Cách đỡ bóng trên khống

Trở thành cao thủ trong môn thể thao bóng bàn không phải là khó. Hãy tự mình luyện tập và học hỏi bạn ắt sẽ thành công. Để không mất thời gian của các bạn Fallowcafe sẽ chia sẻ với các bạn các thủ thuật và cách đỡ giao bóng bàn hiệu quả khiến đối phương ngậm mùi.

Trở thành cao thủ đỡ giao bóng

I.  Cách đỡ giao bóng trong bóng bàn là gì? Và phương pháp đỡ giao bóng bàn.

  • Phải nói rằng kỹ thuật đỡ giao bóng trong bóng bàn là kỹ thuật cực kỳ quan trọng, bởi vì khi bị đặt vào thế bị động buộc phải đỡ bóng thì chúng ta luôn bị bất lợi. Một cú đỡ bóng tốt sẽ khiến bạn lấy lại được thế trận và giúp tinh thần và phong độ của bạn tốt hơn.
  • Trong khi thi đấu bóng bàn ở tất cả các cấp độ, người đỡ bóng tốt hơn thì tỉ lệ giành chiến thắng của người đó tốt hơn. Vì vậy bạn nên luyện tập cách đỡ giao bóng tốt để có thể nắm bắt cơ hội và đưa ra chiến thuật dẫn đến chiến thắng một cách hợp lý nhất.

1. Các phương pháp đỡ giao bóng

Hiện nay trong thi đấu có 10 phương pháp đỡ giao bóng bao gồm: Công bóng, tạt bóng, vuốt bóng, giật bóng, gò bóng, đẩy bóng, cắt bóng, chặn bóng, bỏ nhỏ. Mỗi phương pháp này lại áp dụng cho tùy những kỹ thuật khác nhau mà mình sẽ nói ở dưới đây. Các bạn nên học theo và luyện tập mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Các phương pháp đỡ giao bóng

II. Các phương kỹ thuật đỡ giao bóng

Kỹ thuật chọn vị trí đứng đỡ giao bóng tốt

Chọn được vị trí tốt trước khi đối phương giao bóng là lợi thế trước đối phương. Ví dụ như đối phương có ý định giao bóng ở góc phải của bàn đấu thì bạn có thể nhắm tới vị trí trái tay hoặc bên phải của bàn của bạn. Vị trí tốt nhất của đứng đỡ giao bóng là khu vực giữa sân hoặc hơi thiên hướng sang phải một chút.

Kỹ thuật đỡ bóng bàn xoáy

Đối với những đối thủ mà sở trường của họ là giao bóng xoáy. Vì khi đối thủ thực hiện giao bóng xoáy sẽ khiến bạn rất khó đỡ giao bóng và đây là một kỹ thuật giao bóng khá hiểm. Lúc này điều bạn cần là áp dụng cách đỡ bóng như sau:

  • Đưa vợt ra phía sau một chút, cầm chắc vợt và chuẩn bị một lực đánh mạnh để bóng có thể bật lại hướng đối thủ. Độ bóng xoáy tỷ lệ thuận với độ dài vợt của bạn đưa ra phía sau. Bóng xoáy không quá nhiều thì bạn không nên đưa vợt mình quá ra phía sau sẽ làm trở ngại quá trình đỡ bóng của bạn.

    Kỹ thuật đỡ bóng bàn xoáy

Kỹ thuật đỡ giao bóng xoáy hướng xuống dưới.

Khi đối thủ thực hiện giao bóng này thường sẽ có trường hợp bóng đi tốc độ nhanh và dễ bị chúc xuống lưới. Vì thế bạn nên ngửa mặt vợt ra sẵn và chuẩn bị đẩy hoặc công bóng, khi đánh bạn dồn thêm sức để bóng bật ngược lại. Chú ý: không nên ngửa quá mặt vợt ra để phòng trường hợp có thể đánh trả bằng gò bóng và cắt bóng. 

Kỹ thuật đỡ giao bóng nhanh từ tay thuận hoặc trái tay của đối thủ.

Khi đối thủ giao bóng bằng tay thuận thì bóng sẽ đi nhanh hơn và điểm rơi của bóng xa hơn nhưng vòng cung của bóng thấp. Để giảm độ xoáy trong trường hợp này bạn phải đánh trả giật lại nhanh hoặc dùng phương pháp chặn trái tay. Sau đó nhanh chóng dùng tay thuận để đỡ bóng. Bạn nên lùi lại một chút về phía sau để chờ tốc độ của bóng chậm lại rồi mới đánh trả.

Kỹ thuật đỡ giao bóng xoáy xuống.

  • Nếu bạn chưa gặp trường hợp này bao giờ thì đầu tiên bạn phải quan sát và xác định độ xoáy của bóng trước khi thực hiện việc đỡ bóng. Sau đó bạn gò bóng đỡ khi bóng tiến đến bạn. Khi thực hiện phương pháp này bạn hãy ngửa mặt vợt ra một chút để tăng diện tích tiếp xúc bóng.
  • Ngoài ra bạn có thể dùng phương pháp đẩy chặn với trường hợp bóng không xoáy. Điều mà bạn vẫn cần phải làm ở đây là nên ngửa mặt vợt ra để tăng diện tích tiếp xúc bóng và tăng tỉ lệ đỡ bóng.

Kỹ thuật đỡ bóng xoáy hướng sang trái cho tay thuận.

Đặc điểm của kỹ thuật này là bạn phải xác định hướng xoáy của bóng. Sau đó sử dụng công bóng đẩy bóng đối phương ra bằng cách đỡ bóng xoáy hướng nghiêng về bên trái. Những lưu ý khi dùng kỹ thuật này là khi bạn sử dụng gò bóng hoặc cắt bóng thì không nên ngửa mặt vợt ra phía sau quá lớn sẽ làm bạn đỡ bóng lỗi. Vì kỹ thuật này thường tạo độ xoáy hướng lên hoặc xuống dưới.

Kỹ thuật đỡ bóng bàn xoáy cho tay thuận

Kỹ thuật đỡ bóng xoáy hướng sang phải.

  •  Bạn thực hiện cũng giống như kỹ thuật đỡ bóng xoáy hướng sang trái cho tay thuận. Chỉ khác là bạn nghiên vợt sang bên phải một chút để gia tăng lực đỡ giúp bóng nhảy sang trái tốt hơn.

Kỹ thuật đỡ bóng khi đối thủ giao bóng ngắn.

  • Khi đối thủ giao bóng ngắn tới bạn, nếu bạn đỡ không đúng cách sẽ tạo tiền đề để đối phương ăn điểm dễ dàng. Để không cho đối phương cơ hội đó bạn phải tìm vị trí đứng tốt để điều chỉnh tư thế sẵn sàng đỡ bóng. 
  • Nếu đối thủ đứng giao bóng phía bên phải thì bạn nên chọn vị trí trung tâm và lệnh dần về bên phải để đỡ bóng.
  • Nếu đối thủ đứng giao bóng phía bên trái thì bạn chọn vị trí trung tâm và lệnh dần về bên phải để đỡ bóng. Ngoài ra bạn có thể tự điều chỉnh vị trí tùy theo vị trí đứng của đối phương.

III. Những lưu ý dành cho bạn

Đỡ giao bóng trong bóng bàn không chỉ là lý thuyết mà bạn còn phải rèn luyện và nghĩ cách để áp dụng những phương pháp này nhằm đáp trả lại đối thủ. Và đây là một số lưu ý dành cho bạn

  • Bạn cần phán đoán nhanh đường bóng đến của đối thủ
  • Chuẩn bị tư thế sẵn sàng và thao tác gọn gàng để việc đỡ bóng hoàn hảo nhất
  • Phán đoán cách đối thủ di chuyển, cường độ và tốc độ của bóng để dễ dàng ứng phó.
  • Hãy thường xuyên tập bóng bàn và giao lưu với người khác để có những kinh nghiệm và biết được những ưu nhược điểm của mình ra sao .

    Những lưu ý dành cho bạn

Kết luận

Việc đỡ bóng bàn và tìm cơ hội phản công đối thủ không phải là không khó mà bạn phải hiểu rõ vấn đề và nắm bắt tình hình nhanh. Những buổi luyện tập bóng bàn là bàn đạp cho bạn áp dụng tất cả các kỹ thuật. Và để bạn có thể tự mình rút ra được cho bản thân là kỹ thuật này nên dùng cho trường hợp nào? Và không nên dùng cho trường hợp nào? Mong rằng chia sẻ của mình về cách đỡ giao bóng bàn giúp bạn hiểu biết thêm và có thể thực hành để hạ gục đối thủ trong lần luyện tập tiếp theo. Bạn hãy xem thêm các cách đánh bóng bàn cơ bản để hiểu thêm và biết cách để xử lý trong cách tình huống.

Xem thêm các bài viết khác của Fallow.

Hướng dẫn cách nhận khống chế giữ bóng cơ bản

Thể lực thì vô cùng quan trọng nhưng kỹ thuật lại càng quan trọng hơn. Trong khuôn khổ của bài viết trung tâm dạy bóng đá trẻ em, người lơn nam việt muốn giới thiệu kỹ thuật nhận bóng trong bóng đá.

I. KỸ THUẬT NHẬN BÓNG – KỸ THUẬT GIỮ BÓNG, KHỐNG CHẾ BÓNG 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ THUẬT NHẬN BÓNG, KHỐNG CHẾ BÓNG

     Nhìn lại quá trình phát triển của môn bóng đá, chúng ta thấy rõ ý nghĩa của kỹ thuật giữ bóng đối với sự phát triển chung của môn này. Đầu thế kỷ thứ XIX thi đấu bóng đá được dùng tay. Khả năng dùng tay bảo đảm sự dễ dàng và chính xác hơn chân nên phần lớn các cầu thủ đều dùng tay bắt rồi ném hay đá đi. Năm 1870, luật bóng đá có tính chất thế giới ra đời, quy định trừ thủ môn ra, các cầu thủ trên sân đều không được dùng tay chạm bóng.

     Vì thế, để tìm cách giữ bóng lại, các cầu thủ phải dùng các bộ phận các của cơ thể thay cho tay. Nhưng thời đó, người ta chưa chú ý đến đến độ chính xác mà lúc đá bóng chỉ chú ý tới sức mạnh và bay xa. Bởi vậy, kỹ thuật giữ bóng chưa được coi trọng. Chỉ về sau do sự nâng cao không ngừng của môn bóng đá và sự hoàn thiện về luật bóng đá, nên trong thi đấu, các cầu thủ phải phối hợp kỹ thuật, chiến thuật với nhau và đòi hỏi sự chính xác khi đá bóng cao hơn. Do đó, vai trò kỹ thuật giữ bóng được nâng lên nhiều và đến nay nó đã trở thành một trong những bộ phận chủ yếu của kỹ thuật cơ bản.

     Kỹ thuật giữ bóng biểu thị hành động của cầu thủ dùng bộ phận nào đó của cơ thể [trừ hai tay] chặn đường bóng đang lăn hay đang bay làm cho nó trong tầm khống chế của mình, tạo điều kiện cho động tác tiếp sau.

     Động tác giữ bóng không nhất thiết phải làm bóng đứng yên bên cạnh cầu thủ mà tuỳ tình hình cầu thủ trên sân, có thể giữ bóng nảy hay lăn gần cầu thủ. Thí dụ; nếu xung quanh cầu thủ giữ bóng không có đối phương hoặc không có sự cản phá của đối phương thì cầu thủ đó có thể căn cứ vào yêu cầu của động tác kế tiếp mà giữ bóng nảy ra xa…  Như vậy, vẫn khống chế được bóng và còn tranh thủ được thời gian, phù hợp với yêu cầu chiến thuật.

     Bản thân động tác giữ bóng không phải là mục đích cuối cùng của cầu thủ mà thực hiện giữ bóng là do yêu cầu của chiến thuật hoặc tạo điều kiện tốt cho động tác tiếp theo.

     Trong thực tế của quá trình thi đấu, tình huống trực tiếp truyền bóng nhanh mà không giữ bóng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Có lúc, vì muốn đá bóng được chính xác, cầu thủ phải giữ bóng lại để chuyền hay đá từ tư thế thuận lợi hơn. Ngoài ra, trong việc phối hợp chiến thuật phải giữ bóng lại chờ đồng đội chạy đến thích hợp nhất rồi mới chuyền bóng.

2.NHỮNG YÊU CẦU KHI KHỐNG CHẾ NHẬN GIỮ BÓNG
  • ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG PHẢI NHANH

Bóng đá ngày nay đòi hỏi sự thực hiện kỹ thuật phải nhanh và hợp lý. Giữ bóng cũng vậy. Mặt khác, giữ bóng làm giảm tốc độ độ tấn công và có mâu thuẫn với phương hướng nhanh của môn bóng đá nhưng đó là yêu cầu bắt buộc của tình hình trên sân nên nó vẫn được coi trọng. Vì vậy, động tác giữ bóng cần tránh hoa mỹ một cách vô ích. Khi giữ bóng, cầu thủ phải tranh thủ thời gian, sử dụng kiểu giữ bóng hợp lý nhất đồng thời đạt đến yêu càu khống chế được bóng, thuận lợi cho việc kế tiếp. Sự chuyển tiếp giữa động tác giữ bóng và động tác sau đó [dẫn bóng, đá bóng… ] cũng phải thật nhanh. Trong điều kiện có thể trực tiếp chuyền bóng thì không nên giữ bóng.

  • PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG PHẢI CĂN CỨ VÀO DỰ ĐỊNH CỦA ĐỘNG TÁC SAU ĐÓ MÀ QUYẾT ĐỊNH

Giữ là nhằm làm cho động tác sau thực hiện được chính xác, do đó phương pháp và động tác giữ bóng cần căn cứ vào ình hình hoạt động của đối phương mà quyết định.

Ví dụ: nếu đối phương ở xa thì có thể giữ bóng xa người hơn, nếu đối phương ở bên phải người giữ nên đẩy bóng sang trái… như vậy mới có thể lơịi dụng cơ thể che bóng và tránh sự cản phá của đối phương khi cầu thủ làm động tác kế tiếp. Quan sát tình hình xung quanh trước khi giữ bóng là một vấn đề rất cần thiết.

  • KHÔNG ĐỂ ĐỐI PHƯỚNG ĐOÁN BIẾT ĐỘNG TÁC VÀ HƯỚNG GIỮ BÓNG

Muốn vậy, động tác phải nhanh và thuần thục. Tuyệt đối tránh làm tư thế chuẩn bị giữ bóng quá sớm, đối phương sẽ biết trước ý định.

  • ĐỘNG TÁC GIỮ BÓNG CẦN KẾT HỢP VỚI ĐỘNG TÁC GIẢ

     Làm cho đối phương đoán lầm ý định của mình; thí dụ; bóng bay đến là là, cầu thủ vung chân giả làm động tác đá bóng bay, đối phương thấy vậy không xô lại nữa thì cũng là lúc cầu thủ chuyển qua động tác giữ bóng bằng lòng bàn chân, khống chế bóng không gặp sự tranh cướp bóng của đối phương. 

3.CÁC PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG

Trong quá trình thi đấu, rất nhiều bộ phận cơ thể có thể tiếp xúc bóng để giữ bóng lại [trừ hai tay và phái sau của cơ thể: lưng, gáy… vì cầu thủ không thể quan sát được bóng]. Ta có thể chia làm:

  • PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG THẤP [bóng lăn]
  • Giữ bằng lòng bàn chân.
  • Giữ bóng bằng mu giữa.
  • Giữ bóng bằng mu ngoài.
  • Giữ bóng bằng gan bàn chân.
  • PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG NỬA NẨY
  • Giữ bóng bằng gan bàn chân.
  • Giữ bóng bằng lòng bàn chân.
  • Giữ bóng bằng mu ngoài.
  • Giữ bóng bằng bụng.
  • PHƯƠNG PHÁP GIỮ BÓNG CAO
  • Giữ bóng bằng mu giữa.
  • Giữ bóng bằng lòng bàn chân.
  • Giữ bóng bằng đùi.
  • Giữ bóng bụng.
  • Giữ bóng bằng ngực.
  • Giữ bóng bằng đầu.

4.PHÂN TÍCH CÁC KỸ THUẬT NHẬN GIỮ BÓNG LĂN SỆT BẰNG LÒNG BÀN CHÂN.

KỸ THUẬT NHẬN BÓNG LĂN SỆT BẰNG LÒNG BÀN CHÂN GỒM 3 GIAI ĐOẠN

A.Giai đoạn chuẩn bi để nhận bóng:

-Quan sát đường bóng tới: phán đoán cho được điểm bóng tới, và tốc độ bóng tới.

-Di chuyển chọn vị trí: Thân người thẳng với hướng bóng đến

-Tư thế chuẩn bị: Chân trụ đặt cạnh đường bóng đến, gối khụy, trọng tâm rơi về phía chân trụ, chân nhận bóng đưa về phía trước, lòng bàn chân mở ra đón bóng, hai tay dang rộng sang hai bên và hơi ra sau để dử thăng bằng.

B.Giai đoạn thực hiện động tác nhận bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

-Thời điểm tiếp xúc: bóng ngang mặt cắt trước, hoặc ngang mũi chân trụ

-Bộ phận tiếp xúc: đối với bóng tâm sau của bóng, đối với chân là tam giác xương cùng ngón cái, mắt cá trong, và gót trong.

-Cách hoãn xung: Sau khi bóng vừa chạm chân, chân nhận bóng nhanh chóng kéo từ trước ra sau, tốc độ kéo bóng phụ thuộc vào tốc độ bóng đến [bóng tới nhanh kéo nhanh, bóng tới chậm kéo chậm]

C.Kết thúc:

-Sau khi thực hiện động tác hoản xung, tùy theo tinh huống cụ thể trên sân và ý đồ của mình, người nhận thực hiện động tác kế tiếp cho phù hợp.

kỹ thuật nhận bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân

Video liên quan

Chủ Đề