Cách sử dụng bút GOOJODOQ

Không phải dân thiết kế mà chỉ có nhu cầu vẽ vời chơi chơi và ghi lại những thông tin hàng ngày, tôi - một nhân viên văn phòng vừa "cắn răng" đầu tư một chiếc Ipad Pro 2020, đang cực kì đắn đo trong việc lựa chọn mua Apple Pencil 2 gần 4 triệu đồng hay bản dupe là loại bút cảm ứng của Trung Quốc GOOJODOQ đang được sale với giá 400k.

Giữa vô vàn lời tư vấn "hai mang" như "mua đồ xịn của Apple dùng cho sướng, cho bền" hay "có thiết kế gì đâu mà phải mua đồ xịn cho tốn", rất may trên văn phòng làm việc, tôi có những người đồng nghiệp sử dụng cả hai loại bút này để mượn dùng thử. Cũng đặt lên bàn cân xem sự chênh lệch giữa bút cảm ứng GOOJODOQ và Apple Pencil 2 xem chiếc nào thực sự phù hợp với nhu cầu người dùng nhé!

Trải nghiệm thử Apple Pencil 2 và bút cảm ứng GOOJODOQ

Thiết kế gần tương đồng, đều có nam châm để gắn liền với cạnh của Ipad

Nhìn từ bên ngoài, bút cảm ứng GOOJODOQ có nhiều điểm tương đồng với chiếc bút thế hệ thứ 2 của Apple về thiết kế, đặc biệt là phần vát trên thân có nam châm, có thể gắn liền ở cạnh bên của Ipad.

Cả hai chiếc bút đều có thể gắn vào ipad bởi nam châm cạnh bên như thế này

Tuy nhiên, nếu Apple Pencil 2 làm từ nhựa nhám nên cầm khá chắc chắn và bám tay thì chiếc bút cảm ứng giá rẻ này lại là nhựa bóng giống như Apple Pen 1. Chính vì vậy, khi cầm chiếc bút cảm ứng GOODOJOQ trên tay, người dùng sẽ có cảm giác khá nhẹ, đồng thời, người đổ mồ hôi tay nhiều sẽ không mấy dễ chịu khi cầm lại ở những lần tiếp theo.

Vì làm bằng nhựa nhám nên cảm nhận khi cầm Apple Pencil 2 hơn hẳn GOOJODOQ - được làm từ nhựa bóng

Khi sạc, đối với Apple Pencil, người dùng chỉ cần gá bút lên thân máy là có thể sạc tại vị trí cạnh phải của máy, nhưng với GOOJODOQ thì sẽ cần đến một đầu USB-C. Tuy nhiên, đây cũng không phải vấn đề quá lớn vì cổng sạc của cả bút cảm ứng giá rẻ và sạc Ipad Pro đều là USB-C nên người dùng có thể sử dụng một chiếc sạc cho 2 thiết bị.

Nếu Apple Pencil 2 có thể sạc bằng cách đặt bên cạnh Ipad thì GOOJODOQ phải sạc theo cổng Type-C

Thêm vào đó, với Apple Pencil 2, sau khi kết nối Bluetooth, khi lấy bút ra khỏi vị trí sạc mặc định kết nối là dùng được ngay. Còn với GOOJODOQ, bạn sẽ cần bật nguồn cảm ứng trên phần vỏ cứng, chỉ cần chạm vào là bật, chạm một lần nữa là tắt. Nếu không sử dụng tới, bút cảm ứng giá rẻ cũng có tính năng tự động tắt để tiết kiệm pin.

Cả hai loại đều có thể thay được đầu bút khi mòn. Điểm cộng của GOOJODOQ, dù là bút giá rẻ nhưng lại được tặng kèm 2 đầu thay thế thay vì phải mua ngoài đúng chất "bào" của nhà Apple cho Pencil 2.

Ngòi bút cũng có sự khác biệt giữa bản auth Apple Pencil 2 và bản dupe GOOJODOQ

GOOJODOQ viết khá ổn, chỉ thua cảm ứng lực so với Apple Pen 2

Sau khi đã thử viết thì GOOJODOQ cho cảm nhận khá ổn, không quá trễ nhịp, viết liền mạch như Apple Pen 2. Đồng thời, từ việc nhận diện ở góc nghiêng cho đến chống tì tay thì cây bút 400k này cũng đều làm tốt.

Tuy nhiên, so với anh lớn từ Apple thì GOOJODOQ thiếu hẳn cảm ứng lực, cũng không thể vẽ thanh-đậm như Apple Pen 2. Về phần này thì một bộ phần người dùng nào chuyên về vẽ thì mới thấy được sự khác biệt, còn nếu bạn là người dùng muốn một sản phẩm để ghi chú thì GOOJODOQ cũng đã là một cây bút cho trải nghiệm viết lách trên Ipad khá tốt rồi.

Bút GOOJODOQ viết khá mượt, không bị trễ nhịp như nhiều bút cảm ứng giá rẻ khác trên thị trường. Nếu đặt lên bàn cân với hàng xịn Apple Pencil trong việc "take note" thì cũng một chín một mười

Bên trái là ngòi bút GOOJODOQ và bên phải là của Apple Pencil 2, có lẽ đây chính là điểm khác nhau tạo nên cảm ứng lực của hai chiếc bút cảm ứng

Bút cảm ứng GOOJODOQ
  • Shopee
  • Giá: 400.000đ
Apple Pencil 2
  • FPT Shop
  • Tiki
  • Giá: 4 triệu VNĐ

Video liên quan

Chủ Đề