Cách lách nồng độ cồn

Hơn 1 tuần áp dụng xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trao đổi với luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.  

Luật sư Quách Thành Lực

PV: Theo Nghị định 100, cứ có cồn trong máu là người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, tùy nồng độ khác nhau, người vi phạm có thể bị xử phạt tiền và tước giấy phép lái xe. Điểm gây xôn xao trong Nghị định này là mức xử phạt quá cao, đồng nghĩa với việc cấm người dân sử dụng phương tiện khi đã uống rượu, bia.

Thưa ông, với quan điểm cá nhân, ông có tán thành nội dung về xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100 không?

Cá nhân tôi tán thành với việc soạn thảo Nghị định 100 với “tinh thần xử lý nghiêm người sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông đã được đưa vào luật”, tuy nhiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH Đặng Thuần Phong cũng đưa ra con số: Có 20 nước áp dụng phương án cứ có nồng độ cồn trong khí thở thì xử phạt, và Nghị định 100 này có hiệu lực thì chúng ta nằm trong nhóm 20 nước đó. Còn lại 80 nước thì mức độ cồn trong khí thở phải đạt đến ngưỡng nào đó người ta mới xử phạt.

Tôi cho rằng cũng cần phải xem xét, nghiên cứu chứ không thể làm “một phát ăn ngay” được. Bởi không khéo dễ dẫn đến bị lạm dụng và lợi dụng, như vậy sẽ phản tác dụng.

Một quy định nhân văn, vì người dân, có sức hiệu triệu với một thông điệp tuyệt vời nhưng muốn nó sống, trở thành một điển hình về sự tiến bộ như quy định cấm pháo nổ, như quy định buộc mũ bảo hiểm thì trước hết cách thức thực hiện cũng phải nhân văn, minh bạch.

PV: Liên quan đến Nghị định 100, nếu lái xe đúng luật thì có bị cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn không thưa luật sư?

Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành quy định cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

-Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy, nếu người tham gia giao thông không mắc lỗi thì Cảnh sát giao thông vẫn được dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn trong trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên…

PV: Nhiều người dân tìm cách “lách luật” nếu bị cảnh sát giao thông “giam” bằng lái do vi phạm nồng độ cồn, đó là đi thi lại bằng lái. Vậy có thật là được thi lại bằng lái trong trường hợp này không thưa luật sư?

Trước khi Nghị định 100 có hiệu lực, đã có hàng chục ngàn người bỏ luôn bằng lái cho cảnh sát giao thong vì mức phạt cao. Do vậy, để ngăn tình trạng người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại bằng lái mà làm đơn cớ mất xin cấp lại bằng lái hoặc thi lại bằng lái mới, cảnh sát giao thông đã gửi thông báo đến Sở Giao thông vận tải các tỉnh nơi cấp bằng lái cho người vi phạm để thông báo bằng lái đang bị tạm giữ.

Trường hợp bị Cảnh sát giao thông giam bằng lái do Sở Giao thông vận tải tỉnh A cấp, đến Sở tỉnh B thi lại cũng không được vì các Sở này có cơ sở dữ liệu liên kết với nhau, nên tra thông tin là biết ngay người nào đang bị cảnh sát giao thông giam bằng, chưa đóng phạt.

Thực tế, nhiều trường hợp định bỏ bằng bị giam đi làm lại bằng khác đã bị Sở Giao thông vận tải yêu cầu về đóng phạt.

Theo dự tính, trong năm nay bằng lái còn được gắn con chip điện tử nên việc chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị còn thuận tiện hơn, chỉ cần tra trên hệ thống là ra thông tin. Việc người dân có suy nghĩ bỏ bằng để khỏi đóng phạt là chắc chắn không có cơ hội.

Hoài An - Thanh Thắng

Khi đã có luật thì sẽ có thành phần “lách luật”, nhiều người đam mê đồ uống có cồn vì sợ bị bắt, xử phạt vì uống rượu bia khi tham gia giao thông đã tìm kiếm nhiều biện pháp làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhằm tránh bị phạt. Nhưng sự thật, độ tin cậy của các biện pháp này không cao, nhiều trường hợp còn cho kết quả trái ngược.

1

Súc miệng, đánh răng trước khi lái xe

Không ít người cho rằng sau khi uống rượu bia chỉ cần súc miệng, đánh răng kỹ thì sẽ không còn nồng độ cồn trong hơi thở và bạn chắc chắn sẽ “qua lọt trạm kiểm tra” của các anh “quân phục vàng”.

Điều này hoàn toàn sai bạn nhé, bởi hơi thở được đưa vào máy đo là hơi thở lấy từ phổi nên dù bạn có cố đánh răng, súc miệng sạch đến đâu thì nồng độ cồn bạn đã tiêu thụ cũng không “xê dịch” bao nhiêu so với thời điểm trước khi đánh răng, súc miệng.

Hay nói cách khác là lượng cồn được loại bỏ sau khi súc miệng, đánh răng là cực kỳ ít ỏi, không đáng kể, nếu lượng cồn bạn đã uống nhiều, đủ chuẩn bị “phạt” thì bạn vẫn lãnh phạt, không “trốn” được.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa cồn, nếu bạn dùng các loại này súc/đánh sau khi uống rượu bia thì nồng độ cồn trong hơi thở của bạn sẽ càng cao thêm nữa đấy.

2

Nhai kẹo cao su, sử dụng xịt thơm miệng vị bạc hà, ăn kẹo chua

Các sản phẩm xịt thơm, kẹo cao su có vị bạc hà, vị chua, các loại kẹo chua sau khi sử dụng có thể che lấp được mùi rượu bia, kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, làm tăng hiệu quả rửa trôi axit, virus, vi khuẩn, những tác nhân gây mùi cho khoang miệng bạn sạch thơm hơn. Nhưng chúng chỉ làm giảm tạm thời mùi rượu bia mà không làm thay đổi nồng độ cồn trong hơi thở được đẩy lên máy đo từ phổi của bạn đâu nhé.

3

Ngậm đồng xu trước khi thổi

Nhiều người lái xe đường dài “bày cho nhau” mẹo ngậm đồng xu trong miệng khi đo nồng độ cồn sẽ giúp “qua mặt” máy đo của công an giao thông, bởi theo họ giải thích thì lượng đồng có trong đồng xu sẽ làm lượng cồn trong hơi thở bị “vô hiệu hóa”.

Đây là một nhận định sai lầm bởi các phân tử rượu đã đi sâu vào trong phổi nên máy đo vẫn sẽ đo đúng lượng cồn có trong hơi thở lấy từ phổi còn tác dụng của đồng với rượu thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là nhận định đúng nên nếu bạn áp dụng tỉ lệ cao là “dính phạt” đấy.

4

Hút thuốc lá trước khi thổi

Một bí kíp được xem là lấy “độc trị độc” được nhiều người tin dùng là hút thuốc lá để mùi thuốc lá che lấp mùi rượu bia, cách này liệu có đúng?

Rất sai, vì nó không chỉ không che lấp mùi rượu bia mà còn làm tăng độ cồn trong hơi thở của bạn, vì khi đốt thuốc lá sẽ sinh ra khí Acetal Dehyde, là loại khí mà máy đo độ cồn lấy tiêu chuẩn để xác định nồng độ cồn trong máu nên khi hút thuốc lá, nồng độ cồn do máy đo được có thể cao hơn độ cồn khi chỉ uống rượu bia, không hút thuốc lá.

5

Không thổi, thổi nhẹ, hít ngược khí vào phổi khi đo

Để tránh bị xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn trong lúc đang tham gia giao thông, nhiều người chia sẻ cho nhau bí quyết không thổi, thổi nhẹ hoặc hít ngược khí vào phổi sẽ làm máy đo bị “nhầm lẫn”, không thể phát hiện cồn trong hơi thở.

Thực tế, cách này hoàn toàn không có hiệu quả nào, vì máy đo nồng độ cồn của cảnh sát có thiết lập bộ phận cảm biến áp suất có thể phát hiện được sự chuyển động của các luồng khí, khi không đủ mẫu thử, máy sẽ không cho ra kết quả nên bắt buộc bạn phải thổi đúng cách, nếu không cảnh sát sẽ vẫn giữ bạn lại chốt kiểm tra hoặc có thể phạt vì phát hiện bạn “gian lận” đấy.

6

Nín thở, thở gấp, vận động mạnh trước khi thổi

Theo một nghiên cứu ở đại học Linköping, Thụy Điển thì việc hoạt động với cường độ mạnh/thở gấp trong 20 giây ngay trước khi kiểm tra nồng độ cồn có thể giảm chỉ số cồn tới 10%.

Nhưng bạn có thể bị thiếu oxy, chóng mặt sau khi vận động mạnh, không đủ sức để vượt qua các bài kiểm tra khác hoặc ngay lập tức bị kiểm tra lại nồng độ cồn vì hành vi vận động của bạn trước đó trông sẽ rất kỳ quặc đối với cảnh sát đấy.

Hơn nữa, cũng trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi bạn nín thở đến 30 giây trước khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, máy có thể báo chỉ số tăng lên đến 15.7%. Nên đừng dại áp dụng cách lách luật này nhé.

Bên cạnh các cách trên, mọi người còn chỉ nhau cách nhai áo, ăn giấy vệ sinh, dùng các chất có chứa caffein như cà phê, đồ uống có gas để giảm độ cồn. Nhưng các cách này để không thành công và có thể gây ra kết quả xấu khi đo độ cồn cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn đấy.

Nếu thực sự muốn không bị phạt sau khi uống rượu bia tham gia giao thông, bạn nên gọi người thân, taxi, xe ôm công nghệ đến đón về.

Trường hợp muốn tự về hãy dùng thuốc giải rượu, uống thật nhiều nước, ngồi nghỉ tầm 2 tiếng hoặc ngủ 1 giấc ngắn, nồng độ cồn sẽ giảm xuống, thậm chí là hết say rượu bia và bạn sẽ đủ an toàn để về nhà, đảm bảo không bị phạt nhé.

Mong rằng với các thông tin này bạn sẽ lưu ý hơn khi uống rượu bia tham gia giao thông, đảm bảo không vi phạm nồng độ cồn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, cộng đồng và tránh làm “hầu bao” thất thoát.

Hơn 2 năm trước 86

0

Video liên quan

Chủ Đề