Cách làm phần đọc hiểu và nghị luận xã hội

Đọc hiểu văn bản là câu hỏi chiếm tới 3 điểm trong đề thi THPTQG môn Ngữ văn. Hơn hết, đây là dạng bài chắc chắn xuất hiện trong đề thi. Để đạt điểm tuyệt đối 3/3 của phần đọc hiểu theo cấu trúc không hề đơn giản. Dù điều này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tổng số điểm của cả bài văn.Vì vậy, trong bài viết này gia sư Bảo Châu sẽ chia sẻ với các em 4 vấn đề sau:

  • Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • Cách làm bài đọc hiểu môn Văn đạt điểm cao
  • Những kiến thức cần nắm vững về cách làm bài đọc hiểu môn Văn 

1. Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Phần đọc hiểu Ngữ văn 12, cũng giống như phần đọc hiểu của những lớp 10, 11 mà các em đã học trước đó.Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:– Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I [3 điểm] trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

2. Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:– Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.– Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.– Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại vă

3. Cách làm bài đọc hiểu văn bản để đạt điểm cao

Sau khi đã nắm được được đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản. Những yêu cầu ra đề của dạng bài này. CCBook sẽ hướng dẫn các em cách làm bài đọc hiểu văn bản để “ăn chắc” 3 điểm trong đề thi.

Cách làm bài đọc hiểu môn văn tốt nhất là các em cần:

– Nắm được phương pháp đọc – hiểu một văn bản. Các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu.

– Với dạng bài này, các em nên viết trong khoảng 30 phút.

– Nên viết khoảng 1 mặt giấy thi.

– Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. Câu trả lời nên chính xác, đầy đủ, ngắn gọn.

– Không cần mở bài và kết bài, không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.

– Khi xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Thao tác lập luận hoặc phương thức biểu đạt trong văn bản. Các em nên giải thích ngắn gọn.

4. Những kiến thức cần nắm vững về cách làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu Ngữ văn 12, các cần phải nắm vững những phần kiến thức sau:

a. Các phong cách ngôn ngữ chức năng.

Cách làm bài đọc hiểu môn văn khi hỏi về phong cách ngôn ngữ chức năng. Các em cần phải lưu ý. Trong đề thi thường có câu hỏi: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Các em chú ý đọc kĩ văn bản, tìm hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ của văn bản rồi hãy trả lời.

Các phong cách ngôn ngữ bao gồm:

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí

b. Các phương thức biểu đạt

Cách làm bài đọc hiểu văn bản khi hỏi về các phương thức biểu đạt cần có những lưu ý:

– Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính.

– Câu hỏi trong đề chỉ yêu cầu các em xác định phương thức biểu đạt chính. Các em nên chú ý đọc kĩ câu hỏi rồi hãy trả lời một cách chính xác.

– Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề thi: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận.

c. Các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận sẽ bao gồm: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

d. Các biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ thường gặp khi các em làm bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn 12. Các biện pháp tu từ bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa, hoán dụ, điệp ngữ. Khoa trương, nói giảm, liệt kê, tương phản, đối lập. Câu hỏi tư từ, chêm xem, im lặng.

e. Đặc trưng của các thể thơ

Đặc trưng của các thể thơ: thơ lục bát, thơ song thất lục bát. Các thể ngũ ngôn Đường luật. Các thể thất ngôn Đường luật. Các thể thơ hiện đại.

f. Các hình thức lập luận của đoạn văn

Các hình thức lập luận của đoạn văn bao gồm: diễn dịch, quy nạp, song hành, đoạn tổng – phân – hợp, đoạn móc xích.

g. Một số phương tiện và phép liên kết

Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộ lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.

h. Các phương thức trần thuật

Các phương thức trần thuật thường xuất hiện trong các văn bản truyện kể: truyện, tiểu thuyết.

               Trên đây, gia sư Bảo Châu đã tổng hợp những phần kiến thức quan trọng các em cần nắm vững để làm tốt phần đọc hiểu văn bản. Để nắm chắc cách làm bài đọc hiểu văn bản hơn nữa, các em có thể gọi đến hotline của cô Bảo Châu nhờ giúp đỡ, hoặc nhờ cô Bảo Châu tìm cho mình một gia sư giỏi để giúp các em học tốt hơn nữa môn Ngữ văn.

Sửa bài viết

Chuyên mục: Kinh nghiệm học tập | Xuất bản: 03/12/2020

Đọc hiểu & nghị luận xã hội là 2 kiểu bài mới được đưa vào đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây. Trước 2 dạng này, học sinh vẫn còn nhiều lúng túng, chưa biết cách làm bài để đạt điểm cao. Mod Minh Tú - GV hỗ trợ môn Văn của Tuyensinh247.com sẽ chia sẻ với các em bí kíp để chinh phục dạng bài này!

I. Cách làm dạng bài đọc hiểu văn bản:

1. Cấu trúc đề đọc hiểu:

a. Văn bản: 2 văn bản [van bản văn xuôi/ thơ, văn bản nhật dụng/ nghệ thuật]

b. Câu hỏi: 8 ý hỏi

2. Những câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi nhận biết:

- Thể thơ, kiểu lập luận của đoạn văn

- Thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, bình luận, …

- Phương thức biểu đạt: tự sự [kể], miêu tả [tái hiện đặc điểm], biểu cảm [bộc lộ cảm nghĩ], thuyết minh [giới thiệu], nghị luận [bàn luận], hành chính –công vụ

- PCCN ngôn ngữ:

+ Sinh hoạt [dùng trong giao tiếp, tồn tại ở 2 dạng nói, viết, đặc trưng: tính cụ thể, tính cá thể, tính cảm xúc]

+ Khoa học [dùng trong văn bản khoa học, đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng, Tính lí trí, logic, Tính khách quan, phi cá thể]

+ Nghệ thuật [VB nghệ thuật, đặc trưng: tính hình tượng, tính cá thể, tính truyền cảm]

+ Chính luận: Tính công khai về quan điểm chính trị, Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, Tính truyền cảm, thuyết phục.

+ PCNN báo chí: Tính thông tin thời sự, Tính ngắn gọn, Tính sinh động, hấp dẫn [dựa vào nguồn trích dẫn, lưu ý có thể mang PC chính luận -> trả lời 1 trong 2 hoặc cả 2]

+ PCNN hành chính công vụ: tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ.

- Các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ trực tiếp: Ngôn ngữ của nhân vật: độc thoại, đối thoại

                                  Ngôn ngữ của người kể chuyện: trần thuật 

+ Ngôn ngữ nửa trực tiếp [đan xen giữa lời nhân vật và lời của người kể chuyện]: trần thuật nửa trực tiếp

- Các phép liên kết hình thức trong Vb: phép nối, phép lặp, phép thế, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

- Các biện pháp tu từ:

+ Về từ :  so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ [khác lặp từ ], nói quá, nói giảm, nói tránh, chơi chữ, liệt kê, tương phản.

+ Về câu : đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối.

- Nhận diện lỗi sai.

+ Câu hỏi thông hiểu : Thường là yêu cầu nêu nội dung chính của văn bản hoặc của một câu/ đoạn nào đó trong văn bản

+ Vận dụng thấp : Thường là nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản [từ ngữ, hình ảnh, bptt]

+ Các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao : Thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế đời sống [liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp]

+ Nắm chắc những kiến thức trên để làm tốt bài đọc hiểu.

Video chia sẻ cách làm dạng bài đọc hiểu và nghị luận xã hội

II. Phần nghị luận xã hội

1. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội cần:

- Nắm được công thức làm từng dạng cụ thể

- Rèn kĩ năng viết văn

- Nắm bắt thông tin trong đời sống XH, suy nghĩ và có quan điểm cá nhân [bày tỏ quan điểm cá nhân 1 cách chân thành, nghiêm túc, rõ ràng, nhất quán]

- Tích lũy các danh ngôn, châm ngôn, những câu chuyện cuộc sống … để làm dẫn chứng.

2. Những chủ đề thường bàn tới:

- Nghị lực, ý chí, niềm tin

- Bàn về tình cảm [tình bạn, tình mẹ, tình yêu quê hương đất nước]

- Bàn về cách sống, lý tưởng sống

- Bàn về việc học, việc đọc..

- Bàn về vấn đề đối với truyền thông [uống nước nhớ nguồn, cái nết đánh chết cái đẹp, không Thầy đố mày làm nên, văn hóa Việt, tôn sư trọng đạo, ngôn ngữ tiếng Việt..]

- Các phẩm chất đạo đức [Trung thực, danh dự, tự trọng, đức hạnh, khoan dung, đồng cảm, sẻ chia, dũng cảm, danh và thực tâm hồn, tài đức, nghị lực khát vọng, niềm tin…]

- Các vấn đề [giá trị bản thân, khen - chê, thành công - thất bại, kẻ mạnh - kẻ yếu, thời gian - cơ hội - lời nói, những thói xấu của con người, sự cho đi và nhận…]

- Các hiện tượng xã hội đang diễn ra trong đời sống xã hội.

Theo Thethaohangngay

Xem thêm tại đây: Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Video liên quan

Chủ Đề