Các lỗi thường gặp khi thuyết trình và cách khắc phục

các lỗi khi thuyết trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [66.83 KB, 3 trang ]

BÀI THUYẾT TRÌNH
CÁC LỖI MẮC PHẢI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI THUYẾT
TRÌNH
Từ khi là học sinh cấp ba, đến khi là sinh viên của một trường đại học, chắc hẵn các
bạn ai cũng đã từng một lần trình bài hoặc nói để thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến
hay một nhận định nào đó của mình. Hoặc ít nhất thì các bạn cũng đã thấy người khác
thuyết trình một vấn đề nào đó để thuyết phục mình và mọi người xung quanh. Khi ấy bạn
thấy họ như thế nào? Vâng đối với một người chuyên nghiệp thì họ có đầy tự tin, họ có
những hành động, cử chỉ cùng với lời nói vô cùng thuyết phục người nghe. Còn đối với một
người lần đầu tiên thuyết trình thì sẽ như thế nào? Chắc hẵn các bạn cũng thắc mắc tại sao
chỉ là thuyết trình trước đám đông mà lại có sự khác nhau như vậy. Sau đây để giải thích
thắc mắc đó, chúng ta hãy tìm hiễu xem: khi thuyết trình chúng ta thường mắc phải lỗi nào?
Và cách khắc phục nó ra sau để có một bài thuyết trình đầy thuyết phục và ấn tượng nha.
Như các bạn đã biết thì các bạn cũng đã từng thuyết trình hoặc từng nghe người khác
thuyết trình. Vậy thuyết trình là gì? – Vâng thuyết trình là một hoạt động không thể thiếu
đối với sinh viên hiện nay, là sự giao tiếp bằng lời nói, trình bày một quan điểm, một nhận
định hay một chiến lược... nhằm thuyết phục người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan
điểm của mình, cùng suy nghĩ và hành động theo ý muốn của mình. Cùng với việc đổi
phương pháp dạy học, các trường đại học ngày nay đã chuyển dần từ kiểu giảng dạy truyền
đạt một chiều sang phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Sinh viên ngày nay
thường xuyên được yêu cầu tự tra cứu tài liệu và trình bày trước lớp. Kỹ năng trình bày hay
thuyết trình trước nhiều người vì vây trở nên rất cần thiết đối với sinh viên ngày nay. Có
được những bài thuyết trình thành công trước lớp hay trước đám đông sẽ góp phần giúp sinh
viên thành công trong học tâp ở trường . Như vậy thế nào là một bài thuyết trình hữu hiệu?chúng ta tìm hiễu ngay sau đây thông qua các lỗi thường mắc phải và biện pháp khắc phục
của một bài thuyết trình.
• Các lỗi thường mắc phải khi thuyết trình:
+ Về mặt hình thức bên ngoài: Ấn tượng ban đầu thường rất mạnh mẽ và khó thay đổi.
Khi bạn bước lên phát biểu, trong đầu người nghe sẽ hình thành những đánh giá dựa trên


cách ăn mặc và đi đứng của bạn. Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa chú trọng lắm về


cách ăn mặt.
+ Về mặt hình thức bên trong [nội dung thuyết trình]: thì bài thuyết trình thường mắt
các lỗi sau:
- Hầu như tất cả mọi người đều cảm thấy căng thẳng khi lần đầu thuyết trình trước
-

nhiều người.
Thuyết trình một cách thiếu tự tin.
Trình bài quá nhanh làm người nghe không nắm bắt kịp thời.
Chưa sử dụng ánh mắt, hình thể hay cử chỉ khi thuyết trình.
Chưa dành ra đủ thời gian chuẩn bị và sắp xếp tư liệu trước khi trình bài.
Chưa xác định muc đích chính của bài thuyết trình => có mở bài chưa ấn tượng,

-

có phần kết bài chưa thuyết phục được người nghe.
Nhiều người chưa đặt tầm quan trọng của thời gian => nói dài quá hoặc nói ngắn

-

quá, điều này cũng làm ảnh hưởng đến bài thuyết trình...
• Để khắc phục các lỗi này, ta có các biện pháp sau:
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, do đó bạn hãy chọn trang phục phù hợp và đi đứng một

-

cách tự tin để tạo một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với người nghe.
Trước khi chuẩn bị buối thuyết trình bạn cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu bạn muốn
đạt được. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hình thành nội dung và cách truyền đạt đến
người nghe một cách có hiệu quả nhất. Điều này lại có liên quan đến các yếu tố: những


thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai và bầu không khí tại địa điểm thuyết

-

trình như thế nào.
Bạn phải cố gắng thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn càng nhiều càng tốt để bài
thuyết trình có sức thuyết phục hơn. Khi thu thập thông tin, tài liệu, luôn ghi nhớ mục tiêu

-

của bài thuyết trình.
Không nên nói vòng vo một lúc rồi mới nhập đề. Cách này đôi khi là cho người nghe cảm
thấy mất thời gian. Có thể kể những câu chuyện vui, hài hước để phá vỡ khoảng cách và lôi

-

cuốn sự chú ý của người nghe.
Để có được một buổi thuyết trình thành công đòi hỏi bạn phải luyện tập thường xuyên
Cố gắng nhìn vào người nghe, sử dụng giọng nói rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ cơ thể như mĩm
cười, để người nghe tham gia vào thuyết trình như trả lời câu hỏi...
- Mở đầu một cách tự tin và kết thúc một cách ấn tượng...
Tóm lại, kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất.
Một bài thuyết trình hoàn hảo có thể đem lại thành công vượt xa những gì chúng ta mong
đợi. Dù bạn là ai, đang còn đi học hay đã đi làm, bạn cũng thường xuyên phải thuyết trình
trước đám đông. Và chắc hẳn, các bạn đều đã trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng bài
thuyết trình với cảm giác hồi hộp trước khi thuyết trình.


Vì vậy để có bài thuyết trình ấn tượng chúng ta nên có sự chuẩn bị chu đáo về
mặt hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong, nhằm tạo ra sự tự tin khi thuyết phục người


khác chấp thuận nhận định của mình là hợp lý, là đúng đắn. Có như thế chúng ta mới có thể
hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của bạn.
Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
HẾT



4 lỗi cơ bản trong thuyết trình

Nội dung không chất lượng

Một lỗi lớn thường mắc trong thuyết trình là nội dung không hướng đến khách hàng – người nghe. Cũng giống như người làm SEO phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu [Target audience] trước khi thực hiện chiến dịch marketing, thì khi trình bày slide bạn cần phải biết người nghe bài thuyết trình của bạn hôm đó là ai và họ muốn gì.

Ngoài ra, chủ đề quá rộng hoặc quá chuyên sâu, sử dụng nhiều thuật ngữ khiến người nghe không có đủ kiến thức nền tảng để hiểu được những điều bạn đang truyền đạt.

Ví dụ: Cùng một chủ đề, nếu trình bày cho team kỹ thuật sẽ phải nói hoàn toàn khác với team marketing hoặc sale, họ có những mối quan tâm riêng, và ngôn ngữ thuật ngữ sử dụng cũng khác nhau, những team đó sẽ thấy hài lòng khi bạn dùng chung ngôn từ – thuật ngữ với họ.

Nhiều người khi chọn chủ đề thuyết trình thậm chí không quan tâm hoặc không tự tin về những gì mình đang nói. Uy tín, sự chân thành, và niềm tin là rất quan trọng. Vì vậy, hãy đảm bảo thông tin bạn đưa ra hoàn toàn chính xác, và trung thực để có thể thuyết phục người nghe.

Lỗi trong trình bày slide

Cách trình bày nội dung trong slide là rất quan trọng. Một thiết kế xấu kéo theo sự truyền tải thông điệp không được cô đọng. Hãy tránh làm cho người nghe dành quá nhiều thời gian chú ý đến những lỗi sai trong bài thuyết trình thay vì quan tâm nội dung cốt lõi.

Slide nhiều chữ, font không thống nhất

Mọi người sẽ không đọc hết hoặc nhớ nổi một khối lượng kiến thức lớn khi nghe thuyết trình. Một số bài present thậm chí để giảm kích cỡ chữ để trình bày nhiều thông tin hơn trong slide, điều này làm cho slide thực sự khó đọc. Bạn nên phân biệt rạch ròi là slide thuyết trình cho đám đông, hay là slide dạng tài liệu gửi cho mọi người đọc và nghiên cứu.

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Kỹnăng Nộidungbàithuyếttrìnhnằmtrongofflinetháng8: thuyếttrìnhvànóichuyệntrướcđám đông CủacộngđồngMotibee.com
  2. KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH : LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH TẠO SỰ TỰ TIN NGUYễN HảI QUANG SALES REPRESENTATIVE & TRAINER MANNA LUXURY HOLIDAY EMAIL : PHONE : 0915.33.44.77
  3. THIẾU SỰ TỰ TIN
  4. KHÔNG NẮM RÕ CHỦ ĐỀ
  5. THIẾU SỰ LUYỆN TẬP
  6. SỬ DỤNG POWER POINT CHƯA HiỆU QuẢ
  7. GiỌNG NÓI KHÔNG RÕ RÀNG,TỐC ĐỘ NÓI QUÁ NHANH HoẶC QUÁ CHẬM
  8. THIẾU SỰ TƯƠNG TÁC VỚI KHÁN GiẢ
  9. MINH HỌA : QUÁ NHIỀU HoẶC KHÔNG CÓ GÌ CẢ
  10. ĐƯA QUÁ NHIỀU THÔNG TIN
  11. KHÔNG BiẾT CÁCH MỞ ĐẦU VÀ KẾT THÚC
  12. NGUYễN HảI QUANG SALES REPRESENTATIVE & TRAINER MANNA LUXURY HOLIDAY EMAIL : PHONE : 0915.33.44.77

Kỹ năng thuyết trình: 4 lỗi phổ biến và cách khắc phục cần biết


Trên con đường rèn luyện kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, bạn sẽ nhiều lần mắc sai lầm. Nhưng đừng vì thế mà nản chí, người thành công luôn học được những bài học quý giá sau mỗi sai lầm. :hông một ai trong chúng ta sinh ra đã là một diễn giả thuyết phục, đấy luôn là kết quả của sự rèn luyện mà bước đầu tiên đó là biết được những sai lầm để mà tránh. Dưới đây là những lỗi thuyết trình phổ biến mà người Việt chúng ta hay phạm phải.


Điểm danh 4 lỗi đặc trưng trong kỹ năng thuyết trình của người Việt

1. Nói dông nói dài, thiếu luyện tập!

Chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần trong đời phải nghe một bài thuyết trình dài dằng dặc! Nó là lễ khai mạc, bế mạc, các bài phát biểu của quan chức, lãnh đạo, trong những dịp nhỏ nhặt nhất khi bạn trên ghế nhà trường đến những dịp lễ lớn của quốc gia…. Và nói dài –tiếc thay như ăn sâu vào trong suy nghĩ người Việt khi họ muốn nhồi nhét nhiều câu từ nhất mà không quan tâm người nghe có cần thông tin đó hay không?

Nếu bạn không thể giải thích một thứ gì đó một cách đơn giản. Thì bạn chưa hiểu đủ về nó” – nhà khoa học thiên tài Albert Einstein không hề nhận định sai.

Đây là một trong những lỗi thuyết trình cơ bản nhất mà người Việt hay mắc phải xuất phát bởi thiếu luyện tập và không dành thời gian đầu tư cho bài nói.

2. Lời giới thiệu không nổi bật

Phần nội dung không phải là phần quan trọng nhất của một bài thuyết trình mà đó làphần giới thiệu. Bởi khi khán giả thấy hứng thú với đoạn đầu, họ mới có thể tập trung và kiên nhẫn nghe bạn nói những phần sau. Người Việt thường có thói quen bắt đầu bài thuyết trình xuề xòa, đơn giản. Thay vào đó, để làm người nghe hứng thú hãy đặt một câu hỏi thú vị về chủ đề định nói, kể một mẩu chuyện ngắn hay một câu nói sâu sắc của người nổi tiếng.

Và đừng quên ở đoạn mở đầu hãy nói cho khán giả tại sao thông tin bạn sắp nói quan trọng và có ích với họ. Bởi nếu thông tin đó vô nghĩa, họ không hề quan tâm.

3. Không có quãng dừng!

Nói quá nhanh giảm giá trị của thông tin vì người nghe không theo kịp tốc độ của bạn. Thậm chí nó khiến họ trở nên căng thẳng và bạn thì càng thêm hồi hộp! Hãy nói chậm rãi, thong thả và luôn nhớ sử dụng quãng dừng…

Quãng dừng rất quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Khi bạn nói đến một vấn đề, đưa ra một câu hỏi hay, bạn cần dừng lại để cho người nghe có thời gian ngẫm nghĩ về nó. Nếu không, bạn hoàn toàn đánh mất lợi thế của những điểm thú vị đó trong bài thuyết trình. Hãy nhìn những người thuyết trình giỏi, họ luôn có quãng dừng. Tất nhiên không phải họ đang mỏi mồm hay chưa nghĩ ra ý tiếp theo, họ đang cho người nghe một chút nghỉ ngơi để nghĩ thấm hơn điều họ nói. Họ dừng lại trong tích tắc để trao đổi ánh mắt, để làm một ngôn ngữ cơ thể có chủ đích để truyền năng lượng và cảm hứng với khán giả.

4. Đừng đọc theo trình chiếu!

Đây là một lỗi thuyết trình căn bản của nhiều người. Bởi rõ ràng khi khán giả có thể đọc thông tin từ slide sao họ cần bạn phải lặp lại chúng bằng lời nói. Điều bạn cần làm là giúp họ dễ hiểu hơn – hiểu ‘tại sao” và “như thế nào”. Hãy giảm lượng từ ngữ trong slide tối thiểu nhất có thể, đưa vào vài con số phân tích hay bảng biểu sẽ cung cấp thông tin đến người đọc một cách dễ dàng.


20 cách giúp bạn khắc phục các lỗi trên và trở thành diễn giả chuyên nghiệp

1. Thực hành

Đương nhiên, bạn sẽ muốn luyện tập nhiều lần cho phần trình bày của bạn. Nhưng đôi khi bạn sẽ không có đủ lượng thời gian luyện tập cần thiết, Nhưng bạn thực sự có thể tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập, một trong những kỹ năng mềm giúp thuyết trình hiệu quả là hãy nói và ghi âm những gì mình nói, sau đó bạn nghe lại bạn sẽ thấy cần điều chỉnh chỗ nào, cần thêm những thông tin gì, những dữ liệu nào bạn có thể bỏ qua.

2. Tạo sự hăng hái cho bộ não

Nó nghe có vẻ lạ, nhưng những diễn giả chuyên nghiệp cũng sẽ thường xuyên uống 1 ít nước và nghe 1 chút âm nhạc trước khi trình bày. Tại sao? Vì điều này giúp họ đỡ bồn chồn cũng như giúp tập trung vào buổi nói chuyện sắp tới.

4 lỗi thuyết trình người Việt hay mắc phải và cách khắc phục

3. Tham dự các buổi thuyết trình khác

Hãy cố gắng tham gia nhiều buổi thuyết trình của các diễn giả khác để học hỏi kỹ năng thuyết trình hiệu quả của họ trước đám đông.

4. Đến sớm

Đây là bí quyết hiệu quả nhất cho phép bạn dành nhiều thời gian để giải quyết trước khi trình bày vấn đề của bạn trong buổi thuyết trình. Thêm thời gian, đảm bảo bạn sẽ không bị trễ và cung cấp cho bạn rất nhiều thời gian để thích nghi với không gian trình bày của bạn.

5. Hãy điều chỉnh tầm mắt của bạn đến toàn bộ khán phòng:

Bạn nên thay đổi hướng nhìn và phân bổ nó đến nhiều khu vực trong khán phòng nhằm giúp tạo thiện cảm với các khán giả. Điều này cũng 1 phần giúp bạn thấy được phần lớn mọi người có tập trung lắng nghe bạn hay không, bạn cũng có thể biết được khu vực nào chưa thực sự tập trung như bạn mong muốn và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

6. Trao đổi với khán giả:

Trao đổi với khán giả làm cho bạn có vẻ dễ thương hơn và gần gũi. Hãy hỏi những người tham dự sự kiện trong các câu hỏi và câu trả lời của họ. Họ thậm chí có thể cung cấp cho bạn một số cảm hứng để dệt thành nói chuyện của bạn.

7. Sử dụng tư duy tích cực:

Cho dù bạn có tin hay không thì việc bạn thường xuyên suy nghĩ tích cực về 1 vấn đề, tạo cho mình những trạng thái hưng phấn về tâm lý trước khi bắt đầu buổi thuyết trình sẽ giúp bạn vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám đông. 8. Hãy tạo sự đồng cảm với khán giả:

Trong thực tế, nhiều người có một nỗi sợ nói trước công chúng, vì vậy ngay cả khi khán giả dường như không quan tâm, rất có thể là khá tốt mà hầu hết mọi người nghe bài thuyết trình của bạn có thể liên quan đến cách thức nó có thể được. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, nhắc nhở mình rằng khán giả được nghe những gì bạn nói, và thực sự muốn nhìn thấy bạn nói về chủ đề hôm nay.

9.Hãy hít thở sâu:

Khi bạn lo lắng, cơ bắp của bạn thắt chặt, thậm chí bạn có thể gặp khó khăn trong việc giữ nhịp thở của bạn. Ngay lúc này, bạn có thể hít thở thật sâu. Những hơi thở sâu sẽ giúp máu của bạn lưu thông tốt hơn và cung cấp nhiều oxy lên não, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.

10. Nụ cười:

Khi bạn cười lượng endorphins của bạn sẽ tăng lên, điều này có tác dụng làm giảm đi sự lo lắng của bạn và giúp bạn bình tĩnh cũng như cảm thấy phấn chấn hơn. 11. Tập thể dục:

Tập thể dục trước đó trong ngày trước khi trình bày của bạn để tăng cường endorphins, chất này sẽ giúp làm giảm bớt sự lo lắng. Tốt hơn trước đăng ký cho rằng lớp học thể dục.

12.Hãy biết các tạo điểm dừng thông minh:

Khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quảng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục chủ đề thuyết trình của mình.

13. Hay chuẩn bị nội dung bài thuyết trình 1 cách có chọn lọc.

Việc bạn luôn cảm thấy thông tin nào cũng quan trọng, cũng cần thiết phải đưa vào. Điều này sẽ dẫn tới bài thuyết trình của bạn trở nên loãng. Chính vì vậy, sắp xếp thông tin theo mức độ quan trọng với chủ đề cần thuyết trình sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ được những thông tin ít quan trọng và dành thời gian cho việc trình bày các thông tin đã được chọn lọc. Đây là 1 trong nhữngkỹ năngthuyết trình hiệu quả được các diễn giả áp dụng khá nhiều hiện nay.

14. Bạn hãy là người chủ động thu hút và tương tác với người nghe:

Phần lớn tâm lý của mọi người đến 1 buổi thuyết trình đều sẽ rơi vào trạng thái thụ động, điều này có thể dẫn tới tình trạng tương tác 1 chiều và làm giảm đi hiệu quả trong thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong buổi thuyết trình. Để khắc phục điều này, bạn hãy xem xét việc bắt đầu với một cuộc thăm dò hoặc khảo sát. Không được đưa ra bởi những câu hỏi bất ngờ – thay vào đó, hãy xem chúng như là một cơ hội để cung cấp cho khán giả của bạn những gì họ muốn.

15. Hãy dành ít phút thư giãn:

Ngay cả khi bài trình bày của bạn đã được chuẩn bị sẵn và vừa khít với thời gian dự kiến diễn ra thì việc bạn biết cách tận dụng những quãng nghỉ để chèn vào đó những mẩu truyện cười ngắn hay 1 câu nói nhẹ nhàng nào đó sẽ là 1 cách tuyệt vời để giúp người nghe cảm thấy thoải mái hơn.

16. Đừng cố gắng cho mọi người thấy bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi

Rất ít người khi trình bày hay thuyết trình có thể công khai thừa nhận rằng họ thực sự không biết câu trả lời cho 1 câu hỏi nào đó, vì điều này khiến họ cảm thấy quyền lực hoặc sức ảnh hưởng của mình có thể bị suy yếu. Tuy nhiên, vì tất cả chúng ta đều biết rằng, không ai có thể biết hết về mọi thứ. Chính vì vậy, đôi khi bạn thừa nhận bạn chưa sẵn sàng trả lời cho 1 vấn đề nào đó, việc làm này có thể cải thiện độ tin cậy của bạn. Nếu ai đó hỏi 1 câu hỏi mà bạn chưa biết, bạn hãy trả lời bạn không biết.

17. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:

Thực hành ngôn ngữ cơ thể tự tin là một cách khác để tăng sự lo lắng trước khi trình bày của bạn. Khi bạn thể hiện sự tự tin qua ngôn ngữ cơ thể, tâm trí của bạn sẽ làm theo. Bạn có thể khắc phục các lo lắng của mình ngay trong buổi thuyết trình bằng cách đừng ngồi 1 chỗ, bạn có thể đi qua đi lại vài lần, bởi việc đi bộ sẽ giúp bạn giảm được những căng thẳng từ bên trong cơ thể, điều này giúp tuần hoàn máu tốt hơn và hạn chế tình trạng căng thẳng của bạn.

18. Uống nước:

Việc bạn thiếu nước có thể dẫn đến 1 sự lo lắng không đáng có, ngay lúc này, bạn có thể uống 1 ngụm nước trước khi tiếp tục câu chuyện của bạn. Bạn cũng có thể giữ 1 chai nước trên tay phòng trước hợp bạn cảm thây khô miêng, hay cảm thấy lo lắng. Đây cũng có thể được xem là 1 mẹo giúp bạn bình tĩnh hơn trước khi trình bày những điều quan trọng.

19. Tham gia các chương trình, CLB huấn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Các câu lạc bộ, các lần sinh hoạt đội, nhóm của bạn sẽ là môi trường tuyệt vời cho bạn cải thiện dần những kỹ năng nói trước đám đông. Bạn càng tích cực hoạt động trong những nhóm này, bạn càng có thêm nhiều bí quyết khắc phục các lỗi khi thuyết trình. Ngay từ bây giờ, bạn nên xem xét việc gia nhập một câu lạc bộ ngay từ bây giờ để trở thành một nhà hùng biện xuất sắc.

20. Đừng đấu tranh với nỗi sợ:

Chấp nhận nỗi sợ hãi của bạn sẽ dễ dàng hơn so với việc bạn chống lại nó. Ai cũng có những cảm giác sợ hãi khi thuyết trình, nhưng nó sẽ qua sau 1 vài phút. Hãy nhớ rằng, những cảm xúc bồn chồn, lo lắng không phải là xấu và bạn hãy biết nó thành năng lượng, nhiệt tình và tích cực bạn sẽ cảm thấy nỗi sợ sẽ không còn và bạn sẽ mau chóng vượt qua nó.

KẾT LUẬN:

Không ai sinh ra đã là một diễn giả chuyên nghiệp, Steve Jobs cũng phải mắc sai lầm và liên tục luyện tập để trở thành một tài năng diễn thuyết được mọi người công nhận như bây giờ. Những lỗi thuyết trình trên đây đều là những lỗi kinh điển mà hầu như người Việt nào cũng mắc phải. Tuy nhiên, quan trọng là chúng ta nhận thức được những khuyết điểm trong kỹ năng thuyết trình của mình và cố gắng khắc phục nó sớm nhất.

Theo Bizweb, cuocsongdungnghia.com

Bài viết theo chủ đề: kỹ năng thuyết trình, các lỗi thuyết trình, bí quyết khắc phục lỗi thuyết trình, kỹ năng thuyết trình hiệu quả, 4 lỗi thuyết trình của người Việt, 20 cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

Video liên quan

Chủ Đề