Hướng dẫn đăng ký hóa đơn điện tử theo Thông tư 78

Chuyển đổi hóa đơn điện tử là yếu tố bắt buộc theo Thông tư 78/2021/TT-BTC mà mọi doanh nghiệp phải nắm rõ. Vậy tại sao lại phải chuyển đổi hóa đơn và đâu là thủ tục chuyển đổi đúng? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. Các bước chuyển đổi hóa đơn điện tử

Bước 1: Xác định DN mình áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế hay áp dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế không

1. Đối tượng áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế

  1. DN vừa và nhỏ theo thông báo của cơ quan thuế, cơ quan các tỉnh có thẩm quyền
  2. DN thuộc đối tượng sử dụng HĐĐT không mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế
  3. DN rủi ro cao về thuế [Cơ quan thuế gửi thông báo trực tiếp hoặc email]
  4. Hộ, cá nhân kinh doanh

2. Đối tượng áp dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế

  1. DN kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, đường biển, đường thủy và DN, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập HĐĐT đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu HĐĐT theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua và cơ quan thuế
  2. DN thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế nhưng sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng HĐĐT không có mã thì người nộp thuế thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT để cơ quan thuế xem xét, quyết định. 

Bước 2: Đăng ký Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP gửi đến cơ quan thuế để sử dụng HĐĐT.

Chờ đợi cơ quan thuế phản hồi bằng thông báo điện tử theo mẫu số 01/TB-ĐKĐT về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc đăng ký hóa đơn điện tử trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký. 

Bước 3: Sau khi được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp liên hệ các nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế công bố đạt chuẩn theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC để cấp bù miễn phí số hóa đơn điện tử còn tồn hoặc mua mới rồi phát hành hóa đơn theo mẫu mới để sử dụng. 

Bước 4: Sau khi nhận được thông báo chấp nhận cho sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC, Doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tình hình hóa đơn mẫu BC26 có đính kèm phụ lục 3.12 quyết toán hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ không còn giá trị sử dụng như hình minh họa. 

Chọn Phụ lục 3.12 và điền các thông tin Quyết toán hóa đơn không còn sử dụng và thực hiện theo Luật định.

Bước 5: Lập và nộp thông báo hủy hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo mẫu cũ cho cơ quan thuế bằng mẫu TB03AC có trong HTKK để nộp cho cơ quan thuế. 

Lưu ý: Ngoài thông báo TB03AC hủy hóa đơn gửi cơ quan thuế, DN phải lập hồ sơ hủy hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo quy định theo Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC lưu tại doanh nghiệp, hồ sơ hủy bao gồm:

  • Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy [từ số…đến số…hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục];
  • Biên bản hủy hóa đơn;

2. Những lưu ý khi chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78

Các đơn vị/ doanh nghiệp thuộc đối tượng thí điểm chuyển đổi HĐĐT theo Nghị định 123, thông tư 78 và nhận được thông báo yêu cầu chuyển đổi từ cơ quan thuế địa phương thì mới thực hiện chuyển đổi [bắt đầu từ sau ngày 21/11/2021].

Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng triển khai HĐĐT giai đoạn 1 [không thuộc 6 tỉnh thành phố thí điểm] hoặc chưa nhận được thông báo chuyển đổi từ Cơ quan thuế vẫn sử dụng hóa đơn cũ.

Cùng với đó, doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi cũng như cập nhật các thông báo/ công văn từ chi cục thuế địa phương để bám sát lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử. 

Sau khi doanh nghiệp gửi tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và được CQT chấp nhận, DN phải thực hiện hủy hóa đơn còn tồn theo quy định cũ [ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã đăng ký phát hành theo các quy định trước đây hoặc tiêu hủy hóa đơn giấy đã phát hành nhưng chưa sử dụng]. 

Trên đây là những điều mà chủ kinh doanh cần lưu ý về chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 cũng như thủ tục, quy trình chuyển đổi chính xác nhất.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục hủy hóa đơn điện tử đã phát hành

Xem thêm: Cách sử dụng hóa đơn điện tử thế nào? Hướng dẫn cài đặt hóa đơn điện tử Misa trên Sapo chi tiết

Nhằm đẩy mạnh lộ trình triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, ngày 17/9/2021 vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ.

1. Nội dung chính Thông tư 78/2021/TT-BTC

Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.
  • Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử.
  • Ký hiệu hóa đơn điện tử.
  • Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Một số hướng dẫn về tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử, các dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn cũng là nội dung đáng chú ý tại Thông tư này.
Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung hóa đơn giấy bao gồm: Tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, sử dụng biên lai thu thuế - phí - lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân, hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

2. Bộ Tài Chính khuyến khích áp dụng hóa đơn điện tử trước 1/7/2022

Mặc dù Thông tư 78/2021/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Thông tư nêu rõ khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin sớm áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022.

Kể từ ngày 1/7/2022 trở đi, toàn bộ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử [trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 14 và Điều 23 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP].

Các trường hợp chưa đủ điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định được sử dụng hóa đơn giấy tối đa 12 tháng, kể từ ngày 1/7/2022 đối với hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trước mốc thời gian này, hoặc kể từ thời điểm đăng ký, sử dụng hóa đơn đối với hộ, cá nhân kinh doanh mới thành lập sau ngày 1/7/2022. Cũng theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, kể từ ngày 1/7/2022, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính về hóa đơn được ban hành trước đó sẽ hết hiệu lực thi hành.

Đối với Cơ quan thuế, Thông tư nêu rõ lộ trình triển khai hóa đơn điện tử. Cụ thể, Tổng cục Thuế cần có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử, sẵn sàng tiếp nhận đề nghị, kết nối với tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định.

3. Đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc

Ngoài quy định về mốc thời gian, Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết triển khai hóa đơn điện tử theo Luật Quản lý thuế số 38/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục thuế lập kế hoạch triển khai theo 2 giai đoạn và đã ban hành các Quyết định triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định.
Thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế trên địa bàn là đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử để thông báo về kế hoạch triển khai, sẵn sàng chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Mặt khác, Cục Thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho cán bộ thuế, người nộp thuế các quy định về  hóa đơn điện tử. Các đường dây nóng tại Cục và Chi Cục Thuế cần được công khai, thường xuyên rà soát các vướng mắc là điều cần thiết để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, tổ chức triển khai thực hiện hóa đơn điện tử đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh những lợi ích thiết thực về chi phí, thời gian, hiệu quả công việc, hóa đơn điện tử mang lại sự an tâm cho khách hàng doanh nghiệp. Đối với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử là phương thức hữu hiệu hạn chế các hành vi gian lận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Sớm áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính góp phần chuyển đổi phương thức quản lý minh bạch, hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội. Ngoài ra, mọi thắc mắc về cách xuất hóa đơn điện tử cho ngành xây dựng cũng như muốn tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ MY-INVOICE

  • Địa chỉ: Tầng 2, Tòa N4D ngõ 50 Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
  • Tel : 0961.980.498 - 0965.158.498
  • Website: //hoadondientuvn.info/
  • Email:

Liên hệ tư vấn 0961.980.498

Video liên quan

Chủ Đề