Cách gấp máy bay giấy bay lâu nhất

Vào năm 2012, nhà thiết kế John Collins đã phá kỷ lục thế giới về việc tạo ra chiếc máy bay giấy bay xa nhất – gần 69m.

Ông đã chia sẻ một video hướng dẫn cách gấp máy bay giấy có thể bay xa tới gần 70m này.

Dựa trên kinh nghiệm của mình với origami, ông Collins cho biết, các nếp gấp bổ sung ở những vị trí nhất định có thể làm thay đổi trọng tâm của máy bay, giúp nó bay tốt hơn.

Ngoài ra, một số điều chỉnh nhỏ ở cánh sau cũng có thể ngăn chiếc máy bay giấy dễ bị chúc đầu xuống đất. Không chỉ bay ở trong nhà, chiếc máy bay giấy này cũng đủ sức bay xa dù ở ngoài trời.

Collins chia sẻ với các học sinh trường Harvard về một trong những bài học quan trọng nhất từ ​​thành quả của mình: bạn có thể thất bại nhưng bạn sẽ không bao giờ bị đánh bại nếu còn nỗ lực.

Nếu bạn gấp chiếc máy bay đầu tiên mà chưa bay được, đừng thất vọng, hãy gấp cái khác và tinh chỉnh những chiếc máy bay mà bạn từng làm tí một. Và bạn sẽ thành công.

Collins nói thêm rằng: “Hãy đối xử với mỗi chuyến bay như một chuyến bay thử nghiệm, quan sát những gì nó đang làm. Hãy gấp lại và làm cho nó bay xa hơn”.

Các hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới

Khi thử tìm kiếm trên thanh công cụ của google, NBO bỗng thấy rất nhiều bạn seach các từ khóa liên quan đến cách gấp máy bay giấy như cách gấp máy bay bằng giấy, cách gấp máy bay bay hoài không rơi, máy bay giấy origami, … Nếu nói tới máy bay giấy thì thực sự cũng có nhiều cách gấp khác nhau, để mà nói là loại nào đẹp, bay hoài không rơi, bay xa, bay cao, bay lâu thì cũng khó đánh giá. Trong bài viết này, NBO sẽ tổng hợp các cách gấp máy bay bằng giấy để các bạn tham khảo nhé. Tùy vào sở thích của từng người mà các bạn có thể chọn gấp loại máy bay theo phong cách Origami [loại này đẹp nhưng thường không bay được] hay chọn gấp máy bay giấy bay hoài không rơi, máy bay boomerang [nó bay một vòng rồi quay lại chỗ bạn đứng], máy bay f16, ….

Cách gấp máy bay giấy

Loại máy bay này khi bạn phi đúng kiểu nó sẽ bay một vòng và quay lại đúng chỗ bạn đứng. Thi thoảng có cái này phi qua phi lại đỡ phải chạy đi xa nhặt máy bay. Mình đã làm thử và thấy rất dễ.

Cách gấp máy bay bay hoài không rơi

Loại máy bay này cũng chả biết nói thế nào vì bạn đứng ở chỗ cao thì cứ có gió là nó bay lâu rơi lắm. Còn nếu đứng dưới mặt đất mà phi thì … Dù sao thì loại máy bay này cũng khá ok đấy, cứ thử lên chỗ nào cao cao mà thả là thấy hiệu quả ngay.

Cách gấp máy bay phản lực đẹp

Gấp cái này nhìn tưởng dễ mà dễ không tưởng đấy. Chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy vuông và một chiếc kéo là ok. Cách gấp cực kỳ đơn giản nhưng khuyên bạn nên dùng loại giấy nào càng mỏng càng tốt nhé. Ưu điểm của loại máy bay này là nhìn đẹp nhưng nhược điểm là … không bay được.

Cách gấp máy bay giấy bay xa

Loại máy bay này gấp dễ và nói là bay xa nhưng thực ra nó bay theo kiểu phi tiêu ấy chứ không phải máy bay nữa, hè hè. Nói vậy thôi, dù sao thì mẫu máy bay này cũng bay được khá xa và quan trọng là nhìn cũng khá là ngầu.

Kiểu máy bay này giới thiệu là bay được … 100 feet. Mà 1 feet tương đương với 0,3048m nên 100 feet vào khoảng tầm 30m nhé. 

Cách gấp máy bay đuôi rời

Cái này mình học từ hồi cấp 1, giờ giới thiệu lại cho bạn nào muốn trở về tuổi thơ. Có thể thay cái đuôi máy bay thành cái hình tam giác thì nó sẽ thành máy bay chim đại bàng 0_0

Cách gấp máy bay F14

Cái này hơi khó gấp chút và bạn nào rảnh thì ngồi vọc vạch nhé. Có nhiều bạn kêu gấp xong thì nó như mớ bòng bong, mình thấy cứ làm đúng hướng dẫn và chọn giấy mỏng mỏng thôi thì gấp cũng đâu có khó. 

Cách gấp máy bay trực thăng

Cái trực thăng này làm hơi cầu kỳ tý nhưng cũng không khó đâu. Tuy nhiên vấn đề là gấp xong thì mình thấy nó cũng không đẹp lắm… Cái này xin lỗi tác giả nhưng đây là ý kiến cá nhân thôi nhé.

Cách gấp máy bay dễ nhất kiểu Basic

Mình nhớ là kiểu máy bay này hồi trước bố mình dạy mình gấp. Tới giờ vẫn nhớ cách gấp và là loại máy bay bạn nên biết vì cách gấp siêu đơn giản. Nhược điểm của loại máy bay này là bay không được ổn lắm và chỉ bay loanh quanh thôi chứ không bay xa được. Hên lắm thì mới có lần bay được xa xa tý còn lại toàn đâm linh tinh +_+

Ok, với cách gấp trên, bạn nào lười thì gấp kiểu cơ bản, bạn nào thích vọc thì gấp kiểu phức tạp hơn. Nói chung là với rất nhiều cách gấp khác nhau hi vọng các bạn sẽ tự gấp được một chiếc máy bay mà các bạn thích. Chúc các bạn thành công!

Chúng ta thường liên tưởng đến những chiếc máy bay giấy là những tờ giấy học trò gấp ẩu bay lờ đờ vòng quanh lớp học. Tuy nhiên, thiết kế của máy bay giấy đã được cải tiến qua nhiều năm, và ngày nay chỉ cần một làn gió nhẹ là có thể giúp chiếc máy bay giấy bay rất nhanh, vượt qua khoảng cách tương đương với khoảng cách bạn ném chiếc đĩa bay nhựa. Tất cả chỉ cần vài phút và đôi bàn tay rắn rỏi. Hãy tìm một mảnh giấy cứng, gấp chắc tay, chính xác và ngắm tác phẩm của mình bay lượn.

  1. 1

    Bắt đầu với một tờ giấy phẳng. Đặt tờ giấy lên mặt phẳng trước mặt. Chọn tờ giấy không có nếp gấp hay bị nhăn, vì điều này có thể làm giảm khả năng bay của chiếc máy bay khi đã hoàn thành. Ban đầu bạn nên dùng giấy to để dễ gấp hơn trước khi thử gấp các cỡ giấy khác.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tạo các nếp gấp từ trên xuống sẽ dễ hơn.
    • Với hướng dẫn dưới đây, loại giấy viết thư tiêu chuẩn cỡ 21x30 cm [tương đương với khổ giấy A4] là tốt nhất.

  2. 2

    Gấp giấy làm đôi theo chiều dọc, sau đó mở ra. Xoay giấy theo chiều dài và gấp xuống giữa tờ giấy. Gấp sao cho các góc trên trùng với các góc dưới tờ giấy. Miết móng tay cái lên đường gấp để tạo nếp, sau đó mở ra sao cho tờ giấy hơi xòe ra thành hình chữ ‘V.’[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếp gấp giữa tờ giấy đóng vai trò làm đường hướng dẫn cho các nếp gấp sau.
    • Bạn cũng có thể gấp theo chiều rộng tờ giấy nếu thích. Đường gấp này sẽ hướng dẫn cho các đường gấp dọc.

  3. 3

    Gấp hai góc trên xuống. Gấp cả hai góc trên của tờ giấy xuống sao cho trùng với đường gấp ở giữa tờ giấy. Miết xuống để giữ cố định nếp gấp. Hai góc vừa gấp sẽ tạo thành một hình tam giác lớn trên đầu tờ giấy.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Gấp hình tam giác trên đầu tờ giấy xuống. Gấp hình tam giác vừa tạo thành bởi hai góc trên tờ giấy xuống. Tờ giấy bây giờ sẽ có hình dạng như một chiếc phong bì, với một hình vuông ở dưới và một hình tam giác bên trên có đầu nhọn hướng xuống. Đây sẽ là phần thân máy bay.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chừa lại một khoảng hở 5 -7,5 cm giữa đầu nhọn của tam giác và cạnh dưới của tờ giấy.
    • Gấp giấy xuống là để giảm kích thước và tăng độ dày cho chiếc máy bay, từ đó tăng trọng lượng để giúp máy bay đi xa hơn.

  5. 5

    Gấp hai góc trên xuống sao cho hai mép giấy gặp nhau ở giữa tờ giấy. Cẩn thận gấp hai góc trên một lần nữa cho trùng với nếp gấp giữa tờ giấy. Chừa lại một khoảng ngắn của phần giấy đã gấp trước đó sao cho còn một mẩu tam giác nhỏ nhô ra bên dưới nếp gấp mới. Hình tam giác này nên dài khoảng 2,5 cm.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Điểm nhọn trên đầu tờ giấy sau lần gấp cuối cùng sẽ là mũi của máy bay.

  6. 6

    Gấp mẩu giấy hình tam giác lên. Gấp mẩu giấy hình tam giác lên trên phần giấy vừa gấp trước đó để cài chặt các mép giấy. Nhớ gấp mẩu giấy sao cho chóp nhọn của hình tam giác nhỏ thẳng hàng với đường gấp ở giữa. Nếp gấp này rất quan trọng, vì nó giúp duy trì hình dạng máy bay và giữ thăng bằng khi bay.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kỹ thuật sử dụng mẩu giấy tam giác để giữ cố định nếp gấp còn gọi là "khóa Nakamura," được đặt theo tên của nhà thiết kế đã sáng tạo ra nó trong bộ môn gấp giấy origami.

  7. 7

    Gấp tờ giấy ra ngoài để tạo thành thân máy bay. Bây giờ bạn hãy gấp đôi tờ giấy ra phía ngoài, theo chiều ngược lại với đường gấp đầu tiên ở chính giữa. Phần tam giác vừa gấp ở bên dưới chiếc máy bay sẽ tạo nên sức nặng và độ ổn định cho máy bay. Bạn sẽ đồng thời thấy được kích thước và hình dạng cuối cùng của chiếc máy bay.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Khi gấp tờ giấy ngược lại, phần tam giác bên dưới sẽ bao bên ngoài bụng máy bay, giữ cho máy bay khỏi bung, đồng thời tạo thành chỗ cầm và phóng máy bay dễ dàng hơn.

  8. 8

    Gấp các nếp cuối cùng để làm cánh máy bay. Đặt máy bay nằm nghiêng trên một mặt và gấp mảnh giấy xuống sao cho góc trên ngang bằng với bụng máy bay. Lật qua mặt kia và gấp tương tự như vậy để tạo thành hai cánh máy bay. Miết xuống để giữ nếp gấp. Giờ thì chiếc máy bay của bạn đã hoàn thành![9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cẩn thận đừng làm cong cánh máy bay khi gấp.
    • Ra nơi nào đó rộng rãi để phóng máy bay. Máy bay gấp theo thiết kế này sẽ bay xa, thẳng, và có thể đạt đến tốc độ khá ấn tượng.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Điều chỉnh mũi máy bay. Một cải biến đơn giản của thiết kế này là gấp máy bay mũi bằng thay vì mũi nhọn. Để gấp theo thiết kế này, bạn chỉ cần chừa lại khoảng 1,3 cm ở hai bên nếp gấp giữa tờ giấy khi gấp các góc mà sau đó sẽ được giữ cố định bởi mẩu tam giác nhỏ. Các góc sẽ được gấp chéo để chừa lại phần đầu.

    • Máy bay mũi bằng có tốc độ bay kém hơn một chút nhưng khoảng cách bay xa hơn nhiều nhờ cấu trúc khí động học.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Giữ cho máy bay bay thẳng. Khi máy bay giấy chao quá nhiều về một bên thì nguyên nhân thường là do cánh bị lệch. Bạn cần kiểm tra lại các đường gấp cánh và đảm bảo hai cánh máy bay phải phẳng, cân xứng và có chiều cao bằng nhau. Bạn chỉ nên điều chỉnh ít thôi, vì cánh máy bay gấp đi gấp lại nhiều có thể làm mềm giấy và giảm sức nâng.

    • Máy bay bay vòng một chút cũng là bình thường, vì thế bạn chỉ nên điều chỉnh cánh nếu máy bay bay xoáy và ngoài tầm kiểm soát.

  3. 3

    Ngăn tình trạng máy bay chúc mũi xuống. Nếu máy bay có xu hướng bổ nhào xuống đất, có lẽ vấn đề nằm ở phần đuôi cánh. Bạn hãy vuốt cong phần đuôi cánh máy bay một chút để hứng không khí khi máy bay chuyển động về phía trước. Đường cong nhỏ sẽ tạo nên sự khác biệt lớn, vì vậy bạn đừng làm quá tay kẻo cánh máy bay bị biến dạng.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Máy bay giấy hoạt động theo nguyên tắc vật lý tương tự như máy bay thật. Đường cong nhẹ trên cánh là điều cần thiết để biến sức cản không khí thành sức nâng.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Thử gấp máy bay theo kiểu mũi bằng nếu chiếc máy bay của bạn bay chúc mũi xuống. Mũi nhọn sẽ dễ bị hỏng khi đâm xuống đất.

  4. 4

    Duy trì sức nâng đều đặn. Một vấn đề thường gặp khác là máy bay bay vòng lên cao, sau đó lộn nhào xuống. Giải pháp cho việc này là điều chỉnh ngược lại với trường hợp máy bay chúc mũi xuống: bạn chỉ cần vuốt cong phần đuôi cánh xuống một chút cho đến khi máy bay bay thẳng. Thử phóng vài lần để chắc chắn là vấn đề đã được sửa chữa trước khi phóng xa hơn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn cố phóng quá mạnh, mũi máy bay có thể hướng lên trời và khiến máy bay không bay được. Bạn hãy phóng máy bay bằng cử động thẳng và mượt của cánh tay và cổ tay để đường bay được ổn định.

  1. 1

    Chọn giấy có trọng lượng phù hợp. Để máy bay có thể bay cao và xa, bạn cần dùng loại giấy không quá nhẹ cũng không quá nặng. Thông thường, giấy viết thư tiêu chuẩn cỡ A4 [21x30 cm] là phù hợp nhất về kích thước, trọng lượng và độ dày để gấp chiếc máy bay bay xa được hàng chục mét. Các loại giấy mỏng hơn như giấy in báo không hứng được không khí, trong khi giấy in bìa, giấy xây dựng và các loại giấy dày khác sẽ tạo sức trì quá lớn và cũng khó gấp. Tuy nhiên bạn không nhất định phải dùng giấy. Bìa các-tông cắt đi lớp giữa cũng có thể dùng để gấp máy bay nếu cần.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Loại giấy thường dùng trong văn phòng – cứng – mịn và có độ dày phù hợp thường có thể gấp thành những chiếc máy bay rất tuyệt vời.
    • Bạn có thể dùng giấy mỏng hơn để gấp máy bay nhỏ, vì kích thước nhỏ gọn sẽ bù lại cho độ chênh lệch về trọng lượng. Tương tự, giấy dày hơn có thể dùng để gấp máy bay to ngoại cỡ.

  2. 2

    Đảm bảo sử dụng giấy có kích thước tiêu chuẩn. Trước khi thành thạo kỹ thuật gấp máy bay, bạn nên tránh dùng giấy có kích thước đặc biệt. Hầu hết các hướng dẫn gấp máy bay giấy thường mặc định dùng khổ giấy A4 [21x30 cm]. Việc thay đổi chiều dài hoặc rộng của giấy có thể khiến cho chiếc máy bay thay đổi đáng kể khi hoàn thành và có thể không bay được chút nào nếu quá dài hoặc quá rộng.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu dùng giấy đã qua sử dụng, bạn hãy cắt hoặc xé sao cho giấy có tỷ lệ tương tự như giấy viết thư, sau đó gấp theo tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

  3. 3

    Dùng giấy có khả năng giữ nếp. Một ưu điểm khác của giấy có độ dày trung bình như giấy viết thư và giấy văn phòng là khả năng giữ nếp tốt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn máy bay bay nhanh và xa, vì những đường gấp ẩu và không sắc cạnh có thể làm giảm đặc tính khí động học của máy bay. Theo nguyên tắc, giấy càng nhẵn mịn thì càng dễ giữ nếp. Tránh giấy mềm xốp hoặc sần sùi vì các loại giấy này sẽ không được sắc cạnh khi gấp.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Giấy thô, giấy kim loại, giấy laminate và giấy bóng không có khả năng giữ nếp tốt.
    • Miết lên từng đường gấp vài lần. Nếp gấp càng sắc cạnh thì càng dễ giữ được hình dạng của máy bay.

  • Luôn cầm vào mũi máy bay để khỏi làm hư hại cánh máy bay.
  • Phóng thử ở nơi trống rộng rãi để máy bay khỏi đâm vào các vật cản.
  • Để có đường bay tốt nhất, bạn hãy phóng máy bay về phía trước và hướng lên với góc thấp.
  • Dùng giấy mới để gấp máy bay, không sử dụng lại giấy đã từng gấp.
  • Nếu bạn mắc lỗi lớn khi gấp giấy, hãy làm lại với tờ giấy mới.
  • Thử dùng thước để giúp cho các cạnh gấp thêm chính xác.
  • Khi gấp máy bay, bạn đừng quên dùng đúng loại giấy và đặt trên mặt phẳng, nếu không, máy bay sẽ không có cấu trúc tốt để có thể bay nhanh và xa.
  • Sử dụng đúng loại giấy – không dùng giấy quá mỏng như khăn giấy. Loại bìa thủ công [nếu đủ mỏng] là loại giấy tốt để gấp máy bay.

  • Đừng để máy bay đâm vào các vật khác. Khi đã bị cong gập hoặc hư hại, máy bay giấy có thể không bay lại được như trước.
  • Máy bay giấy sẽ hỏng khi bị ướt.
  • Không phóng máy bay vào người khác, nhất là loại máy bay mũi nhọn.

  • Giấy mịn và cứng [tốt nhất là loại giấy khổ A4 có kích thước 21x30 cm]

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 67.390 lần.

Chuyên mục: Sở thích & Thủ công mỹ nghệ

Trang này đã được đọc 67.390 lần.

Video liên quan

Chủ Đề