Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt năm 2024

Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt dần trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu. Bắt kịp xu hướng này, Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu được ghi nhận.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày một phổ biến

Từ cuối năm 2016, khi Chính phủ ban hành Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020, loại hình thanh toán này đã bắt đầu được sử dụng nhiều hơn. Đến đầu năm 2020, khi dịch Covid 19 bắt đầu diễn biến phức tạp, thanh toán điện tử đã thực sự “bùng nổ”, mang lại sự nhanh gọn và tiện lợi cho các giao dịch tài chính, thương mại của cả cá nhân và doanh nghiệp.

Với định hướng của Chính phủ, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang ghi nhận những thay đổi tích cực khi các phương thức thanh toán mới phủ sóng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Hình thức thanh toán mới đã phủ sóng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Từ các trung tâm mua sắm, cửa hàng, quán ăn, tới các tiệm nhỏ, chợ truyền thống đều áp dụng các phương thức thanh toán điện tử. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển khoản, quét mã QR... để thanh toán nhanh chóng, an toàn mà không cần mang theo tiền mặt.

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu về chủ đề này tại “Hội thảo Thúc đẩy hoạt động thẻ và Xu hướng thanh toán tương lai” cho biết, hiện nay thanh toán tiền mặt và thanh toán thẻ đã có mặt trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và trong đời sống hàng ngày.

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy hoạt động thẻ và Xu hướng thanh toán tương lai [Ảnh sưu tầm].

2. Sự tác động của công nghệ tới sự phát triển của thanh toán điện tử

Từ năm 2021, việc áp dụng công nghệ eKYC [Electronic Know Your Customer] đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Công nghệ eKYC là giải pháp ứng dụng công nghệ số hóa giúp xác thực danh tính, xác minh thông tin cá nhân của người dùng, qua đó rút ngắn thời gian và giảm bớt đáng kể thủ tục so với cách truyền thống. Xác thực danh tính qua eKYC mang lại sự chính xác và đáng tin cậy cao hơn, ngăn chặn các trường hợp giả mạo và gian lận. Điều này đã tạo nên một môi trường thanh toán an toàn và đáng tin cậy.

eKYC giúp quá trình xác thực danh tính trở nên nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn, mang lại lợi ích to lớn cho cả người dùng lẫn doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2022/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được cấp bảo lãnh điện tử. Từ ngày 1/9/2023, các ngân hàng cũng được phép cho vay điện tử tối đa 100 triệu đồng để phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Thông tư này không bắt buộc các ngân hàng phải giải ngân khoản vay vào tài khoản của bên cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thay vào đó, người vay được phép nhận khoản vay trực tiếp vào tài khoản thanh toán cá nhân của mình. Như vậy, người vay sẽ có quyền sử dụng tiền vay một cách tự do và linh hoạt hơn, có thể ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà không bị ràng buộc bởi việc phải chuyển khoản trực tiếp cho bên cung cấp dịch vụ.

3. Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Mặc dù thanh toán không sử dụng tiền mặt là điểm mạnh trong thời đại công nghệ hiện nay nhưng vẫn còn nhiều khó khăn để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Trong Hội thảo Thúc đẩy hoạt động thẻ và Xu hướng thanh toán tương lai, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng đã nói về việc các ngân hàng nên giảm phí phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ quốc tế để khuyến khích người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Rào cản về chi phí có thể khiến người dùng vẫn đắn đo khi lựa chọn hình thức thanh toán này. Việc giảm bớt áp lực về chi phí cho người dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể thu hút lượng người dùng mới lớn và giữ chân nhiều khách hàng cũ hơn.

Ông Dũng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra các sản phẩm thẻ tiện lợi, an toàn và có lợi ích kinh tế cho người dùng, đồng thời yêu cầu các ngân hàng lắng nghe phản hồi của khách hàng. Đối với ngân hàng, việc lắng nghe phản hồi giúp nắm bắt nhanh chóng các thay đổi trong nhu cầu của thị trường. Còn đối với người dùng, việc có cơ hội góp ý mang lại sự cảm giác được quan tâm và tôn trọng.

Những phản hồi này cung cấp một cơ sở để ngân hàng cải thiện và tối ưu hóa các dịch vụ của mình, từ đó tạo ra trải nghiệm thanh toán tốt hơn cho khách hàng trong tương lai.

Tóm lại, sự tăng trưởng mạnh mẽ của xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang mở ra cơ hội mới cho người dùng và doanh nghiệp. Với việc áp dụng công nghệ và chính sách linh hoạt, việc này không chỉ tạo ra môi trường thanh toán an toàn hơn mà còn thúc đẩy sự tiện lợi và linh hoạt trong giao dịch tài chính. Điều quan trọng là tiếp tục tối ưu hóa chi phí và lắng nghe phản hồi để nâng cao trải nghiệm thanh toán cho khách hàng.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Thanh toán không dùng tiền mặt nghĩa là người dân không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng.

Bộ chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm những gì?

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm các loại như: - Séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại [ví điện tử].

Chứng từ thanh toán là gì?

[1] Chứng từ thanh toán là giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, dùng làm căn cứ để thực hiện các khoản chi trả. Chứng từ thanh toán có vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Chứng từ chuyển tiền là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 11/2020/NĐ-CP [Có hiệu lực từ 16/3/2020] thì nội dung này được quy định như sau: Chứng từ chuyển tiền: là lệnh thanh toán bằng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử do các đơn vị giao dịch lập để đề nghị Kho bạc Nhà nước thực hiện trích tài khoản của mình để chi trả cho đối tượng thụ hưởng.

Chủ Đề