Cách khoanh bừa chống liệt

Thời gian làm bài cho các môn thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia là 90 phút tưởng là dài nhưng lại trôi qua rất nhanh. Trong khoảng thời gian này, trong phòng thi, bạn phải chọn được đáp án đúng cho 50 câu hỏi. Thế nên, để làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao, bạn phải lên “chiến thuật” làm bài, đồng thời nhận định các cấp độ khó-dễ của câu hỏi để phân bố thời gian cho hợp lý nhất. Sau đây thầy xin đưa ra một chiến thuật làm bài theo Thầy là hiệu quả để các em tham khảo
- Xem kỹ nhé càng cuối càng nhiều mẹo


-> BẤM VÀO HỌC VÀ XEM TẤT CẢ CLIP THẦY PHẠM QUỐC TOẢN

+ Bước 1: Câu hỏi dễ làm trước và chắc chắn đúng!

Hãy đọc lướt qua đề thi và nhận định câu khó-dễ. Nếu gặp câu hỏi dễ thì chọn ngay đáp án. Nhưng với những câu hỏi này bạn cũng cần tính toán cẩn thận để đáp án chắc chắn đúng vì bạn sẽ không có thời gian để quay lại kiểm tra. Sau khi làm xong các em nên ký hiệu vào bên cạnh, theo thầy nên ký hiệu là dấu “ü”. Những câu hỏi dễ là những câu chỉ cần đọc đầu bài là biết được đáp án hoặc chỉ cần áp dụng một hoặc hai công thức thì có kết quả ngay.

+ Bước 2: Làm hết các câu hỏi trung bình

Dạng câu hỏi trung bình là những câu khi đọc bạn biết hướng làm nhưng cần thời gian để suy nghĩ cách làm bài. Những câu hỏi độ khó trung bình đòi hỏi bạn vận dụng nhiều công thức và làm vài phép biến đổi mới cho ra được kết quả đúng. Trong khi làm bài thi, câu nào làm được đánh dấu “û” câu nào không làm ra, bạn đánh dấu lại “ý” để khi còn thời gian quay lại giải. Nếu làm không ra (Khoảng 2 phút), bạn nên giải tiếp câu khác không nên dừng lại ở một câu quá lâu để tránh mất thời gian. Sau khi làm hết câu hỏi trung bình với đáp án chắc ăn, bạn bắt tay giải quyết các câu hỏi khó. Mang theo đồng hồ vào phòng thi để căn giờ. Nhớ là ước tính thời gian trả lời cho phép của mỗi câu hỏi.

+ Bước 3: “Xử” các câu hỏi khó nuốt

Câu hỏi khó là những câu hỏi khi đọc qua bạn không hiểu gì hết và mù mờ luôn cách giải. Điều bạn cần làm là đọc câu hỏi kỹ và bắt tay làm cẩn thận từng câu. Khi làm bài nhớ chú ý thời gian làm bài. Câu hỏi khó các bạn ký hiệu “*“ cho thầy, câu nào chưa làm được thì đóng khung vuông lại    . Với câu hỏi loại này, khoảng 5-6 phút không làm ra là phải chuyển sang câu khác.

+ Bước 4: Nếu còn thời gian, giải các câu bạn đã bỏ qua

Có thể bạn đã bỏ qua một vài câu vì chưa tìm ra được cách giải, nhưng biết đâu đọc lại đề kỹ hơn, bạn thấy câu đó không khó nữa. Nếu còn nhiều thời gian ta nên tiếp tục tìm cách giải hết các câu hỏi còn lại. Các bạn có thể dùng phép phán đoán, suy luận… để chọn ra một đáp án bạn cảm thấy đúng nhất (Phương án loại trừ).

+ Bước 5: “Năm ăn năm thua”

Thời gian làm bài còn 5-7 phút các câu còn chưa làm được chúng ta đành phải sử dụng phương án hên xui. Nhưng để hên xui “hiệu quả” cũng phải có “bài”. Các phương án đúng A, B, C, D thường phân bố tương đối đều, khoảng 25% (12-13 câu). Chính thế nên ta lựa chọn phương án khoanh bừa như sau: Thống kê sơ lược số lượng các đáp án đã chọn A, B, C, D rồi xem đáp án nào đã chọn ít nhất thì chúng ta chọn cho các câu không làm ra. Khi đó tỉ lệ thành công sẽ là cao nhất.

(Thầy Phạm Quốc Toản - GV Lý THPT NTT - Thuộc ĐH Sư phạm - GV Tuyensinh247.com)

Việc học tổng ôn như thế nào?:  Trong giai đoạn hiện nay khi thời gian tới ngày thi THPT quốc gia 2016 đang đếm đến từng ngày. Vì vậy Tuyensinh247.com giới thiệu học sinh và bậc phụ huynh khóa học tổng ôn hệ thống hóa lại kiến thức, phân tích và luyện đề thi thử thpt quốc gia 2016 - Xem chi tiết link dưới đây:

(Tuyensinh247.com tổng hợp)

Khoanh bừa cũng phải có logic và khoa học như thế này thì mới mong chắc chắn có điểm, các sĩ tử 2000 áp dụng ngay nhé.

Mùa thi cử đang cận kề khiến nhiều "con dân" hoang mang, lo lắng. Những môn trắc nhiệm phạm vi học quá rộng, "đau đầu" vì còn nhiều môn khác phải ôn tập trong khi bạn thực sự chỉ cần một điểm số chống liệt? Hãy áp dụng ngay phương pháp khoanh bừa "trăm phát trăm trúng" này, không những chắc chắn qua điểm liệt mà còn có khả năng đạt điểm cao hơn cả dự tính đấy.

Phương pháp "khoanh bừa có tính toán" này được chia sẻ bởi thầy Phạm Quốc Toản - giáo viên bộ môn vật lý của một kênh học trực tuyến. Theo thầy, khoanh bừa phải "bừa theo logic" thì mới chắc chắn có điểm.

Phương pháp khoanh bừa đảm bảo có điểm.

Để có được xác suất điểm cao trong việc khoanh bừa, thầy Toản đã lấy ví dụ về một bộ đề có 40 câu. Theo đó, thầy nhóm 5 câu vào 1 nhóm và tổng sẽ có 8 nhóm. Cứ mỗi nhóm lại lấy một đáp án, ví dụ: nhóm 1 đáp án A, nhóm 2 đáp án B, nhóm 3, và nhóm 4 lần lượt đáp án C D, đến nhóm 5 lại quay lại đáp án A và cứ tiếp tục như vậy cho đến nhóm 8.

Thầy Toản chia 8 nhóm và thử cả với 4 trường hợp.

Sau quá trình thử nghiệm với các trường hợp khác nhau, kết quả nhận được đều trên 2 điểm, tức là đã qua điểm liệt. Với phương pháp này, học sinh sẽ không còn phải thấp thỏm lo âu sợ mình khoanh bừa không trúng nữa.

Cả 4 trường hợp đều cho số điểm trên 2 - qua điểm liệt.

Ngay sau khi đoạn clip này được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ, đặc biệt là nhóm các bạn học sinh. Mọi người thi nhau "gọi tên" bạn bè ngay bên dưới bài đăng để truyền đạt "bí kíp" mới được "khai sáng".

"Cứ làm chắc hết mấy câu đúng, còn mấy câu không chắc hay làm không ra thì áp dụng thử cái này được đấy nhỉ. Để lấy đề nào sửa rồi ra áp dụng thử coi".

"Thế này thì chẳng còn lo bị điểm liệt rồi nhỉ, biết đâu lại còn điểm cao hơn mấy đứa học nhiều ấy nhỉ?".

Chuyện thi cử đôi khi cũng phải dựa vào khá nhiều may mắn. Việc học tập vẫn luôn là chuyện quan trọng cần rèn luyện, ôn tập lâu dài chứ không phải "nước đến chân mới nhảy". Liệu các anh chị đi trước có kinh nghiệm thi cử nào muốn chia sẻ và gửi gắm đến các em 2000 trước khi bước lên "chiến trường" không nhỉ?

Ảnh: Cắt clip

Skip to content

Home   Chia sẻ   Tổng hợp các cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Anh 2022

Cách khoanh bừa trắc nghiệm.Mẹo khoanh bừa trắc nghiệm Toán,Cách khoanh bừa trắc nghiệm chống liệt. Cách khoanh bừa trắc nghiệm Hóa,Cách khoanh bừa trắc nghiệm bằng máy tính,Cách khoanh bừa trắc nghiệm sử,Cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Toán 2022,Cách đánh lụi trắc nghiệm môn Anh,

Cách khoanh bừa chống liệt
Tổng hợp các cách khoanh bừa trắc nghiệm

Cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hoá

Cách khoanh bừa trắc nghiệm tiếng Anh Trong quá trình làm bài thi thpt quốc gia hoặc những bài kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, chắc chắn ít nhiều chúng ta sẽ gặp phải những câu hỏi khó không thể tính toán hay suy luận được, lúc này “đánh lụi” chính là “phao cứu sinh”. Tuy nhiên để tăng cơ hội đúng, việc loại trừ cũng cần có logic, khoa học.

Dưới đây là một số mẹo “đánh lụi” trắc nghiệm thường áp dụng trong các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học  nhằm giúp thí sinh tăng khả năng đạt điểm cao trong kỳ thi thpt quốc gia sắp tới.

Đối với câu hỏi bài tập:

Cách 1:

Để thí sinh không chọn được ngay 1 đáp án, xung quanh đáp án đúng thường có những đáp án gần giống đáp án đúng. Thông thường 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, và khi đó có thể suy luận 1 trong 3 đáp án chắc chắn là đáp án đúng. Từ đó có thể loại ngay được đáp án khác hoàn toàn còn lại.

Ví dụ câu: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc. A. Chu kì 4, nhóm VIIIB B. Chu kì 4, nhóm VIIIA C. Chu kì 3, nhóm VIIIB D. Chu kì 4, nhóm IIA

Ở ví dụ này, đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3) vì vậy nó sẽ là đáp án sai. Sau khi loại, còn lại 3 đáp án, tiếp tục dùng phương pháp loại trừ, lúc này ta nhận định, đáp án vừa bị loại sẽ thường có 1 vế đúng.

Như vậy với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3”, vậy thì phần “nhóm VIIIB” của sẽ là phần đúng. Vì thế có thể khoanh ngay đáp án A vì nó có phần cuối giống.

1 ví dụ khác: Để đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol 1 ancol X no , mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 . Mặt khác nếu cho 0.1 mol X td vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd màu xanh lam, giá trị m và tên gọi của X là

A. 4,9 và glixerol B. 4,9 và propan-1,3-điol C. 9,8 và propan-1,2-điol D. 4,9 và propan-1,2-điol

Như nguyên tắc ở trên, ta có thể loại ngay đáp án C vì có số “9,8” khác với những đáp án còn lại, cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol Từ đây suy ra D là đáp án đúng

Cách khoanh bừa chống liệt
cách khoanh bừa trắc nghiệm

Cách 2:

Dữ liệu nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ liệu đúng

Ví dụ: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối X là: A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Zn(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng. Áp dụng cùng với bí kíp số 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Trong trường hợp này, dù không thể chọn được đáp án đúng ngay lập tức nhưng cũng tăng cơ hội đúng lên 50:50.

Ví dụ một câu hỏi Vật lý: Cho phản ứng hạt nhân 01n +23592U → 9438Sr + X + n. Hạt nhân X có cấu tạo gồm A. 54 prôtôn và 86 nơtron. B. 86 prôtôn và 54 nơtron. C. 54 prôtôn và 140 nơtron. D. 86 prôtôn và 140 nơtron.

Ta có thể nhận thấy 86 xuất hiện nhiều lần ở đáp án A, B, D. Vì vậy ta có thể tiến hành loại đáp án C. Theo nguyên tắc trên đáp án C sẽ có một phần đúng là 54 prôtôn hoặc 140 nơtron. Từ đó ta có thể lựa chọn đáp án A hoặc D và tăng cơ hội đạt điểm lên 50:50.

Ví dụ khác: Dãy kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Al, Fe, Cr B. Mg, Zn, Cu C. Ba, Ag, Au D. Fe, Cu, Ag Có thể thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần. Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

Cách khoanh bừa chống liệt
cách khoanh bừa trắc nghiệm

Cách 3:

2 đáp án nào gần giống nhau, 1 trong 2 thường đúng Ví dụ: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên kết giữa m,a, V là: A. m = 2a – V/22,4 B. m = 2a – V/11,2 C. m = 2a – V/5,6 D. m = 2a + V/5,6 Trong câu trả lời có đáp án C hoặc D khá giống nhau vì thế đây có thể là đáp án đúng. Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – Vậy đáp án C là đáp án đúng.

Cách 4:

Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng. Ví dụ trong đề Vật lý: Cường độ dòng điện i = 2cos100πt (A) có pha tại thời điểm t là A. 50πt. B. 100πt. C. 0. D. 70πt. Có thể nhận thấy 100 gấp đôi 50, vậy 1 trong 2 đáp án là đúng. (Trong trường hợp này B: 100πt là đáp án đúng)

Cách 5:

Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%. Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng. (Trong trường hợp này D: 40,00% là đáp án đúng)

Các câu hỏi lý thuyết: – Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng – Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng – Đáp án có những từ “luôn luôn”, “duy nhất”, “hoàn toàn không”, “chỉ có…”, “chắc chắn” thường sai. – Đáp án mang các cụm từ “có thể”, “tùy trường hợp”, “hoặc”, “có lẽ”, “đôi khi” thường đúng.

Tổng hợp các cách khoanh bừa trắc nghiệm môn anh 2022

Tổng hợp các cách khoanh bừa trắc nghiệm môn anh 2022. Đề thi môn Tiếng anh gồm 2 phần chính (section) là Section A và Section B – ứng với 2 hình thức làm bài là trắc nghiệm và tự luận.
Cách khoanh bừa chống liệt

Trong đó phần thi trắc nghiệm gồm 64 câu, chia thành 4 lĩnh vực kiến thức chính Ngữ âm, Ngữ pháp – Từ vựng, Chức năng giao tiếp và Kĩ năng đọc. Mỗi lĩnh vực lại bao gồm những câu hỏi thuộc nhiều mảng kiến thức nhỏ hơn. Tổng số điểm tối đa cho phần này là 8 điểm như vậy số điểm dành cho mỗi câu trả lời đúng là 0,125 điểm.

Mỗi câu trắc nghiệm có 4 đáp án  vì vậy nếu chọn đại, xác suất chỉ là 25%. Vậy bí quyết làm bài thi trắc nghiệm tiếng anh nào có thể giúp bạn đánh lụi trắc nghiệm mà xác suất cao hơn?

Trước tiên các bạn cần chú ý các bước sau:

  •  Lướt qua một lượt đề thi: Khi được phát đề thi, giám thị sẽ cho thí sinh khoảng 5 phút để kiểm tra đề thi. Thay vì tận dụng thời gian này để đặt bút làm bài thí sinh nên đọc lướt qua một lượt đề thi xem phần nào mình chắc chắn có thể giải quyết ngay được.
  • Trong quá trình làm nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu, câu nào chưa làm được thì khoanh lại để đó, sau khi xong các câu khác sẽ quay lại. Cũng cần lưu ý không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một câu chưa nghĩ ra vì mức thang điểm các câu là giống nhau vì vậy cần phân bổ thời gian một cách hợp lý.
  • Tô trực tiếp vào bài thi: Thời gian không có nhiều để có thể chép lại vì vậy thí sinh nên tô trực tiếp vào bài. Khi tô phải tô kín vào đúng câu, trách tẩy xóa nhiều lần.
  • Quay lại câu chưa làm: Sau khi làm xong một lượt những câu mình chắc chắn làm được thí sinh quay lại những câu mình đã bỏ sót và phân vân trước đó để tìm câu trả lời thích hợp nhất.

Cách khoanh bừa chống liệt

Phương pháp loại trừ – Mẹo tăng xác suất ăn điểm cho những câu đánh lụi

Trước hết dùng phương pháp loại trừ tức là loại bỏ ngay những phương án sai hoàn toàn, tập trung xem xét những phương án còn lại để chọn ra câu trả lời đúng. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.

Cụ thể khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay. Sau đó xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ còn lại 2 chọn lựa thì ta xem xét chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chỉ còn cách chọn 1 trong 2 bởi như vậy cũng tăng cơ hội đúng là 50:50.

Ví dụ:

A. She has to………

B .She has to………

C. She had to………

D. She has to………

Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem xét tiếp:

A. She has to have it taken……….

B. She has to have it taken ……….

C. She had to………

D. She has to have it to take ………

Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.

Nếu trong đáp án có câu đảo ngữ thì xác suất cao câu đó là đáp án đúng

Ví dụ: .

Only if you promise to study hard ________ to tutor you.

A. will I agree               B. agree I

C. I agree                      D. I will agree

Trong 4 đáp án thì xác suất cao đáp án A và B là đáp án đúng. Tất nhiên ta sẽ loại B vì cấu trúc đảo ngữ không đúng, phải có trợ động từ mới đúng. Vì vậy đáp án đúng là A.

– Các đáp án đã cho trong dạng câu trắc nghiệm thường rơi vào 3 nhóm là: + Đáp án đúng (chỉ có 1); + Đáp án sai hoàn toàn (thường chỉ có 1 và dễ xác định);

+ Đáp án sai đánh lạc hướng (thường có 2 hoặc hơn, có những đặc điểm dễ làm cho thí sinh tưởng là đáp án đúng);

Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên bỏ trống câu trả lời mà cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó.

– Trong một câu bạn hoàn toàn không biết gì về ngữ nghĩa, hãy thiên về đáp án bạn cảm thấy lạ nhất/ít gặp nhất A. happy B. sad C. fun D. razzmatazz << thiên về đáp án này

Một câu khó làm bạn bối rối vì không hiểu nghĩa được, khả năng đáp án sẽ là từ mà bạn ít gặp nhất, bởi vì đã là đề thi thì ít khi ra đáp án quen thuộc mà ai cũng biết

Đồng thời trong quá trình làm bài cần lưu ý và có sự phân bổ thời gian hợp lý để tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà bỏ không làm những câu còn lại.

Cách khoanh bừa chống liệt

Mẹo làm bài trắc nghiệm tiếng Anh

Các chuyên gia cho biết, nếu bạn muốn đạt được điểm cao trong các bài trắc nghiệm tiếng Anh thì phải thường xuyên thực hành làm bài thi thử ở nhà, bạn có thể tham khảo các đề thi trắc nghiệm tiếng Anh online miễn phí từ những trang web uy tín để tập cho bản thân thói quen quản lý thời gian tốt, nắm được nhiều dạng đề thi, tăng cường khả năng phản xạ khi “lâm trận thực tế”.

Ngoài ra, khi bước vào phần thi, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau:

  • Thường xuyên chú ý đến thời gian làm bài thi

  • Khi nhận được đề thi, hãy lướt qua tất cả câu hỏi, xem phần nào dễ thì làm trước

  • Đọc kỹ đề để làm đúng hướng dẫn, tránh nhầm lẫn đáng tiếc

  • Nên làm theo từng phần, những câu chưa làm nên đánh dấu lại để tránh sót câu

  • Không nên quá tập trung quá lâu vào một câu hỏi, vì sẽ mất nhiều thời gian

  • Nên trả lời trực tiếp vào đề, để tiết kiệm thời gian, nhớ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết

  • Phải làm hết các câu hỏi, không được để trống, có thể đánh bừa nếu không còn thời gian

Để tăng xác suất trả lời đúng cho các câu trắc nghiệm Anh văn mà mình đánh bừa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau.

Cách khoanh bừa chống liệt

1. Mẹo cho câu hỏi chọn từ hoặc cụm từ

Nếu phần thi trắc nghiệm tiếng Anh có dạng điền vào chỗ trống, bạn nên xác định chỗ trống còn thiếu liên quan tới từ vựng hay ngữ pháp để dễ phân tích.

Nếu là từ vựng, bạn cần xác định loại từ: tính từ, danh từ, động từ, trạng từ, số ít, số nhiều, khẳng định, phủ định,…

Nếu là về mặt ngữ nghĩa, bạn cần chọn từ khi ghép vào có nghĩa, tạo nên một cụm từ hoặc thành ngữ.

2. Hãy tìm từ “định hướng” trong câu hỏi

Những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được thông tin cần tìm trong bài đọc. Từ định hướng thường là danh từ, cụm danh từ, từ in hoa, con số và từ viết tắt.

Ví dụ:

Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này. Bạn cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom và sẽ dễ dàng tìm ra đáp án ngay.

3. Mẹo làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng bài đọc hiểu

Câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính của đoạn văn. Nếu thấy câu hỏi loại “Which of the following is the main idea/point/purpose/topic/best title of/for the passage?” xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu thì nên bỏ qua và trả lời trước các câu hỏi phía dưới. Bạn sẽ biết được nội dung chính của bài sau khi đã hoàn thành các câu khác.

4. Mẹo chọn trắc nghiệm phần trọng âm

Để loại bỏ được đáp án sai trong phần thi trắc nghiệm tiếng Anh đánh trọng âm, trước tiên bạn cần chọn từ có quy tắc đánh trọng âm và loại trừ các từ không có quy tắc hoặc đang phân vân chưa rõ trọng âm ở đâu. Bạn chỉ cần tìm ra trọng âm của 3 từ trong 4 phương án là có thể hoàn thành bài tập này.

Một số quy tắc đánh trọng âm:

  • Phần lớn động từ và giới từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
  • Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
  • Các từ tận cùng bằng đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity thì thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó.
  • Các từ có hậu tố: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
  • Các từ tận cùng – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
  • Đối với từ có ba âm tiết trở nên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ sau ra trước (hay từ phải sang trái).

Các chuyên gia Anh ngữ tại Wall Street English cho biết, để có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm Anh văn đạt kết quả, các bạn nên lập ra kế hoạch học hợp lý ngay hôm nay, chăm chỉ ôn luyện, tìm kiếm, thu thập tài liệu, đề thi hay hoặc có thể kiểm tra trình độ của mình qua các bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến miễn phí để biết khả năng, từ đó có hướng khắc phục phù hợp, hiệu quả.

Còn đối với những mẹo làm bài nêu trên, ta chỉ nên áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết, vì mẹo thì không thể đúng hoàn toàn.

6 cách khoanh bừa trắc nghiệm môn tiếng Anh hiệu quả

Khoanh bừa 1: Chọn đáp án tỏ ra “nguy hiểm” nhất

Trong một câu hỏi yêu cầu kiến thức về từ vựng, mà bạn hoàn toàn không hiểu gì. Hãy hướng ánh mắt đến đáp án lạ mắt nhất, đáp án dài dòng nhất, đáp án mà bạn cho rằng nó có vẻ “nguy hiểm” nhất. Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất trong trường hợp bạn không biết nơi nào an toàn cả.

Ví dụ:

A. happy

B. sad

C. fun

D. razzmatazz

Khoanh bừa 2: Loại trừ

Thông thường, nhiều bạn trẻ sẽ thích sự khác biệt. Tuy nhiên, đối với bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, chọn đáp án khác biệt so với phần còn lại sẽ mang lại rủi ro vô cùng cao. Vậy nên kỹ năng khoanh bừa trắc nghiệm tiếng Anh tiếp theo sẽ là loại bỏ các đáp án khác biệt.

Đáp án nào khác nhất so với phần còn lại, bỏ. Nếu 2 đáp án bị loại thì tỷ lệ điền đúng của bạn đã lên đến 50%. Tỷ lệ không nhỏ đối với một câu hỏi khó phải không.

Ví dụ:

A. She has to………

B .She has to………

C. She had to……… Loại

D. She has to………

Khoanh bừa 3: Chọn đáp án “đảo ngữ”

Khá giống với mẹo số 1, chọn đáp án nguy hiểm nhất. Đảo ngữ có nghĩa là đáp án được đặt dưới dạng câu hỏi. Ví dụ như “I do” đảo thành “Do I”. Đáp án đảo ngữ tất nhiên nhìn nguy hiểm hơn đáp án thông thường, và theo quy luật đó thì thí sinh có lý do để khoanh vào đáp án đảo ngữ hơn là các đáp án thông thường. Và nhắc lại, tất nhiên là nếu không hiểu câu hỏi thôi nhé.

Ví dụ: Đáp án tốt hơn là A hoặc B.

A. will I agree              

B. agree I

C. I agree

D. I will agree

Khoanh bừa 4: Chọn đáp án theo loại từ

Với các câu hỏi điền từ vào chỗ trống. Việc cơ bản nhất thí sinh phải làm được là xác định loại từ cần được điền vào chỗ trống, danh từ, động từ, hay tính từ. Qua đó sẽ loại bỏ được một số đáp án nhất định, sau đó vẫn khó thì áp dụng khoanh bừa 1,2,3.

Khoanh bừa 5: Bắt cụm từ với bài tập đọc hiểu

Với mẹo khoanh bừa trắc nghiệm này, thí sinh cần nhanh chóng đọc lướt qua câu hỏi và bắt được từ, cụm từ chính.

Tiếp theo, dò tìm trong bài các từ và cụm từ đó, đáp án sẽ nằm đâu đó xung quanh cụm từ đó thôi. So sánh đáp án với những thông tin xung quanh từ và cụm từ đó bạn sẽ có khả năng tìm được đáp án cho câu hỏi tiếng Anh này.

Khoanh bừa 6: Xử lý câu hỏi dạng tìm lỗi

Dưới đây là 4 lỗi cơ bản mà các câu hỏi tiếng Anh hay sử dụng trong đề thi.

– Nhóm 1 – Lỗi chọn từ: nghĩa của từ, từ loại;

– Nhóm 2 – Lỗi liên quan đến thời của động từ, sử dụng và kết hợp thời;

– Nhóm 3 – Lỗi về thành ngữ, động từ thành ngữ;

– Nhóm 4 – Lỗi liên quan đến mệnh đề và dạng câu.

Thí sinh phát hiện thấy một trong các loại lỗi này, chọn ngay mà không cần suy nghĩ.

LƯU Ý:

Hình thức khoanh bừa trắc nghiệm tiếng Anh chỉ nên áp dụng cho các trường hợp như:

  • Với những học sinh không có năng khiếu về môn tiếng Anh để giúp các em vượt qua điểm chết

  • Đối với những câu trắc nghiệm khó mà học sinh không tự tìm ra câu trả lời

  • Hoặc trong trường hợp hết thời gian làm bài nhưng học sinh vẫn chưa hoàn thành bài thi của mình.

Việc ôn luyện tiếng Anh một cách bài bản, hiểu rõ được bản chất của ngôn ngữ vẫn sẽ giúp các em có được bài thi.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:

Cách khoanh bừa chống liệt

Nếu thấy bài biết hay và hữu ích hãy donate cho blog nhé

Donate qua ví MOMO:

Cách khoanh bừa chống liệt

Donate qua Viettel Pay:

Cách khoanh bừa chống liệt