Cách mấy tiếng thay băng vệ sinh 1 lần

Nên sử dụng băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần? Thời gian sử dụng băng vệ sinh ra sao ảnh hưởng nghiêm trọng đến âm đạo và khả năng sinh sản của nữ giới. Để tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra trong ngày đèn đỏ chị em nên thay băng vệ sinh sau 4 tiếng sử dụng.

Băng vệ sinh được xem là một trong những đồ vật bất ly thân của chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Băng vệ sinh giúp thấm hút kinh dịch được xuất ra thừ cơ quan sinh dục khi đến tháng. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm giúp bảo vệ âm đạo khỏi vi khuẩn xâm lấn trong những ngày này.

Tuy nhiên, băng vệ sinh chỉ thực sự phát huy tác dụng ưu việt của mình khi chị em phụ nữ biết sử dụng đúng cách và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Mặt khác, chị em phụ nữ cũng nên tìm kiếm những thương hiệu băng vệ sinh uy tín, chất lượng để tránh sử dụng nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Một vấn đề cực kỳ đáng quan tâm trong ngày đèn đỏ là “nên thay băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần?”. Cách chuyên gia y tế khuyên, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho âm đạo, cứ 3 – 4 tiếng chi em nên thay băng vệ sinh 1 lần, dù kinh ra ít hay ra nhiều.

Bởi trong thời gian đóng băng vệ sinh quá lâu sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn sinh sôi gây cảm giác ngứa, khó chịu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Nên sử dụng băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần, sử dụng băng vệ sinh quá lâu có thể khiến âm đạo bị viêm nhiễm

Thông thường, các loại băng vệ sinh làm từ sợi bông giúp hễ hút ẩm. Nhưng nó cũng rất dễ bị biết chất tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, do băng vệ sinh bị đóng kín có thể gây bí cho vùng âm đạo dễ gây hôi, ngứa.

Theo tiến sĩ Uma Vaidyanathan, tư vấn cao cấp phụ khoa và sản khoa, Bệnh viện Max, New Delhi, cho biết: “Máu trong kinh nguyệt có thể gây mùi rất hôi và nếu tấm lót không được thay đổi thường xuyên có thể gây phát ban và trong một số trường hợp gây nhiễm trùng”.

Trong một số trường hợp người dùng sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng, kèm theo thời gian sử dụng quá lâu có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc. Vậy nên, cần thay băng vệ sinh đình kỳ 4 tiếng/lần, dù ra ít kinh nguyệt hay ra nhiều kinh nguyệt.

Trong trường hợp bạn dùng từ 2 – 3 tiếng nếu thấy có mùi hôi thì cũng cần thay băng vệ sinh luôn. Khi thay băng vệ sinh bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh mùi hôi, loại bỏ sạch kinh còn bám trên vùng kín.

Nêu tuân thủ nguyên tắc thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần như trên sẽ giúp bạn đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa các bệnh viêm nhiễm do  nấm, vi khuẩn gây ra.

Một số sai lầm ít biết về cách sử dụng băng vệ sinh

Có rất nhiều chị em phụ nữ thờ ơ trong việc sử dụng và bảo quản băng vệ sinh. Họ chỉ nghĩ đơn giản là đến tháng thì mua về dùng, không dùng hết thì để lại trong nhà vệ sinh lần sau dùng tiếp. Tuy nhiên, những điều tưởng như nhỏ nhặt đó lại lại những sai lầm lớn gây ảnh hưởng đến âm hộ.

Thứ nhất, chị em phụ nữ không được để băng vệ sinh trong phòng tắm. Bởi, nhà vệ sinh phòng tắm là môi trường cực kỳ nhiều vi khuẩn dễ xâm nhập vào băng vệ sinh. Hơn nữa, băng vệ sinh được làm bằng sợi bông và xợi sơ nên nếu để trong môi trường ẩm ướt, chất liệu này dễ bị biến chất và tạo cơ hội cho vu khuẩn xâm nhập và sinh trưởng.

Vậy nên, sau khi mở gói băng vệ sinh không dùng hết chị em cần cất ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đồng thời, phải bịt kín vỏ túi khi không sử dụng nữ.

Nên sử dụng băng vệ sinh mấy tiếng 1 lần, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng băng vệ sinh

Thứ hai, chị em cần xem hạn sử dụng của băng vệ sinh trên bao bì trước khi dùng. Bởi nếu dùng băng hết hạn sử dụng có thể gây viêm nhiễm, nấm ngứa cho vùng âm đạo. Thông thường, băng vệ sinh sẽ có thời hạn sử dụng khoảng 2 năm.

Thứ ba, cần cẩn thận với băng vệ sinh khuyến mại, hàng tặng kèm. Bởi lẽ, các sản phẩm khuyến mại, tặng kèm là chiêu trò của các nhà sản xuất, khó đảm bảo chất lượng. Vậy nên, khi mua các bạn nữ cần chú ý điểm này.

Thứ tư, không nên quá tin tưởng các loại băng vệ sinh có mùi thơm. Bởi rất nhiều hãng sử dụng các thành phần hóa chất tạo mùi thơm cho băng vệ sinh. Với những loại da nhạy cảm, da mỏng thì dễ bị mẩn ngứa. Vậy nên cần chú ý sử dụng để tránh gây mẫn cảm cho da.

Thứ năm, cần rửa tay sạch trước khi sử dụng băng vệ sinh. Bởi trong tay chúng ta chứa hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau. Nếu không chú ý, vô tình có thể khiến băng vệ sinh bị nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho vùng âm đạo.

  • 1

    Chọn loại có độ dày phù hợp, thấm hút tốt, hình dạng và kiểu dáng hợp với cơ thể bạn. Với gần 3,5 tỉ phụ nữ trên trái đất này, phái đẹp sẽ có chút phân vân khi đứng trước muôn vàn sự lựa chọn để tìm ra loại băng vệ sinh có thể đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của họ. Sau đây là bảng tóm tắt chung cho sự lựa chọn tốt nhất:

    • Độ dày. Kinh nguyệt càng ít, bạn càng nên chọn sản phẩm băng vệ sinh mỏng. Thật may mắn là sự thấm hút của chúng đã được cải thiện một cách rõ rệt, trong những năm gần đây. Ngay cả loại băng mỏng cũng có thể thấm hút hoàn toàn. Chúng tạo cảm giác thoải mái khi ngồi và thậm chí giúp bạn quên đi rằng bạn đang mang chúng trong người!
    • Thấm hút. Kiểm tra sự phân loại [thấm ít, thấm trung bình, siêu thấm] và độ dài, sau đó thử một vài thương hiệu và kiểu dáng khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đôi khi, thấm hút đồng nghĩa với nhiều sản phẩm khác nhau cho từng đối tượng khác nhau.
    • Hình dạng. Đồ lót có muôn vàn hình dạng, và đó là lý do tại sao băng vệ sinh cũng được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau! Có ba loại băng vệ sinh chính, bao gồm loại dành cho quần chíp thông thường, loại dành cho đồ dây, và loại dành cho ban đêm. Băng vệ sinh ban đêm thường khá dễ hình dung [chúng sẽ được thiết kế dài hơn và giúp bạn nằm ngủ ngon giấc]. Nhưng còn hai loại kia thì sao? Thực ra thì việc sử dụng băng vệ sinh khi mặc quần lọt khe giống như là ban đang tự chuốc lấy phiền phức. Bạn có thể thử nếu muốn. Nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu, tốt hơn hết là bạn nên dùng loại thường.
    • Kiểu dáng. Có hai loại băng vệ sinh phổ biến: Loại có cánh và loại không có cánh. "Loại có cánh" sẽ bao gồm miếng dán nhỏ có thể bám dính vào quần lót. Chúng giúp miếng băng không bị xê dịch và trông giống như một miếng tã lót nhỏ. Nói tóm lại, trừ khi loại có cánh này làm bạn ngứa hoặc thấy khó chịu, chúng thật sự là bạn đồng hành trên mọi nẻo đường!
      • Thông thường, bạn nên tránh xa loại băng vệ sinh có mùi thơm, đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm. Chúng dễ gây mất cân bằng trong môi trường âm đạo, lạnh tử cung, sử dụng không đúng cách có thể gây các bệnh phụ khoa không mong muốn, phá vỡ độ pH, che dấu được mùi nhưng rất dễ gây dị ứng.
      • Bề mặt băng vệ sinh cũng rất quan trọng, nên sử dụng các loại băng vệ sinh có bề mặt làm từ vải sợi bông hoặc tốt nhất là làm từ vải sợi tre. Bột tre tự nhiên [tác dụng kháng khuẩn lâu dài], tự làm sạch và tươi mát [khử mùi hôi], cảm giác khô thoáng [làm mềm da và chống ngứa], màu tự nhiên [không dễ dị ứng].
      • Có rất nhiều sản phẩm băng vệ sinh hàng ngày được bày bán trên thị trường, nhưng chúng có đôi chút khác biệt. Hãy chọn loại băng này nếu bạn cảm thấy bạn đang trong giai đoạn đầu hoặc cuối chu kỳ -- nghĩa là, khi máu kinh ra rất ít.

  • 2

    Chọn vị trí. Hầu hết phái đẹp đều thay băng vệ sinh khi họ muốn đi toilet, nhưng đôi khi nhu cầu thay băng cũng đến vào lúc bạn chẳng có nhu cầu gì. Cho dù lý do là gì, thì đừng quên tìm phòng tắm gần nhất, rửa tay sạch sẽ, và từ từ cởi quần xuống. Thật không may là băng vệ sinh chưa thể chuyển sang dạng quần một cách kỳ diệu được. Khoa học vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này.

    • Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn ngồi xuống trong khi quần chíp được kéo xuống tới đầu gối. Tư thế đứng cũng không phải là ý kiến tồi nếu bạn đảm bảo là mọi thứ ở trong tầm tay của bạn.

  • 3

    Tháo bỏ lớp vỏ bọc hoặc hộp bên ngoài miếng băng vệ sinh. Bạn có thể vứt chúng đi, nhưng ý kiến hay ở đây là bạn nên dùng lớp vỏ này để bọc miếng băng bạn cũ và tống khứ chúng đi. Bạn cũng biết mà? Không ai muốn nhìn thấy băng vệ sinh đã dùng rồi nằm trơ trọi trong thùng rác cả. Và đừng bao giờ vứt chúng vào bồn cầu vì đó có thể là nguyên nhân gây tắc bồn cầu!

  • 4

    Gấp hai bên cánh của băng vệ sinh lại, và gỡ bỏ lớp giấy dán dài bám chắc ở giữa miếng băng. Tiếp đó, tiếp tục gỡ miếng dán ở hai bên cánh và vứt những miếng dán này vào sọt rác [bạn không cần chúng để bọc].

    • Đối với một số nhãn hiệu băng vệ sinh ngày nay, lớp vỏ bọc bên ngoài cũng đồng thời là lớp bọc keo dán. Chúng thân thiện với môi trường và làm đơn giản hóa vấn đề hơn – nếu bạn đang dùng loại này, bạn đã bớt đi được thêm một bước đấy!

  • 5

    Dán phần keo dính vào quần chíp. Tất nhiên, bạn phải dán sao cho miếng băng nằm trực tiếp bên dưới âm đạo – không lùi lên phía trước hoặc lùi ra đằng sau! Nếu bạn muốn nằm xuống nghỉ ngơi, hãy điều chỉnh sao cho nó lùi về phía sau một chút và tất nhiên bạn nên định hình về việc miếng băng nên nằm ở đâu sẽ có hiệu quả thấm hút nhất. Bạn sẽ sớm cảm thấy khá hơn khi thực hành đặt miếng băng vào giữa quần lót và xê dịch nó tới vị trí phù hợp!

    • Phải làm gì nếu băng vệ sinh có cánh? Hãy đảm bảo là bạn gấp những phần cánh này bên ngoài quần chíp sao cho chúng có thể dính chặt vào đó. Chúng sẽ làm nhiệm vụ giữ cho miếng băng không bị xê dịch khi bạn di chuyển và sẽ tạo cảm giác an toàn và giúp bạn tự nhiên hơn.

  • Video liên quan

    Chủ Đề