - 2 người, nên sẽ là chiếc nồi cơm điện dành cho sinh viên. Nồi hoạt động với 1 mâm nhiệt, giúp cơm chín nhanh trong thời gian 25 phút.

  • Nồi cơm điện Cuckoo CR-0331 được tích hợp 2 chế độ nấu "Cook" và giữ ấm "Warm" điều chỉnh bằng cần gạt tiện dụng. Khi cơm được nấu chín, nồi cơm nắp gài Cuckoo CR-0331 sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, đảm bảo cơm luôn nóng, ngon để bạn thưởng thức.
  • Nồi cơm điện cá nhân Cuckoo CR-0331 được thiết kế đẹp mắt với màu trắng chủ đạo, kết hợp với sắc cam nổi bật, mang đến cho nồi cơm vẻ ngoài đẹp mắt, năng động tạo nên điểm nhấn nổi bật cho không gian bếp nhà bạn. Nồi sử dụng nấu cơm, hấp bánh... tiện lợi.
  • Lòng nồi được làm từ chất liệu hợp kim nhôm tráng men chống dính Teflon siêu bền. Chống trầy xước, an toàn, giúp cơm chín tơi xốp, không bám dính vào thành và đáy nồi, dễ dàng vệ sinh.

2.Nồi cơm điện Sunhouse SHD8602 1,8 lít- giá tham khảo 510.000đ

Nồi cơm điện có vỏ nồi bằng nhựa cao cấp, cách nhiệt và cách điện tốt, dễ lau chùi vệ sinh. Dung tích 1,8 lít giúp nấu cơm thoải mái cho 4 - 6 thành viên trong gia đình.

  • Sunhouse SHD8602 có màu trắng với họa tiết hoa văn sang trọng. Dây điện tháo rời, công suất hoạt động của nồi cơm điện SHD8602 lên đến 700W, đường kính mâm nhiệt lớn, tỏa nhiệt đều giúp cơm chín đều, ngon và dẻo hơn.
  • Lòng nồi cơm điện được phủ lớp chống dính màu đen siêu bền, giúp chống dính tốt, hạn chế cơm bám vào lòng nồi nên dễ dàng vệ sinh. Hộp chứa hơi nước lớn, tháo rời dễ dàng, tiện lợi cho việc lau chùi thường xuyên, giúp cơm dẻo và không bị ám mùi cơm cũ.
  • Nồi cơm điện nắp gài Sunhouse SHD8602 1.8L được thiết kế đơn giản với một nút gạt chuyển từ chế độ hâm nóng sang chế độ nấu, dễ dàng sử dụng.

3.Nồi cơm điện tử Supor SRC50FC19VN- giá tham khảo 1.320.000đ

Supor SRC50FC19VN cho bạn những bữa cơm thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn với công nghệ gia nhiệt ngọn lửa thông minh "Clever Fire". Công công suất 750W, dung tích 1.8 lít, phù hợp cho gia đình 4 người ăn. Các chức năng nấu đa dạng cùng hệ thống hẹn giờ còn giúp việc nấu cơm trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn so với nồi cơm thông thường khác.

  • Nồi cơm điện đa năng với 8 chế độ nấu, hỗ trợ bạn tối đa mọi nhu cầu chế biến món ăn của bạn. Nhờ bảng điều khiển điện tử thông minh, dễ sử dụng, ngoài nấu cơm, các món hấp, luộc, súp, hay bánh mì, bánh bao... cũng được bạn hoàn thành dễ dàng chỉ với một nút bấm.
  • Lòng nồi được tráng men tia hồng ngoại dày 1.5mm, giúp cơm thơm ngon chín đều đồng thời an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn.

Tìm hiểu thêm: Phân loại các chất liệu chống dính của lòng nồi cơm điện.

  • Vỏ ngoài của nồi được xử lý oxi hóa cứng, giúp gia tăng độ bền chắc và hạn chế trầy xước, giúp nồi luôn giữ được sự mới mẻ và bền đẹp theo thời gian. Mâm nhiệt của sản phẩm được phủ lớp sơn cao nhiệt giúp tăng cường tuổi thọ sản phẩm.

Hi vọng với bài viết trên đây các bạn có thể khắc phục được vấn đề nhảy nút sớm để có những bữa ăn tuyệt vời nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Giải pháp tuyệt vời khi nồi cơm điện không nhảy, cơm không chín, Nồi cơm điện

Rơ le nhiệt là gì? Cách chỉnh rơle nhiệt, cách đấu role nhiệt như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng rơ le nhiệt cũng như những thông tin liên quan về rơ le giúp bạn hiểu hơn về thiết bị quan trọng này nhé.

Rơle nhiệt là gì, ký hiệu

Rơle nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là gì? Rơ le nhiệt có quan trọng không?

Rơ le nhiệt hay còn có tên gọi khác là relay nhiệt. Đây là thiết bị được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện tránh được tình trạng quá tải. Rơ le được ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất giúp hoạt động dòng điện ổn định. 

Rơle là thiết bị có thể tự đóng, ngắt mạch dòng điện khi có dấu hiệu quá tải. Nhờ vào nguyên lý co dãn theo nhiệt độ của thanh kim loại giúp rơ le có thể hoạt động được như vậy. Thông thường rơ le nhiệt thường được kết hợp với khởi động từ [contactor]. Bởi cần có nhiệt rơ le mới có thể hoạt động nên cần phải tốn thời gian vài giây đến vài phút.

Ký hiệu rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt có các ký hiệu phổ biến là: COM, NC, NO. Trong đó:

  • - COM [Common]: là chân sử dụng chung. Thiết bị luôn trong trạng thái được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại tùy theo trạng thái hoạt động của rơ le nhiệt.
  • - NC [Normally Closed]: Chân này được nối với chân COM khi rơ le ở trạng thái off.
  • - NO [Normally Open]: Trạng thái rơ le sẽ ON thì chân COM sẽ được nối với chân này.

Như vậy, kết nối COM và NO có dòng điện chạy qua rơ le ở trạng thái ON, và ngược lại rơ le ở trạng thái OFF khi chân COM nối với chân NC.

Cách chỉnh rơle nhiệt

Nguyên nhân rơ le nhiệt nhảy

Rơ le nhiệt được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử trong đó phổ biến có tủ điện, rơ le nhiệt cho máy bơm nước, rơ le nhiệt bình nóng lạnh, động cơ….

Nguyên nhân nào khiến rơle nhiệt bị nhảy trong khi sử dụng

Trong tủ điện rơ le nhiệt có tác dụng bảo vệ dòng quá tải, xuất hiện hiện tượng nhảy rơ le do dòng điện vào động cơ bị quá tải. Rơ le nhiệt trong máy bơm nước cũng hoạt động tương tự khi công suất hoạt động gây nóng động cơ rơ le sẽ tự nhảy để bảo vệ an toàn cho người dùng. 

Bản chất cấu tạo của rơ le nhiệt là các phiến kim loại kép giãn nở khác nhau theo nhiệt độ. Khi có sự thay đổi dòng điện đột ngột nhiệt độ sẽ tác động lên thanh kim loại giãn nở. Khi xảy ra hiện tượng quá tải nhảy rơ le chỉ cần nhấn nút reset rơ le sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Hướng dẫn sử dụng rơle nhiệt hiệu quả

Rơ le nhiệt giúp bảo vệ các thiết bị điện không bị quá tải trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo rơ le có thể phát huy hết các tính năng cũng như bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người dùng cần phải biết cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả.

Do đó, để chọn được rơ le nhiệt chuẩn bạn cần phải nắm được các đặc tính cơ bản của thiết bị là thời gian và dòng điện [gọi tắt là A-s]. Để đảm bảo tuổi thọ lâu dài của thiết bị cần chọn lựa sao cho đường đặc tính A- s gần sát với thông số của thiết bị cần bảo vệ. Nếu chọn rơ le áp suất thấp sẽ không sử dụng được hết công suất của động cơ điện. Nếu chọn rơ le có đường đặc tính A-s quá cao sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Đường đặc tính A-s - sơ đồ đấu rơ le nhiệt 1 pha

Các rơ le nhiệt thường được kết hợp với công tắc giúp bảo vệ động cơ để tránh làm việc quá tải, quá thời gian quy định. Việc điều chỉnh rơ le nhiệt sao cho đúng cũng giúp hệ thống làm việc mượt mà và thông suốt hơn.

Quy tắc chung về cách chỉnh rơle nhiệt chính là chỉnh dòng điện rơ le theo dòng điện trên thực tế. Có thể tham khảo dòng điện được đề xuất theo nhà sản xuất trên nhãn động cơ. Trên thực tế lựa chọn dòng điện định mức của rơ le nhiệt bằng với dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ. Rơ le nhiệt có tác động giá trị dao động [1.2 ÷ 1.3] ldm.

Trường hợp trong quá trình vận hành thực tế nếu chưa rõ giá trị chỉnh định của dòng điện. Người dùng có thể sử dụng phương pháp tạm thời đơn giản như sau:

- Đo dòng điện dây [dòng điện tổng trên dây pha và động cơ] khi động cơ làm việc nặng nhất. Và dòng điện này có giá trị phải nhỏ hơn so với dòng điện định mức của động cơ.

- Đo dòng điện thực tế thông qua rơ le nhiệt [tạm ký hiệu Itt]. Khi đó dòng điện chỉnh định [Icd] sẽ có công thức : Icd = 1,1x Itt.

Tham khảo nội dung liên quan:

Cách chọn role nhiệt

Hiện nay rơ le nhiệt có nhiều loại khác nhau, dựa theo các tiêu chí sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với các thiết bị. 

Cách chỉnh rơle nhiệt hiệu quả trước tiên cần phải chọn rơ le nhiệt chuẩn

- Nếu chọn role nhiệt theo kết cấu sẽ có rơ le dạng hở và kín. 

- Rơ le dùng trong đốt nóng sẽ có rơ le đốt nóng trực tiếp và gián tiếp. 

- Rơ le nhiệt 3 pha và rơ le nhiệt 1 pha.

- Rơ le một cực, rơ le hai cực

Trong đó, rơ le hỗn hợp là rơ le được sử dụng nhiều nhất bởi tính ổn định của thiết bị giúp đảm bảo an toàn cho thiết bị của người dùng.

Do vậy để chọn mua rơ le nhiệt cần chú ý những điểm sau:

- Chọn đúng dòng rơ le nhiệt phù hợp với nhu cầu và phù hợp với thiết bị.

- Chọn rơ le phù hợp với contactor, các thông số để xem rơ le có phù hợp không đều được nhà sản xuất ghi trên catalogue thông tin sản phẩm.

- Khuyến khích nên chọn rơ le nhiệt có dải chỉnh lớn hơn so với nhu cầu dùng một chút. Để đảm bảo có thể điều chỉnh được rơ le phù hợp với hoạt động thực tải.

Cách đấu role nhiệt

Dưới đây là hướng dẫn cách đấu rơ le nhiệt đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Trước khi đấu bạn cần phải hiểu rõ về sơ đồ rơ le nhiệt để có thể nắm được cách đấu nhanh nhất.

Cách đấu rơle nhiệt 1 pha

Nhiều người thường cho rằng động cơ 1 pha không cần sử dụng đến rơ le nhiệt. Tuy nhiên, để bảo vệ thiết bị điện tốt nhất, chống cháy nổ khi động cơ bị quá tải vẫn nên sử dụng rơ le nhiệt.

Đặc điểm của rơ le nhiệt 1 pha giúp giám sát quá trình hoạt động, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra nếu chẳng mang gặp phải sự cố chập cháy nổ bên trong động cơ. 

Thông thường rơ le thường được thiết kế 3 cực độc lập cho 3 pha khác nhau. Nếu muốn sử dụng cho dòng điện 1 pha mà chỉ sử dụng 2 cực [2 dây] sẽ phải đấu như thế nào để đảm bảo an toàn.

Điều này rất đơn giản bạn chỉ cần làm theo 1 trong 2 sơ đồ dưới đây. 

Sơ đồ đấu rơ le 3 pha thành rơ le 1 pha

  • Bơm nước tháp giải nhiệt | Cấu tạo, vai trò & cách bảo dưỡng

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Rơ le nhiệt 3 pha được sử dụng trong các thiết bị điện 3 pha với công suất lớn từ 3Kw - 4,5Kw và được sử dụng chủ yếu trong các dòng thiết bị công nghiệp. Nhờ có thiết bị nhiệt 3 pha giúp tách nguồn điện ra khỏi động cơ khi gặp phải sự cố cũng như tránh được những hỏng hóc ngoài ý muốn.

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha được chia làm 2 dòng: đấu rơ le để bảo vệ theo nguyên lý dòng và bảo vệ theo nguyên lý điện áp. Tuy nhiên cách đấu lại giống nhau theo sơ đồ sau:

Sơ đồ cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Trong đó:

  • MC nằm ở bên tay trái có nghĩa là: 3 tiếp điểm động lực của khởi động từ
  • MC nằm ở bên tay phải có nghĩa: tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút [cuộn coil] của khởi động từ
  • Các vị trí R, S, T  là vị trí sẽ được đấu vào 3 pha
  • Load là tải [thiết bị sử dụng]
  • Ở phần điều khiển sẽ là tiếp điểm các điểm 98, 95, 86 được nối theo hình.

Như vậy với những sơ đồ lắp rơ le nhiệt 1 pha và rơ le nhiệt 3 pha 

Trên đây là những thông tin về cách chỉnh rơle nhiệt cũng như cách đấu rơ le nhiệt chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng với những thông tin và kiến thức cũng như phần hướng dẫn chi tiết này sẽ giúp bạn có thể đấu rơ le và sử dụng không gặp khó khăn. Mọi thắc mắc về rơ le nhiệt hay các thiết bị phụ kiện khác vui lòng liên hệ hotline 0989 937 282 - 0967 998 982.

Video liên quan

Chủ Đề