Cách hạch toán xóa nợ phải thu khó đòi năm 2024

1. Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi .

2. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

5. Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,.... (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo qui định của chính sách tài chính hiện hành)

Có các TK 131, 138,..

Tin học KEY- KEY ACCOUNTING SERVICES chúc các bạn thành công.

nguồn : https://key.com.vn/

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Nội dung thư độc giả hỏi về vướng mắc của đơn vị sự nghiệp công lập khi phát sinh khoản thu khó đòi, đơn vị có được trích lập dự phòng và xóa nợ khoản thu khó đòi hay không, hiện nay chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính không có hướng dẫn; đồng thời hỏi về việc đơn vị áp dụng Thông tư 228/2009/TT-BTC. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Cơ chế tài chính hiện nay áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập không có quy định về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo đó chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính không hướng dẫn tài khoản hạch toán trong trường hợp này.

2. Trường hợp đơn vị phát sinh khoản thu khó đòi mà xét thấy không có khả năng thu hồi thì có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền (đơn vị cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan tài chính đồng cấp) xin ý kiến về việc xử lý khoản thu khó đòi này. Căn cứ vào phương án xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kế toán hạch toán theo quy định.

Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

Bài viết dưới đây Kế toán Bách Khoa chia sẻ về trích lập dự phòng phải thu khó đòi và cách hạch toán

1. Dự phòng phải thu khó đòi là gì?

Khoản 3, Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau: “Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.”

Cách hạch toán xóa nợ phải thu khó đòi năm 2024

2. Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về đối tượng lập dự phòng các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn.

Cũng theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về các điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi bao gồm:

  • Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
    • Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
    • Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
    • Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
    • Bảng kê công nợ;
    • Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
  • Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi
    • Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
    • Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định.
    • Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản đối chiếu công nợ hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

3. Tỷ lệ trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

  1. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
  • * 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
    • 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
    • 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
    • 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
  1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
  • * 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
    • 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.
    • 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.
    • 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.
  1. Đối với nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán

Đối với nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…

– Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Cách hạch toán xóa nợ phải thu khó đòi năm 2024

4. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

  1. Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

  1. Nếu nhỏ hơn, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

  1. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí) Có các TK 131, 138, 128, 244…

  1. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…. Có TK 711 – Thu nhập khác.

đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi: Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) Có các TK 131, 138,128, 244…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận) Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) Có các TK 131, 138,128, 244…

  1. Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Để đảm bảo dự phòng tổn thất do các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán, cuối năm kế toán phải lập danh sách các khoản công nợ phải thu theo từng nhóm hạn nợ tương ứng với mức tỷ lệ trích lập dự phòng, từ đó tính toán được số tiền trích lập dự phòng hàng năm.

5. Dịch vụ kế toán Bách Khoa

Công ty Kế Toán Bách Khoa là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế… uy tín. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn bất cứ lúc nào, bất cứ đâu. Khi bạn sử dụng dịch vụ của Kế toán Bách Khoa, chúng tôi sẽ thay bạn hoàn thành công việc từ a đến z. Công ty Kế toán Bách Khoa cam kết sẽ cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý.