Cách làm bánh trung thu cổ truyền

Vậy là đã sắp đến Tết Trung thu rồi! Chắc hẳn nhiều người cũng đang tất bật chuẩn bị món bánh đặc trưng của dịp lễ này. Ngoài các loại nhân bánh hiện đại, mới lạ thì nhân thập cẩm vẫn là loại không thể thiếu. Áp dụng cách làm bánh Trung thu thập cẩm truyền thống dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những chiếc bánh nướng thơm ngon, chuẩn vị, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình cùng thưởng thức.

1. Nguyên liệu làm bánh Trung thu thập cẩm 

  • Bột mì đa dụng: 300g
  • Bột bánh dẻo: 10g
  • Lạp xưởng: 100g [đã luộc chín và cắt hạt lựu]
  • Hạt dưa: 100g [tách vỏ]
  • Hạt điều: 100g
  • Hạt sen: 100g
  • Mứt bí: 100g
  • Mứt vỏ cam: 100g
  • Mứt vỏ chanh: 100g
  • Mứt gừng: 100g
  • Mè trắng: 100g
  • Chanh: 1/2 quả
  • Rượu Mai Quế Lộ: 50 ml
  • Nước hoa bưởi: 1 muỗng cafe
  • Nước tro tàu: 1 muỗng cafe
  • Trứng gà: 2 quả
  • Dầu mè: 20ml
  • Dầu ăn: 110ml
  • Đường: 500g
  • Muối: 1 muỗng cafe
  • Dụng cụ: Lò nướng, nồi, tô, muỗng, cây cán bột, màng bọc thực phẩm, khuôn làm bánh,…
Nguyên liệu làm 10 chiếc bánh Trung thu thập cẩm 150g

2. Cách làm bánh Trung thu thập cẩm đơn giản

Làm vỏ bánh

  • Bắc nồi lên bếp, cho 300ml nước, 500g đường, nước cốt của 1/2 quả chanh vào.
  • Đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa [không khuấy] đến khi nước đường sôi, đường tan hết, hạ lửa nhỏ. Tiếp tục đun thêm 55 – 60 phút đến khi đường chuyển màu nâu đậm, tắt bếp, để nguội.
  • Cho 300g bột mì, 200ml nước đường đã nấu, 80ml dầu ăn, 1 muỗng cafe nước tro tàu vào tô trộn đều để tất cả các nguyên liệu kết dính lại với nhau.
  • Dùng tay nhào bột thành một khối đồng nhất, chất bột dẻo mịn, không dính tay là đạt.
  • Để phần bột nghỉ 40 phút – 1 tiếng.
Nhào trộn thật kỹ để bột dính kết lại với nhau

Làm nhân thập cẩm

  • Cho 100g hạt dưa tách vỏ, 100g hạt điều, 100g mè trắng vào tô trộn đều. Đem hạt sấy trong lò vi sóng 4 phút ở công suất trung bình.
  • Cho vào tô 100g hạt sen, 100g mứt bí, 100g mứt vỏ cam, 100g mứt vỏ chanh, 100g mứt gừng, 100g lạp xưởng đã luộc chín, cắt hạt lựu, 50ml rượu Mai Quế Lộ, 20ml dầu mè, 1 muỗng cafe nước hoa bưởi, 10g bột bánh dẻo, 1 muỗng cafe muối..
  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau.
Công đoạn trộn nhân bánh Trung thu thập cẩm

Ép khuôn bánh

  • Chia phần bột vỏ bánh và nhân bánh thành 10 phần bằng nhau, vo viên.
  • Dùng cây cán bột cán dẹt bột vỏ bánh, cho nhân vào giữa, túm kín mép lại rồi vo tròn. Làm tương tự với phần nguyên liệu còn lại.
  • Quét một chút dầu ăn vào khuôn bánh, cho phần bánh vào khuôn. Một tay giữ chặt phần khuôn, một tay nhấn bánh để hằn họa tiết đều lên mặt bánh.
Bánh sau khi gỡ ra khỏi khuôn có hoa văn đẹp mắt, tinh tế

Nướng bánh

  • Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút.
  • Lần 1: Xếp bánh vào khay và cho vào lò nướng 10 phút ở mức nhiệt 200 độ C. Lấy khay bánh ra, xịt phun sương nước lọc lên mặt bánh rồi để nguội.
  • Khuấy tan 2 quả trứng gà với 2 muỗng canh dầu ăn, lọc hỗn hợp qua rây rồi phết đều lên mặt bánh. 
  • Lần 2: Nướng bánh thêm 10 phút nữa ở 200 độ C, vỏ bánh xém vàng, chín đều là hoàn tất.
Nướng bánh Trung thu 2 lần, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Thành phẩm

Món bánh Trung thu thập cẩm truyền thống có lớp vỏ bánh vàng nâu đẹp mắt, ăn vào mềm tan, hòa quyện cùng nhân thập cẩm bùi béo, giòn ngọt, nhâm nhi cùng tách trà nóng là ngon hết chỗ chê!

Lớp vỏ thơm lừng, vàng ươm, nhân thập cẩm đậm đà

3. Bí quyết làm bánh Trung thu thập cẩm ngon

  • Có thể thay dầu ăn thành dầu đậu phộng để bánh Trung thu được thơm ngon hơn.
  • Để bột nghỉ sẽ giúp bột hấp thụ đều lượng nước đường, vỏ bánh sẽ dẻo, dễ cán hơn.
  • Không nướng bánh quá lâu sẽ khiến vỏ bánh bị khô.
  • Việc phun nước sẽ giúp mặt bánh không bị nứt.
  • Khi phết trứng lên mặt bánh, cần đợi bánh nguội rồi mới thực hiện. Chỉ phết một lớp mỏng vì nhiệt độ cao sẽ khiến trứng bị chín, mặt bánh lợn cợn, mất họa tiết, không đẹp mắt.
  • Để bánh đạt độ mềm ẩm, thơm ngon, bạn nên để bánh qua một đêm và ăn vào ngày hôm sau.
  • Khi bánh nguội, bạn cho bánh vào túi hút chân không hoặc để một gói hút ẩm và đóng bao thật kín. Bạn cũng có thể bọc bánh bằng giấy bạc để tránh làm bánh bị mốc.
  • Bảo quản bánh ở nơi thoáng mát, tránh để ở nơi có nhiệt độ cao, nóng ẩm ảnh hưởng tới chất lượng và hương vị.
  • Cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản lâu hơn. Nếu đặt trong ngăn đá cần có lò vi sóng hoặc lò nướng để làm mềm bánh Trung thu trước khi ăn.
Cần lưu ý khi chế biến và bảo quản bánh trung thu thập cẩm

4. TOP các thương hiệu bán bánh nướng thập cẩm ngon

Nếu bạn không có nhiều thời gian vào bếp hoặc không có dụng cụ, chưa tự tin với khả năng làm bánh thì bạn có thể đặt mua bánh từ các thương hiệu uy tín. 

1. Bánh Trung thu VinMart

Bánh Trung thu VinMart được chế biến theo công thức ít đường, ít cholesterol, có lợi cho sức khỏe. Thành phần bao gồm những nguyên liệu quý được tuyển chọn kỹ lưỡng và phối trộn hài hòa. Nhờ đó đã tạo nên hương vị ai ăn một lần cũng phải nhớ mãi. Ví dụ như bánh Trung thu thập cẩm gà quay, thập cẩm jambon, sen cốm trứng muối, sữa dừa trứng muối, khoai môn hạt sen,….

Bên cạnh chất lượng bánh đồng đều, hộp bánh cũng được thiết kế họa tiết hoa thiên điểu trang nhã, sang trọng. Vì vậy, có rất nhiều người tin chọn bánh Trung thu VinMart để thưởng thức và làm quà tặng biếu tặng người thân, khách hàng, đối tác, nhân viên.

Bánh Trung thu VinMart có 8 hương vị truyền thống và hiện đại hợp với khẩu vị người Việt

2. Bánh Trung thu Thu Hương Bakery

Thu Hương Bakery là thương hiệu bánh uy tín có tuổi đời hơn 25 năm. Bánh Trung thu ở đây được làm từ các nguyên liệu thượng hạng với hơn 20 loại nhân và 10 loại hộp đựng được thiết kế cực kỳ ấn tượng theo chủ đề “Thập kỷ trọn tình thân”.

Giá cả bánh Trung thu của Thu Hương Bakery cũng rất hợp lý, từ 45.000đ – 65.000đ/chiếc cho khách hàng thỏa sức lựa chọn.

Ví dụ: Bánh nướng thập cẩm 150g: 59.000đ, bánh dẻo thập cẩm cổ truyền 150g: 65.000đ,…

Bánh Trung thu Thu Hương Bakery – món quà ý nghĩa dành tặng gia đình, bạn bè, đối tác
>>> Cách làm bánh trung thu thập cẩm gà quay 

Chủ Đề