Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng

Triệu chứng chuột rút xuất hiện khi chơi thể thao kéo dài trong vài giây đến vài phút. Vậy nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao là gì? Làm thế nào để phòng tránh chuột rút khi đá bóng và khi thực hiện các dạng vận động khác?

1. Biểu hiện chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao là tình trạng co rút cơ đột ngột và gây đau khi đang vận động, kéo dài trong khoảng vài giây đến vài phút.

Các vùng cơ thường bị chuột rút khi chơi thể thao là: cẳng chân, bắp đùi trước và sau, cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay...

2. Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao

  • Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;
  • Vận động mạnh và quá sức làm ứ đọng axit lactic trong cơ, khiến cơ mau mệt và kích thích thần kinh tủy sống, gây co rút cơ liên tục;
  • Chơi thể thao nhiều và liên tục, đặc biệt là khi chơi trong môi trường quá nóng, ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,... gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.
  • Cơ bắp không đủ mạnh và dẻo dai;
  • Tuổi tác khiến cơ bị teo dần;
  • Tập luyện quá sức;
  • Chơi thể thao trong môi trường quá nóng;

3. Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao


  • Dừng vận động ngay;
  • Nếu đang chơi thể thao trong thời tiết nóng thì cần vào nghỉ ở khu vực thoáng mát;
  • Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị đau. Thực hiện động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ ở tư thế đến khi hết bị co rút. Tránh làm những động tác gây đau và co rút cơ;
  • Bị chuột rút khi chơi thể thao có thể chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau;
  • Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể;
  • Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc được đưa đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng

Uống đủ nước để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao

4. Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao

  • Uống đủ nước: Như đã nêu ở trên, mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao;
  • Bổ sung các chất điện giải: Chuột rút có thể là do thiếu hụt natri và kali. Vì vậy, để phòng tránh chuột rút khi đá bóng hoặc các môn thể thao khác, có thể thay thế nước uống thông thường bằng các loại nước cung cấp bổ sung các chất điện giải. Hoặc có thể ăn chuối vì chuối có chứa nhiều kali;
  • Cung cấp vitamin cho cơ thể: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin và các khoáng chất bao gồm vitamin B, D, E, magie, kẽm,... có tác dụng làm giảm nguy cơ bị chuột rút, nhất là bị chuột rút khi chơi thể thao;
  • Tập động tác bật nhảy: Khi dây thần kinh cơ bắp bắt đầu mỏi có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Động tác bật nhảy theo kiểu plyometric có thể hạn chế điều này, có thể tập vài lần một tuần;
  • Làm nóng và làm nguội các cơ: Khởi động cơ trước khi tập và thư giãn cơ sau khi tập xong tức là làm nóng và làm nguội các cơ sẽ giúp tránh bị chuột rút khi chơi thể thao;
  • Làm tăng độ dẻo dai của các cơ: Trước và sau khi tập luyện thể thao, thực hiện các động tác co giãn sẽ làm tăng độ dẻo dai của các cơ, giúp hạn chế tình trạng chuột rút. Yoga được xem là môn thể thao giúp cơ thể dẻo dai;

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể. Khởi động kỹ trước khi tập luyện là một trong những cách giúp hạn chế tình trạng bị chuột rút khi chơi thể thao.

XEM THÊM:

  • Phòng ngừa chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối
  • Nên làm gì khi bà bầu bị chuột rút?
  • Cách chữa và phòng tránh chuột rút khi mang thai

Sau khi vận động, chơi thể thao trong khoản thời gian dài sẽ bị tình trạng cơ bị co rút đột ngột, gây ra cơn đau khó chịu khi vận động, thời gian kéo dài của tình trạng này khoản từ vài giây đến 15p, những trường hợp này thường xảy ra ở các môn thể thao như: Tennis, bóng chuyền, bơi lội, chạy bộ,…đặc biệt là bóng đá. Nếu biết cách xử lý nhanh khi xảy ra tình huống và biết được cách để hạn chế tình trạng cơ co rút đột ngột hay còn gọi là chuột rút thì không phải lo lắng khi chơi thể thao.

Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng
Hình ảnh minh họa bị chuột rút khi chạy bộ.

Tình trạng bị chuột rút thường gặp ở những người lớn tuối từ 40 trở lên, trẻ em hay là người bị béo phì. Ngoài ra còn xảy ra với những người mắc một số bệnh lý về huyết áp, lợi tiểu, thường xuyên tập luyện quá sức và tập luyện ở những môi trường có nhiệt độ quá nóng.

Vùng thường xuyên bị chuột rút là ở: Cơ đùi trước, sau, cơ cẳn chân, bàn tay, bàn chân, cổ chân, lưng và cánh tay,…

Nguyên nhân:

Nguyên nhân đầu tiên và thường gây ra tình trạng rút chuột trong thể thao là tập luyện khởi động chưa đủ, chưa đúng và chưa kỹ làm cho cơ bị co rút khi có những phản ứng hay động tác đột ngột, dễ gây ứ đọng Axit lactic kích thích thần kinh ở tủy gây ra tình trạng co rút cơ liên tục.

Bị teo cơ do tuổi tác hoặc cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo.

Mất nước quá nhiều, chất điện giải, muối đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.

Cách xử lý tại sân:

Khi bị chuột rút vấn đề đầu tiên cần thực hiện là ngưng việc vận động ngay và vào ở những nơi thoáng mát để nghỉ ngơi và xử lý bước tiếp theo.

Làm động tác keo dãn cơ và giữ cho đến khi cảm thấy ổn, xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút.

Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau.

Uống nhiều nước thể thao hay nước muối hoặc là ăn chuối.

Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra.

Phong Ngừa:

Khởi động thật kỹ trước khi chơi bấc kể môn thể thao nào đặc biệt các động tác dãn cơ, căng cơ.

Sử dụng các dụng cụ phụ kiện ngăn ngừa chuột rút như: vớ chống chuột rút, băng keo quấn cơ, bình xịt lạnh,….

Uống nước đầy đủ và bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ và thích hợp sau khi chơi thể thao.

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa thể thao để được tư vấn khi bạn muốn chơi thể thao những lo ngại về tuổi tác hay sức khỏe.

Chúc các bạn chơi thể thao tốt, khỏe, vui và thỏa niềm đam mê!

Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng

Cách xư lý nhanh bị chuột rút (hay còn gọi vọp bẻ) khi đá bóng

Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co cứng không chủ động duổi ra được. Trong khi chơi đá bóng thường gặp hiện tượng chuột rút ở cơ tam đầu cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm cơ bụng.

Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao

-Do bị lạnh: tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động không kỹ thì cơ bắp dễ bị chuột rút. Hay bị nhiều nhất ở các môn bơi lội, điền kinh đặc biệt các môn bóng.

Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng

– Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được tập luyện;

– Vận động mạnh và quá sức, trong khi tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc quá ngắn, trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chuột rút, nguyên nhân này thường gặp ở những người mới tập hoặc trình độ tập luyện kém.

-Chơi thể thao trong môi trường quá nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,… gây ra hiện tượng chuột rút khi chơi thể thao.

-Tập luyện mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi chất giảm, trong cơ bắp bị tích tụ lượng axit lactic lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ bắp bị co cứng và gây ra hiện tượng chuột rútẢ

Cách xử trí chuột rút khi chơi thể thao

– Dừng vận động ngay;

-Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa, sau đó dùng các kỹ thuật xoa bóp để xoa bóp cục bộ các cơ bị chuột rút. Chú ý sử dụng lực xoa bóp tương đối mạnh, cuối cùng có thể bấm huyệt ủy trung, thừa sơn, dũng truyền.

Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng
Kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại
Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng
Bấm huyệt ủy trung
Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng
Bấm huyệt thừa sơn
Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng
Bấm huyệt dũng tuyến

– Nếu đang chơi thể thao trong thời tiết nóng thì cần vào nghỉ ở khu vực thoáng mát;

– Nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị đau. Thực hiện động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ ở tư thế đến khi hết bị co rút. Tránh làm những động tác gây đau và co rút cơ;

– Chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau;

– Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể;

– Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể.

Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt là các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.

Uống đủ nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Do đó, hãy uống đủ nước để có thể bảo vệ cơ bắp khi chơi thể thao; Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.

Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

Cách hạn chế bị chuột rút khi đá bóng

Hi vọng trong khuôn khổ bài viết của trung tâm dạy bóng đá nam việt sẽ cho biết NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHUỘT RÚT TRONG KHI CHƠI ĐÁ BÓNG VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT giúp ích cho những người hay bị chuột rút biết cách phòng tránh, cũng như các HLV biết cách sơ cứu VĐV bị chuột rút.

  • Cách xư lý nhanh bị chuột rút (hay còn gọi vọp bẻ) khi đá bóng