Cách làm đường non

Nội dung bài viết

Mật mía từ lâu vốn được biết đến là một loại nước chấm cũng như nguyên liệu phụ kèm để chế biến nhiều loại bánh. Bởi những lợi ích của mật mía đối với sức khỏe và việc các chuyên gia khuyên dùng mật mía thay cho đường tinh luyện. Nên mật mía ngày càng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng hơn. Nếu bạn cũng muốn tự tay làm mật mía thì đừng bỏ qua cách nấu mật mía tại nhà đơn giản ngay sau đây. 

Cách làm mật mía cũng không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo cách nấu mật mía ngay sau đây. 

Hướng dẫn cách nấu mật mía đơn giản tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Để nấu được mật mía bạn chỉ cần có nguyên liệu đơn giản đó là nước mía nguyên chất. Bạn có thể mua nước mía tại các cửa hàng bán nước mía hoặc tự ép mía ngay tại nhà nếu có máy ép. 

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ nấu như nồi, muôi, lọ đựng mật. Hãy rửa sạch các dụng cụ và để thật khô trước khi nấu.

Bạn có thể mua nước mía tại các cửa hàng bán nước mía hoặc tự ép mía ngay tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Cách nấu nước mật mía rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lọc nước mía

Thông thường khi mua ở ngoài, nước mía ép đã được lọc tương đối kĩ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sạch hơn thì có thể lọc lại nước mía lần nữa bằng vải hoặc sử dụng máy ép nước mía tại nhà. 

Lọc lại nước mía lần nữa bằng vải hoặc sử dụng máy ép nước mía tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Bước 2: Nấu mật mía

Sau khi đã lọc được nước mía sạch bã, bạn đổ mía vào nồi nấu. Đun trên lửa to cho nước mía sôi lên rồi vặn nhỏ lửa lại. Dùng muôi vớt lớp bọt nổi lên ra khỏi nồi nước mía.

Tiếp theo bạn dùng đũa hoặc muôi đảo nước mía đều tay trong quá trình nấu cho đến khi cô lại thành chất lỏng đặc màu vàng nâu trong là được. Đây là bước rất quan trọng, bởi nếu bạn để lửa quá to sẽ làm cháy khét mật, ảnh hưởng đến chất lượng mật khi nấu. Bạn có thể cho thêm chút gừng vào khi nấu để tạo vị thanh thanh cho mật.

Dùng đũa hoặc muôi đảo nước mía đều tay trong quá trình nấu cho đến khi cô lại thành chất lỏng đặc màu nâu - Ảnh minh họa: Internet

Bước 3: Cho mật mía vào hộp đựng

Mật mía sau khi nấu xong thì để nguội rồi sau đó cho vào lọ đã chuẩn bị. Bạn nên sử dụng vật đựng mật mía bằng thuỷ tinh như chai hoặc lọ thủy tinh để mật giữ được mùi vị lâu.

Cách bảo quản mật mía cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần để mật mía ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp là có thể dùng trong 3 tháng hoặc hơn.

Mật mía sau khi nấu xong thì để nguội rồi sau đó cho vào lọ - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của mật mía đối với sức khỏe

Mật mía đã được sử dụng từ rất lâu đời. Từ xưa, thổ dân Úc đã dùng mật mía để chữa bệnh, nhưng đường công nghiệp được sử dụng phổ biến nên mật mía được ít người chú ý đến.

Theo Đông y, mật mía có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân dịch, giáng khí. Có thể dùng mật mía trong trường hợp bị ho khan ít đàm, ho ra máu, miệng khô khát, bị nôn nhiều lần, miệng khô buồn bực hoặc người bị ngộ độc do rượu. Thực nghiệm cho thấy mía chứa nhiều loại đường có khả năng ức chế các khối u ác tính.

Một số công thức sử dụng mật mía ngon và bổ dưỡng

Sữa đậu nành mật mía

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

Cách làm:

  • Sử dụng một chiếc nồi để đun nóng sữa đậu nành đến khi sữa sôi.
  • Đổ sữa ấm từ từ vào một cốc lớn rồi cho thêm mật mía vào khuấy đều. Nếu bạn khuấy bằng đồ đánh trứng thì sẽ có thêm một lớp bọt ở bên trên.

Sữa đậu nành kết hợp với mật mía sẽ mang đến vị ngon lạ miệng. Vị thanh của sữa đậu nành kết hợp với hương thơm đặc trưng mật mía sẽ tạo ra một thức uống mùa đông vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng. Bạn có thể thực hiện theo công thức này để làm thức uống mới thay đổi vị cho cả gia đình.

Mật mía pha nước chè xanh

Mật mía pha với chè xanh là công thức truyền thống của người dân xứ Nghệ. Thức uống này giúp bà con nông dân ra làm việc giữa những cái nắng chang chang vẫn khỏe mạnh.

Bạn chỉ cần cho mật mía vào nước chè xanh vừa pha nóng rồi khuấy đều là có thể thưởng thức.

Mật mía pha nước chè xanh - Ảnh minh họa: Internet

Mật mía pha tinh bột nghệ

Bạn dùng khoảng 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất pha với nước ấm. Sau đó cho thêm 1-2 thìa mật mía vào khuấy đều là có được thức uống bổ dưỡng rồi đấy. 

Chất curcumin có trong bột nghệ rất khó tan và khó hấp thu. Chất này cần phải có chất xúc tác mới tăng khả năng hấp thu vào máu. Trong khi đó, mật mía có khả năng hấp thu được chất curcumin nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nên bột nghệ pha với mật mía là thức uống rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

 Trên đây là thông tin chia sẻ về cách nấu mật mía đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Cách nấu mật mía cũng không quá phức tạp nên nếu có thời gian bạn nên dành ít thời gian để làm sử dụng dần.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/huong-dan-cach-nau-mat-mia-don-gian-tai-nha-385595.html

Cách làm mật mía là một phương pháp chiết xuất lượng đường ở dạng chất lỏng từ cây mía nguyên chất. Đây là nguyên liệu nước chấm cho nhiều món bánh - như bánh ú tro, bánh vị gừng,...Mật mía có độ đậm đặc và vị ngọt thay đổi tùy theo số lần nấu sôi. Quy trình tự nấu mật mía tại nhà cũng vô cùng đơn giản, giúp bạn chủ động có thêm nguyên liệu sử dụng khi thưởng thức các món tráng miệng khác nhau. Hãy dành chút thời gian cùng webnauan.vn vào bếp tự làm một hũ mật mía nguyên chất, ngọt ngon ngay với các bước thực hiện chi tiết dưới đây nhé.

Cách làm mật đường từ mía khá phổ biến, để làm nguyên liệu nước chấm cho nhiều món bánh, ướp đồ nướng. Tất cả những gì bạn cần là mía nguyên chất. Tuy nhiên, không phải cây mía nào cũng phù hợp để sản xuất mật đường.

Mía là nguồn nguyên liệu phổ biến nhất để chiết xuất mật rỉ/ đường mật. Đôi khi, ở một số vùng, người ta dùng cao lương để lấy đường mật thay cho mía. Để chọn mía ngon, bạn cần mua loại mía có lá khô, thân màu vàng hoặc nâu [đến độ thu hoạch]. Đồng thời, cấu trúc lõi mía yếu thì mới lấy mật rỉ được.

Chọn cây mía đến độ thu hoạch để chế biến mật đường đúng chuẩn. Ảnh: Internet

1.2. Cách sơ chế và ép nước mía làm mật đường

  • Đầu tiên, tước hết lá trên thân mía bằng dao sắc.
  • Cắt bỏ phần gốc và đầu cây mía.
  • Tước vỏ mía, cắt khúc nhỏ, ép lấy nước cốt. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ra ngoài tiệm mua nước mía ép nguyên chất, không pha gì cả, để về tiếp tục chế biến.
Bước ép nước mía nguyên chất. Ảnh: Wikihow
  • Lọc nước ép mía lần nữa qua rây để loại bỏ lợn cợn.
Lọc lại nước ép mía bằng rây. Ảnh: Wikihow

1.3. Cách nấu mật đường cô đặc làm từ mía

  • Đổ nước ép mía nguyên chất vừa lọc vào nồi sạch.

Lưu ý: Kích cỡ nồi tùy thuộc vào lượng nước mía bạn có. Thông thường, nồi phải có độ sâu lòng ít nhất 13 cm.

  • Bắc nồi nước mía lên bếp, nấu cho sôi.
Nấu nước ép mía 6 tiếng làm đường mật. Ảnh: Wikihow
  • Sau đó, hạ lửa xuống mức thấp nhất, nấu nước mía và khuấy đều liên tục trong 6 giờ. Trong suốt quá trình đun, nhớ vớt bỏ các lớp váng xanh nổi lên ở mặt nước mía.
  • Sau thời gian trên, bạn tắt bếp. Khi này, mật mía rỉ chuyển từ màu xanh lá sang màu vàng đậm, có độ dày, sệt lại khi khuấy đều.
  • Đợi nước mật mía nguội, bạn có thể đun sôi thêm 2 – 3 lần nữa cho mật đặc và đậm hơn.

1.4. Các loại mật mía sau khi nấu

Dựa vào độ đậm đặc mật mía sau khi nấu, có 3 phân loại sau:

  • Mật mía nhẹ: thành phẩm sau lần nấu sôi nước mía đầu tiên. Loại mật mía này mỏng, ngọt hơn mật đường đã đun sôi 2, 3 lần.
  • Mật mía đen: sản phẩm của lần đun nước mía sôi lần 2. Loại mật này đậm, đặc hơn, ít ngọt và cón vị mạnh hơn mật rỉ.
  • Mật mía rỉ đường: là sản phẩm của lần đun sôi nước mía cuối cùng [lần 3]. Đây là loại mật đường dày nhất, đậm và ít ngọt, có phần hơi đắng.
Mật mía rỉ đường [Blackstrap molasses] sau khi cô đặc nước ép mía lần 3. Ảnh: Internet

1.5. Cách bảo quản mật mía cô đặc nguyên chất tự làm tại nhà

Tùy khẩu vị, bạn nấu mật mía đạt độ đậm đặc như ý muốn, rồi đổ vào hũ/ bình thủy tinh ngay khi còn nóng. Sau đó, đậy kín nắp vật chứa lại. Nếu dùng vật chứa bằng thủy tinh, bạn nhớ hơ lửa bình trước khi đổ mật vào nhé, điều này giúp bình không bị vỡ nứt. Sau đó, lưu trữ bình mật mía ở nhiệt độ phòng [hoặc lạnh hơn một chút], dùng trong tối đa 18 tháng.

Nếu di chuyển bình mật mía nhiều sẽ dễ gây sủi bọt, theo thời gian, mật mía bị chua. Do đó, bạn cũng cần lưu ý yếu tố thời tiết khi bảo quản mật mía. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, bạn nên đặt hũ mật mía trong ngăn mát tủ lạnh. Giữ hũ mật mía tránh xa các tác nhân gây nhiệt, ẩm mốc, vi khuẩn. Với cách bảo quản này, mật mía có thể để được ít nhất 1 năm. Sau khi mở hũ mật mía dùng, nhớ lau sạch miệng hũ trước khi đóng nắp nhé.

Bảo quản hũ mật mía ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát tủ lạnh đều được. Ảnh: Internet

2. Mật mía ăn với những món nào và có tốt cho sức khỏe không?

2.1. Mật mía là gì?

Mật mía là sản phẩm của quá trình tinh chế mía. Trước hết, mía được nghiền để lấy nước ép, rồi đem đun sôi lần 1 để tạo siro mía. Siro mía có thể được cô đặc lần 2, 3 để giảm lượng đường, tạo nên chất làm ngọt nhẹ với độ đậm đặc cao hơn.

2.2. Những món nào ăn/ chấm với mật mía?

Mật mía có độ ngọt bằng 2/3 so với đường thông thường. Với đặc tính này, người ta thường thay thế mật mía cho đường nâu, hoặc siro. Do đó, bạn có thể dễ dàng bắt gặp thành phần này trong các công thức làm bánh gừng, gia vị ướp thịt nướng hoặc sườn nướng, bánh kẹo bơ cứng, gà nướng, bò kho mật mía,…Ngoài ra, đây còn là nước chấm kèm bánh ú tro [hay bánh gio] để tăng hương vị. Trong đó, loại mật mía được sử dụng phổ biến khi làm bánh là mật được nấu sôi lần thứ 2 hoặc thứ 3.

Bánh gio truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ là phải chấm kèm mật mía.

2.3. Ăn mật mía có tốt cho sức khỏe không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung mật mía giúp tăng bài tiết năng lượng. Điều này có nghĩa là mật mía có thể giúp giảm cân. Mật đường cũng chứa lượng chất sắt đủ để ngăn chặn tình trạng thiếu máu [một trong những nguyên nhân dẫn đến tóc rụng và nhiều vấn đề sức khỏe khác]. Một số bằng chứng cho thấy, các chất dinh dưỡng trong mật mía có thể giúp nuôi dưỡng tóc từ bên ngoài.

Mật đường có chứa một số chất dinh dưỡng [như canxi, magie, vitamin B6 và selen], chất chống oxy hóa quan trong. Chính điều này khiến mật đường làm từ mía trở thành một sự lựa chọn chất làm ngọt tốt hơn so với đường tinh luyện. Tuy nhiên, mật mía vẫn chứa lượng đường khá cao, có thể gây hại nếu tiêu thụ quá mức. Theo tiêu chuẩn, mỗi ngày bạn chỉ tiêu thụ khoảng 18 miligam mật mía kết hợp trong các công thức món ngon.

Mật mía được cô đặc 3 lần chứa nhiều chất chống oxy hóa, ít lượng đường hơn so với đường tinh luyện. Ảnh: Internet

2.4. Mật mía chứa bao nhiêu calo?

Theo ước tính, 1 cốc [337 gram] mật mía chứa đến 977 calo. Trong đó, phần lớn lượng calo đến từ đường, nhưng nước chấm này chứa rất ít chất béo bão hòa, cholesterol, natri. Với những thông tin này, bạn cần lưu ý về liều lượng khi sử dụng mật mía chế biến món ngon nhé.

Mật mía được bán ở nhiều cửa hàng, sạp chế phẩm ngoài chợ, nên bạn không khó để tìm mua cho mình một hũ mật đường từ mía để chế biến các món tráng miệng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự nấu mật mía ở nhà để sử dụng khi cần. Hơn nữa, cách làm mật mía homemade còn giúp bạn kiểm soát được độ đậm đặc như mong muốn, không pha thêm bất kì hóa chất nào. Chúc bạn áp dụng công thức nấu ăn này thành công nhé.

Bích Tuyền dịch và tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề