Cách đặt câu hỏi trong giao tiếp

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.” Cùng Edu2Review tìm hiểu cách đặt câu hỏi như thế nào cho hay và dẫn dắt được câu chuyện nhé!

Nguồn: saga

Chúng ta thường sử dụng nhiều câu khác nhau để hỏi người khác mà đa số chúng ta cũng không ý thức được câu hỏi của mình có tác dụng gì. Thực tế, có nhiều loại câu hỏi với những chức năng khác nhau được bộc lộ qua cách trả lời của người được hỏi. Sau đây là một số phương pháp khá phổ biến khi đặt câu hỏi, khi nào nên [không nên] sử dụng chúng.

Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

1. Câu hỏi mở – Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn. Ví dụ khi bạn hỏi “Bạn có thích xem phim hoạt hình không?” chỉ câu trả lời nhận được sẽ là “Có” hoặc “Không”; còn khi hỏi “Bạn sống ở đâu?” thông thường bạn sẽ được trả lời bằng tên của toà nhà hoặc địa chỉ nơi bạn ở.

Câu hỏi mở [Nguồn: apexglobal]

Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào. Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ “Quan điểm của bạn về chuyện này là…” hay “Hãy kể cho tôi nghe về…” để đặt câu hỏi mở.

Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp:

  • Phát triển một cuộc trò chuyện mở: "Anh có dự định gì cho mùa hè chưa?"
  • Tìm kiếm thêm thông tin: “Chúng ta cần làm gì tiếp theo để đạt được thành công?"
  • Tham khảo ý kiến người khác: “Anh nghĩ như thế nào về cách giải quyết này của tôi?”

Đặt câu hỏi là một nghệ thuật giao tiếp [Nguồn:aulachue]

Còn câu hỏi đóng sẽ hiệu quả khi bạn muốn:

  • Kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của bạn hoặc người khác: “Vậy nếu tôi đạt trình độ này, tôi có được tăng lương không?”
  • Kết thúc một cuộc đàm phán thương lượng, thảo luận hoặc ra quyết định: “Bây giờ chúng ta đã nắm được vấn đề, mọi người đều đồng ý đây là quyết định đúng đắn phải không?”
  • Biểu mẫu: “Bạn có hài lòng với dịch vụ của khách sạn không?”

Câu hỏi đóng đặt ra không đúng lúc có thể “giết chết” cuộc đối thoại và dẫn đến sự im lặng đáng sợ. Tốt nhất chúng ta nên tránh các câu hỏi dạng này khi câu chuyện đang trôi chảy để tăng hiệu quả giao tiếp.

2. Câu hỏi “hình nón”

Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng.

Câu hỏi hình nón [Nguồn: ptcn]

Ví dụ:

- Có bao nhiêu người tham gia vào trận ẩu đả?

- Khoảng 10

- Người lớn hay trẻ em?

Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, nhân viên điều tra đã giúp người làm chứng xây dựng lại tình huống và tập trung vào chi tiết hữu ích. Có thể anh ta sẽ nhận ra người thanh niên đội chiếc mũ như vậy trên một cảnh của CCTV.

Nếu điều tra viên chỉ hỏi câu hỏi mở như “Có chi tiết nào anh có thể nói với tôi về những việc anh đã thấy?”, có thể anh ta sẽ không có được thông tin quý giá này.

Câu hỏi hình nón hữu dụng cho các tình huống:

  • Tìm thêm thông tin về một chi tiết cụ thể
  • Thu hút hoặc làm tăng sự tin tưởng của người đang nói chuyện với bạn

3. Câu hỏi thăm dò

Sử dụng câu hỏi thăm dò là một cách tìm kiếm thông tin khác chẳng hạn như hỏi về một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ về vấn để họ vừa nói. Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Vì sao” [5 whys] – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.

Câu hỏi thăm dò [Nguồn:quantrimang]

Câu hỏi thăm dò được sử dụng khi:

  • Làm rõ vấn đề để hiểu thấu đáo toàn bộ câu chuyện
  • Lấy được thông tin từ khi người nói đang cố gắng tránh né không tiết lộ cho bạn biết

4. Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ không thật sự không phải là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi : “Mẫu thiết kế của John rất sáng tạo phải không?”

Câu hỏi tu từ [Nguồn: static.laodong]

Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện “ Đúng rồi. Tôi thích làm việc với một đồng nghiệp sáng tạo như thế” – hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên rằng “John là một nhà thiết kế rất sáng tạo”.

Câu hỏi tu từ được sử dụng tốt để:

  • Thu hút người nghe.

Như vậy, để đặt câu hỏi hiệu quả, ngoài việc chú ý những câu hỏi sử dụng, bạn còn cần phải quan sát thái độ, biểu cảm của người được hỏi và hoàn cảnh giao tiếp. Có những trường hợp sử dụng câu hỏi đóng hiệu quả nhưng có những lúc làm cho cuộc hội thoại kết thúc nhanh chóng. Hãy vận dụng những phương pháp đặt câu hỏi một cách hợp lý nhé!

Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Quỳnh Quyên [Tổng hợp]

Nguồn: kenhtuyensinh

[Edu2Review] - Tự Chọn Nơi Học Tốt Nhất Cho Bạn


Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp là một trong những bí mật giúp bạn thành công hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Câu hỏi có thể được phân loại theo nhiều cách. Tùy từng ngữ cảnh mà cách thức đặt câu hỏi cũng như loại câu hỏi được vận dụng sẽ khác nhau. Sau đây Kyna sẽ giới thiệu đến các bạn những phương pháp đặt câu hỏi phổ biến nhất thường được sử dụng trong giao tiếp.

Câu hỏi mở – Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn. Ví dụ khi bạn hỏi “Bạn có khát nước không?” chỉ câu trả lời nhận được sẽ là “Có” hoặc “Không”. Còn khi hỏi “Bạn sống ở đâu?” thông thường bạn sẽ được trả lời bằng tên của toà nhà hoặc địa chỉ nơi bạn ở.

Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào. Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời.

Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp:

– Phát triển một cuộc trò chuyện mở

– Tìm kiếm thêm thông tin

– Tham khảo ý kiến người khác

Còn câu hỏi đóng sẽ hiệu quả khi bạn muốn:

– Kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của bạn hoặc người khác

– Kết thúc một cuộc đàm phán thương lượng, thảo luận hoặc ra quyết định

– Biểu mẫu

Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống là không thể phủ nhận, tuy  nhiên không phải ai cũng có được kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp thông minh. Nếu câu hỏi đóng đặt ra không đúng lúc có thể “giết chết” cuộc đối thoại và dẫn đến sự im lặng đáng sợ.

Câu hỏi “hình nón”

Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng.

Câu hỏi hình nón hữu dụng cho các tình huống:

– Tìm thêm thông tin về một chi tiết cụ thể

– Thu hút hoặc làm tăng sự tin tưởng của người đang nói chuyện với bạn

Câu hỏi thăm dò

Sử dụng câu hỏi thăm dò là một kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp giúp bạn hiểu rõ vấn đề thông qua một một ví dụ cụ thể.

Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Vì sao” [5 whys] – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.

Câu hỏi dẫn dắt

Câu hỏi dẫn dắt được sử dụng khi bạn muốn được nghe câu trả lời như ý nhưng vẫn để đối phương có cảm giác rằng họ được quyền lựa chọn. Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt sẽ thường có xu hướng đóng.

Ví dụ: Cho người trả lời lựa chọn giữa hai phương án – cả hai phương án này bạn đều thích thực hiện – thay vì chỉ đưa ra một giải pháp, hoặc không thực hiện gì cả. Nói chung thì khả năng “không chọn gì cả” vẫn có thể xảy ra khi bạn hỏi “Anh chọn phương án A hay B”, nhưng thường thì đa số sẽ chỉ nghĩ đến việc lựa chọn một trong hai phương án bạn đưa ra.

Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ không thật sự là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi. Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe sự đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên.

Tóm lại, kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nếu biết cách đặt câu hỏi tốt, bạn có thể khuyến khích người đối diện cùng suy nghĩ, cùng tham gia. Hỏi đúng sẽ khiến giao tiếp hiệu quả và trao đổi thông tin chính xác. Hi vọng những gợi ý nêu trên cùng với việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện khả năng đưa ra những câu hỏi, nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công việc cũng như trong cuộc sống.

  • BỘ 5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP TỰ TIN VÀ HIỆU QUẢ
  • Bạn sẽ học được gì?

    • Biết cách sáng tạo để tạo ra những câu chuyện, tình huống hài hước nơi công sở.
    • Biết cách dung hòa sự khác biệt để trở nên hòa hợp hơn với đồng nghiệp.
    • Biết cách xây dựng nội dung bài thuyết trình sao cho chặt chẽ, mạch lạc, hấp dẫn và sáng tạo.
    • Biết cách sử dụng các phương pháp hóa giải cảm xúc để sống hạnh phúc và thành công.

    Đối tượng

    • Muốn giao tiếp với mọi người xung quanh một cách tự tin và hiệu quả hơn
    • Muốn làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh
    • Muốn nắm vững các nguyên tắc tâm lý học thuyết phục, thấu hiểu đối phương
    • Muốn có phong thái tự tin khi thực hiện bài thuyết trình
    • Muốn trở nên tinh tế và hài hước hơn

    ƯU ĐÃI ĐẾN 71%

    TRỌN BỘ 5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP TỰ TIN VÀ HIỆU QUẢ

    Giảng viên Dương Ngọc Dũng, Tiến sĩ Tôn giáo học, ĐH Boston

    Giảng viên Nguyễn Thanh Minh, Đồng sáng lập DeltaViet Education Corporation

    Giảng viên Nguyễn Duy Khánh, Phó trưởng Ban đào tạo- Trung tâm đào tạo Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt

    GIÁ CHỈ 499.000đ [học phí gốc 1.694.000đ]


    Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ sớm với bạn. Mọi thông tin chi tiết hơn về khóa học sẽ được tư vấn thông qua cuộc gọi này

Video liên quan

Chủ Đề