Cách nhận biết xe đã bổ máy

  • Kiểm tra kỹ nước sơn, thân xe, vỏ xe, khung gầm, động cơ… phải đồng bộ và hợp nhất. Có nghĩa là chi tiết này mới bằng từng này thì các chi tiết khác cũng phải mới gần tương tự, hoặc chi tiết này là của Honda thì các chi tiết khác cũng phải là của Honda.
  • Về hình thức, động cơ phải đảm bảo tính nguyên vẹn và đồng nhất. Mặt ghép giữa hai nửa lốc máy phải nguyên vẹn, các con ốc trên cụm xi-lanh và lốc hộp số [với xe tay ga là bộ côn] không bị toét đầu hoặc thay mới. Nếu các yếu tố này không được đảm bảo, khả năng lớn là xe đã bị “bổ” máy.

    Về khả năng vận hành, động cơ tốt trước hết phải khởi động dễ dàng, khi xe nổ ở chế độ ga-răng-ti [nhả hết ga để máy tự nổ], động cơ không bị chết giữa chừng [tăng ga-răng-ti nếu quá nhỏ], tiếng nổ đều và không bị giật, không có tiếng kêu lạ. Khi vặn tay ga, động cơ đáp ứng nhanh, không có thời gian trễ, ga lên đều, xe không bị ì, động cơ nổ giòn và tăng đều, không có tiếng kêu lạ. Với xe số, việc sang số phải nhẹ và dễ dàng, hộp số không bị kẹt khi tăng và giảm số.

    Có thể kiểm nghiệm độ ăn xăng bằng cách ngửi khói xả xem có nặng mùi xăng hay không. Khói xả nồng nặc mùi xăng là dấu hiệu máy đã bị rã, cho hiệu suất đốt xăng thấp. Tiếp đó, dựng chân chống giữa, vặn ga hết cỡ rồi kiểm tra độ khói. Nếu lượng khói xám nhiều và dày đặc, động cơ đã bị rã và ăn dầu. Nếu lượng khói xám ít thì động cơ vẫn còn hoạt động tốt.

  • Đối với các loại xe ga cần kiểm tra kỹ ắc quy, nhất là xe ga nhập khẩu như Honda SH, Dylan, Piaggio vì ắc quy có giá cao nên dễ bị tráo đổi. Yêu cầu thợ mở thùng xe dưới yên để kiểm tra phần máy bên trong, nếu người bán không đồng ý thì cần xem xét lại.

Biết cách kiểm tra xe đã bổ máy chưa – Việc quan trọng đảm bảo tiền của bác chi ra đúng xe đúng thời điểm.

Hãy cùng tìm hiểu những cách đó là gì trong bài chia sẻ này của VoV xe nhé.

Người mua cũng cần nắm rõ. Đừng ỉ lại vào thợ đi cùng.

Bổ máy là làm gì?

Bổ máy là quy trình mà các thợ sửa sẽ tháo máy ô tô ra để kiểm tra hoặc sửa chữa. Cái gì cần thay thì thay, cái gì cần sửa thì sửa. Sau đó vệ sinh, tra dầu và lắp lại như ban đầu.

Nhờ đó mà có thể cải thiện được “sức khỏe” của xe đáng kể.

Tại sao phải bổ máy xe ô tô?

Do chủ xe dùng như phá

Bên cạnh những bác tài “yêu xe như con – quý xăng như máu”. Thì vẫn có những bác chả biết chăm xe là gì.

Đi nhanh phanh gấp, không chú ý cảnh báo trên bảng taplo, không thay định kỳ 6 dung dịch cần thiết trên xe ….

Lâu dần các chi tiết hao mòn nhanh chóng.

Xe bị thủy kích ngập nước

Giặc nước không chỉ phá hoại sắt xi, thân vỏ, gầm bệ … làm nó gỉ hoen gỉ hoét. Mà còn phá cả hệ thống điện và hệ thống động cơ.

Vậy nên những xe bị thủy kích, ngập nước nặng thường phải bổ máy ra để sửa chữa với chi phí lớn.

Xe quá cũ

Với những dòng xe đời sâu, đặc biệt các mẫu xe cũ từ 10 năm trở lên. Máy móc đã rệu rã, khấu hao gần hết.

Nên chủ xe muốn “hồi xuân” lại cho nó bắt buộc phải bổ máy.

5 cách kiểm tra xe đã bổ máy chưa

1. Soi ốc

  • Ốc chân máy
  • Ốc mặt máy
  • Ốc capo
  • Ốc khung sườn

Tất cả các loại ốc này đều phải còn nguyên sơn, không bong tróc, không có dấu hiệu xiết vặn.

Và nó phải cũ. Bởi chẳng có lí do gì mà xe thì cũ ốc lại mới cả.

Ốc zin từ nhà máy không có dấu hiệu vặn ra

2. Xem giảm sóc

Các mối hàn phải cong nguyên, đều đẹp.

Nếu đã có dấu vết hàn lại hay bị cong vênh bất thường cần đặt câu hỏi cho người bán.

3. Nẹp capo

Những đường nẹp này từ nhà máy được bắn bằng robot nên đều – đẹp – chắc chắn.

Còn keo chỉ mà đã bị đi lại thì thường không đều, có chỗ thừa chỗ thiếu, dễ bung và vỡ. Cẩn thận hơn, bác nhìn xuống gầm máy, xem keo gắn giữa đáy các-te và thân máy có bị thừa và phè ra hay không.

4. Đề nổ và nghe tiếng máy

Ngay sau khi đề nổ. Bác cần để ý tất cả các loại ở trên taplo như màn hình, đèn đóm, điều hòa, đồng hồ taplo, đèn báo lỗi…..

Tiếp theo là nghe tiếng nổ phải giòn, đều, không có tiếng lạ và không rung lắc bất thường.

5. Chạy thử xe

Phải lái thử xe để biết xe ngon hay nát và cảm nhận “nhịp đập” của trái tim xe. Đạp ga xe có khỏe không, phanh côn số có nhạy và an toàn không….

Đồng thời quan sát khói xe để đoán bệnh và kiểm tra độ nóng của động cơ sau khi chạy thử.

[mailpoet_form id=”5″]

Lời kết

Trên đây VoV xe đã chia sẻ với các bác chi tiết về cách kiểm tra xe đã bổ máy chưa. Bác nào có cách nào nữa thì chia sẻ dưới phần bình luận để cùng hoàn thiện nhé.

Xem video quay đánh giá xe và đồ chơi xe trực tiếp của VoV xe tại kênh youtube

Mua xe máy cũ có rất nhiều rủi ro vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu thật cẩn thận để có thể mua được chiếc xe chất lượng với gia cả phải chăng. Sau đây là một số cách nhận biết xe máy cũ đã bổ máy, làm hơi, làm máy, bạn có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm hữu ích nhé!

Anh Hào thắc mắc: “Cho tôi hỏi nếu muốn biết một chiếc xe đã bị làm hơi, làm máy rồi thì căn cứ vào những dấu hiệu hay biểu hiện gì? Tôi xin cảm ơn”.

Trả lời câu hỏi của anh Hào có một số chia sẻ như sau:

Khi xe đã bị cong/gãy tay biên, xi-lanh bị trầy xước, hoặc đơn giản là động cơ quá cũ phải làm lại hơi thì việc khắc phục bắt buộc phải tháo toàn bộ máy. Công việc này sẽ để lại những dấu hiệu có thể dễ dàng quan sát, bởi quá trình lắp lại máy phải dùng đến một loại keo gọi là keo ráp máy.

Với các loại xe đời rất mới, gioăng nắp máy có thể có sẵn, hoặc còn dùng lại được thì khó có thể phát hiện ra là nắp máy đã bị tháo hay chưa. Nhưng tất cả các phần còn lại của vỏ máy vẫn phải dùng keo khi ráp lại. Còn với các loại xe đời cũ, gioăng nắp máy không có bán trên thị trường nên trong quá trình sửa chữa mà có tháo máy, người thợ chỉ còn cách duy nhất là bôi keo để làm kín máy khi được ráp lại.

Sự khác biệt thể hiện qua lớp keo này. Trên xe nguyên bản, nhà sản xuất bắn keo bằng robot đạt đến độ chính xác rất cao. Vết keo không bị thừa, hoặc nếu có thì cũng chỉ mảnh như sợi dây cước và rất gọn.

>> Chia sẻ hữu ích: Mua xe máy cũ tại TPHCM – Xem so sánh giá các dòng xe máy cũ từ nhiều người bán uy tín trên MXH MuaBanNhanh

Còn khi sửa chữa, keo được bôi thủ công nên thường không thẳng, bị phè ra ngoài rất nhiều. Cẩn thận hơn, chúng ta có thể nhìn xuống gầm máy, xem keo gắn giữa đáy các-te và thân máy có bị thừa và phè ra hay không.

Việc nhận biết máy đã bị tháo có thể bằng quan sát các bu-lông hoặc các con ốc. Trên xe nguyên bản, các con ốc sẽ không bị trầy xước. Hơn nữa, trong khi rã máy, người thợ sửa chữa phải tiến hành vệ sinh toàn bộ các chi tiết, và nếu chiếc xe vừa được đại tu thì các vết bụi bám sẽ không còn tự nhiên như xe nguyên bản.

Anh Nam cho biết: “Bạn nên kiểm tra nắp dầu máy: mở nắp đổ dầu và quan sát nắp dầu, xem màu sắc dầu xung quanh và dưới trục cam. Thường áp dụng đối với các xe đã vận hành vài năm, nếu dưới nắp dầu đóng cặn nhiều chứng tỏ lịch sử bảo dưỡng của xe không chuẩn, gây hại cho máy”.

“Ngoài mùi xe ra bạn cũng nên kiểm tra độ ẩm ở một số vị trí nhất định trên xe vì nếu một chiếc xe từng bị ngập nước thì nước sẽ đọng lại ở một số nơi mà người bán xe cũng không ngờ đến” – chia sẻ từ anh Dũng.

Anh Huỳnh cho biết thêm: “Nếu có thể bạn hãy sờ thử vào thảm xe hoặc lật thảm lên để xem có nước đọng lại ở đó không, rỉ sét cũng là một dấu hiệu chứng tỏ xe đã từng bị ngâm nước. Bên cạnh đó hãy kéo dây an toàn ra hết mức có thể để xem dây có bị ố màu không, đây là một chi tiết mà những showroom xe quên không để ý đến khi tân trang lại cho xe ngập nước”.

Trên đây là một số thông tin về cách nhận biết xe máy cũ đã bổ máy, làm hơi, làm máy, hy vọng có thể giúp bạn kiểm tra một cách chính xác nhất khi đi mua xe máy cũ nhé!

>> Bài viết hay: Kinh nghiệm mua xe máy cũ

Video giới thiệu những dòng xe máy cũ bền bỉ, tiết kiệm xăng nên mua:

Tham khảo internet

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng mua bán chuyển nhượng xe máy cũ

Từ khóa tìm kiếm cách nhận biết xe máy bị bổ máy, nhận biết xe máy cũ, xe máy cũ

Nguồn: //blog.muabannhanh.com/cach-nhan-biet-xe-may-cu-da-bo-may-lam-hoi-lam-may/85945

View all posts by manhnhimbn

Published October 1, 2018

Video liên quan

Chủ Đề