Cách ghép gỗ không cần đinh

Thời xưa, kim loại là vật liệu đắt tiền nên thay vì sử dụng đinh, những người thợ mộc có một cách đặc biệt chỉ ghép những thanh gỗ lại với nhau tạo nên những công trình tồn tại hàng trăm đến hàng nghìn năm.

Các mối ghép gỗ chắc chắn, giúp công trình tồn tại hàng trăm năm. Nguồn: I-ADO

Đó là phương pháp Miyadaiku - sử dụng kỹ thuật ghép và nối các thanh gỗ, tạo mối ghép khít và cực kỳ chắc chắn để không cần dùng một cây đinh hay bất cứ loại keo dán nào. Ở Nhật Bản những căn nhà gỗ được xây dựng cách đây 1.000 năm sử dụng phương pháp này.

Hiện nay đặc trưng của các công trình kiến trúc sử dụng phương pháp ghép gỗ có thể thấy rõ nhất ở những đền và chùa. Các mẫu gỗ lồi và lõm được thiết kế tinh xảo, có độ chính xác cao nên khi ghép lại các đầu nối chắc chắn, không bị xô lệch và thống nhất thành một khối.

Shoji Matsuura, một người thợ 71 tuổi còn tham gia công việc phục dựng và thiết kế những đền cổ và các công trình văn hóa bằng phương pháp ghép gỗ, cho biết ông đã tham gia phục dựng và sửa chữa nhiều công trình khắp đất nước, chúng đều được làm từ thế kỷ 12-16. Độ tinh xảo và chính xác của người thợ mộc từ xưa đều thể hiện rất rõ, các công trình có thể tồn tại qua hàng trăm năm, chịu được động đất. Có những cây cầu sử dụng kỹ thuật này vẫn chịu lực rất tốt.

Người xưa còn dự đoán trước được các ngôi nhà gỗ cần bảo dưỡng sau thời gian dài, mỗi 100-200 năm cần phải trùng tu và sửa chữa. Phương pháp này không dùng kim loại, chất kết dính do đó người am hiểu về ghép gỗ có thể dễ dàng tháo lắp các bộ phận mà không làm các thanh gỗ bị tổn hại.

Mặc dù sau này có nhiều kỹ thuật hiện đại và công cụ cũng phát triển hơn nhưng chúng không nâng cao chất lượng của các cấu trúc nhà gỗ. Trái lại, kỹ thuật cổ truyền dù đòi hỏi thời gian, công sức và sự kiên trì của người thợ hơn nhiều lần nhưng tận dụng được tối đa các đặc tính của gỗ, các cấu trúc ít bị hư hỏng, gãy. Với những ưu điểm này, những người thợ lành nghề dù đã cao tuổi nhưng luôn muốn duy trì phương pháp ghép gỗ để thế hệ sau tiếp tục nghề này, bảo tồn và gìn giữ các nét đặc sắc trong xây dựng và kiến trúc cổ xưa.

THIÊN NGỌC [tổng hợp từ Japan times, Great big story]

Kỹ thuật đóng mộng gỗ tinh xảo

Hiện nay, Đồ nội thất gỗ ngày càng được ưa chuộng trong mỗi gia đình với nhiều phong cách thiết kế đa dạng, đẳng cấp, gần gũi với thiên nhiên. Có rất nhiều vật dụng gỗ của người Trung Hoa cổ đại và người Nhật Bản đã không cần sử dụng đinh, keo gắn mà vẫn bền chắc theo thời gian. Chúng được kết nối bởi kỹ thuật ghép mộng gỗ – một kỹ thuật ghép nối phức tạp và tinh vi với độ chính xác cao.

Những người thợ mộc khi chế tác vật dụng đều dùng đục, đục phần gỗ thừa để tạo thành một bên lồi [凸] và một bên lõm [凹]. Lúc này, đầu khúc gỗ sẽ có âm dương, chúng ôm khít vào nhau. Đây chính là “mộng” và “lỗ mộng”.

Dưới đây là những hình ảnh mô tả thể hiện cấu trúc của vật dụng thông qua kỹ thuật đóng mộng.

Mộng nêm đinh gỗ
Mộng dạng cái tẩu hút thuốc
Mộng hình đám mây
Mộng hình chiếc quạt
Góc mộng ba chiều kiểu 1
Góc mộng ba chiều kiểu 2
Góc mộng ba chiều, kết hợp đường kẻ chỉ
Mộng hình đinh trụ kết hợp
Mộng hình vuông tròn kết hợp
Mộng hình trụ tròn kết hợp tạo góc vuông
Mộng dạng hương vòng
Mộng dạng ghép rãnh
Kết cấu mộng một chân, ba răng, bàn vuông
Ghép hai thanh khớp theo rãnh
Vừa ghép rãnh vừa đục lỗ
Một dạng ghép phức hợp
Ba thanh giao nhau tại một điểm
Ghép viền của tấm ván
Một dạng ghép phức hợp
Một dạng ghép phức hợp
Một kiểu mộng làm đáy tủ
Hai thanh gỗ thẳng giao nhau
Dạng ghép theo rãnh
Kết cấu của chân ghế hoặc cạnh bên của bàn
Mộng hình cong cung, ghép hai thanh gỗ thành hình chữ thập
Lỗ mộng dạng góc vuông
Một dạng mộng kết hợp gài
Kết cấu mộng góc có cùng một trụ tròn

Nhắc đến kiến trúc Nhật, người ta thường nghĩ đến ngay những căn nhà gỗ mộc mạc, đậm chất phong cách truyền thống nhưng vẫn ẩn chứa trong đó nét hiện đại vốn có. Với kỹ thuật ghép gỗ sáng tạo trong thiết kế của các chuyên gia Nhật Bản, ít ai biết rằng những ngôi nhà gỗ tại đây vốn không cần dùng đến một cái đinh.

                                                                      Hình minh họa

Kỹ thuật truyền thống từ xưa này có tên gọi “Kanawatsugi” dịch ra là kỹ thuật Ghép mộng gỗ. Nó đòi hỏi sự ghép nối phức tạp và tinh vi với độ chính xác cao, sự cẩn thận, tỉ mỉ của người thợ mà không cần sử dụng đến đinh hay keo dính như cách ghép gỗ thông thường.

Người Nhật xưa quan niệm rằng Kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang sự hòa hợp âm dương, đầu khúc gỗ có âm và dương, hai đầu biết suy nghĩ, chúng ôm khít lấy nhau.

Nói thực tế, họ sử dụng kỹ thuật ghép gỗ với đầu gỗ lồi [ được gọi là “mộng” – 凸] và một thanh gỗ đầu lõm [ được gọi là “lỗ mộng” -凹], hai thanh gỗ này có thể gắn lại với nhau một vừa khít.

Chỉ bằng kỹ thuật cổ này mà những ngôi nhà gỗ của người Nhật vẫn bền, đẹp, tồn tại đến cả hàng trăm năm gỗ vẫn không mục nát hay lỏng lẻo, chịu mọi cơn rung chấn của động đất lên tới cấp độ 8.

Người Nhật gọi những thợ mộc xưa làm nhà gỗ với kỹ thuật độc đáo là Miyadaiku. Họ đều phải là những người cẩn thận, tỉ mỉ, có tay nghề vô cùng tinh vi, mọi thứ phải chính xác đến từng chi tiết nhỏ mà nhiều nghệ nhân thời nay vẫn khó lòng theo được.

Chỉ cần những thanh gỗ và không cần đến các dụng cụ nào khác,  người Nhật vẫn có thể khiến ngôi nhà gỗ trở nên chắc chắn, vững chãi.

Thậm chí có thể tồn tại đến cả hàng trăm năm mà gỗ vẫn không bị mục nát hay lỏng lẻo, chống được động đất tới cấp 8.

Kỹ thuật Kanawatsugi với những đầu gỗ lồi lõm, thiết kế để gắn các đầu nối gắn kết với nhau vô cùng chắc chắn, đòi hỏi kỹ thuật kết nối phức tạp, tinh xảo và độ chính xác phải đúng từng milimet.

Đây là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi từ người thợ ngoài cả sự tài năng lẫn sự kiên trì để có thể ghép nối một cách chính xác các đầu  nối nhất.

Kỹ thuật ghép mộng gỗ truyền thống của người Nhật xưa vẫn được những người thợ mộc truyền từ đời này qua đời khác.

Các chi tiết  phải khớp nối với nhau đến từng milimet.

[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề