Các cách làm bài thi hoá 9

Câu 1: Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

  • A. Giấy quỳ tím ẩm
  • B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
  • C. Than hồng trên que đóm
  • D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 2: Dung dịch $H_{2}SO_{4}$ tác dụng với dãy chất nào sau đây:

  • A. Fe, CaO, HCl.
  • B.Cu, BaO, NaOH.
  • C. Mg, CuO, HCl.
  • D. Zn, BaO, NaOH.

Câu 3:  Để phân biệt 2 dung dịch $HCl$ và $H_{2}SO_{4}$. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây:

  • A. Quỳ tím.
  • B. Zn.
  • C. dd NaOH.
  • D. dd $BaCl_{2}$.

Câu 4: Chất nào sau đây gây ô nhiễm và mưa acid:

  • A. Khí $O_{2}$.
  • B. Khí $SO_{2}$.
  • C. Khí $N_{2}$.
  • D. Khí $H_{2}$. 

Câu 5: Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế canxioxit trong công nghiệp.

  • A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao là trong công nghiệp hoặc lò thủ công .
  • B. Nung $CaSO_{4}$ trong lò công nghiệp .
  • C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn.
  • D. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí sunfurơ trong công nghiệp.

  • A. Phân hủy canxisunfat ở nhiệt độ cao .
  • B. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi .
  • C. Cho đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng.
  • D. Cho muối natrisunfit tác dụng với axit clohiđric.

Câu 7: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

  • A. Sủi bọt khí, đường không tan.
  • B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
  • C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
  • D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.

Câu 8: Chất nào sau đây khi tan trong nước cho dung dịch, làm quỳ tím hóa đỏ:

  • A. $KOH$
  • B. $KNO_{3}$
  • C. $SO_{3}$
  • D. $CaO$

Câu 9:  Dãy chất  nào sau đây gồm toàn oxit bazơ :

  • A. canxioxit; lưu huỳnh đioxit; sắt(III)oxit.
  • B. kalioxit; magiêoxit; sắt từ oxit.
  • C. Silicoxit; chì (II) oxit; cacbon oxit.
  • D. kalioxit; natrioxit; nitơoxit.

Câu 10:  Để loại bỏ khí $CO_{2}$ có lẫn trong hỗn  hợp ( $O_{2}$; $CO_{2}$). Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

  • A. HCl         
  • B. $Na_{2}SO_{4}$
  • C. $NaCl$         
  • D. $Ca(OH)_{2}$.

Câu 11: CaO phản ứng được với tất cả các chất  trong dãy nào sau đây?

  • A. $NaOH$; $CaO$; $H_{2}O$                        
  • B. $CaO$; $K_{2}SO_{4}$; $Ca(OH)_{2}$
  • C. $H_{2}O$; $Na_{2}O$; $BaCl_{2}$
  • D. $CO_{2}$; $H_{2}O$; $HCl$

Câu 12: Đểtrung hòa 11,2gam KOH 20%, thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit $H_{2}SO_{4}$ 35%

  • A. 9 gam
  • B. 4,6 gam 
  • C. 5,6 gam
  • D. 1,7 gam

Câu 13: Cho dung dịch $BaCl_{2}$ vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$. Sau phản ứng có hiện tượng kết tủa:

  • A. Màu xanh      
  • B. Màu đỏ
  • C. Màu vàng      
  • D. Màu trắng.

Câu 14: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

  • A. Quỳ tím
  • B. Dung dịch Ba(NO3)2
  • C. Dung dịch AgNO3
  • D. Dung dịch KOH

Câu 15: Cặp chất nào tác dụng được với nhau?

  • A. Mg và HCl        
  • B. $BaCl_{2}$ và $H_{2}SO_{4}$
  • C. CuO và HCl     
  • D. cả a, b và c.

Câu 16: Chất nào tác dụng với axit $H_{2}SO_{4}$ đặc tạo ra chất khí?

  • A. Cu
  • B. MgO                  
  • C. BaCl2
  • D. cả b và c     

Câu 17: Hòa tan 23,5 gam $K_{2}O$ vào nước. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl đểtrung hòa dung dịch trên. Tính nồng độ mol HCl cần dùng.

  • A. 1,5M
  • B. 2,0 M
  • C. 2,5 M
  • D. 3,0 M

Câu 18: Trong hợp chất của lưu huỳnh hàm lượng lưu huỳnh chiếm 50% . Hợp chất đó có công thức là:

  • A. $SO_{3}$
  • B. $H_{2}SO_{4}$
  • C. $CuS$.                
  • D. $SO_{2}$.

Câu 19: Cặp chất nào sau đây sẽ xảy ra phản ứng?

  • A. Dung dịch bari sunfat và dung dịch bạc nitrat

  • B. Dung dịch natri sunfat và dung dịch nhôm clorua
  • C. Dung dịch natri clorua và dung dịch chì nitrat
  • D. Dung dịch kẽm sunfat và dung dịch đồng (II) clorua

Câu 20: Khi quan sát 1 hiện tượng, đểbiết đó là hiện tượng hóa học ta dựa vào:

  • A. Màu sắc                      
  • B. Trạng thái   
  • C. Sự tỏa nhiệt                                            
  • D. Chất mới sinh ra   
  • E. Tất cả đều đúng

Câu 21: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là:

a. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi              

b. Cho vôi sống (CaO) hòa tan vào nước

c. Nước bị đóng băng ở Bắc cực

d. Hòa tan muối ăn vào nước được dung dịch nước muối

  • A. a, b, c                
  • B. a, b, d              
  • C. a, c, d
  • D. b, c, d

Câu 22: Đốt cháy 48 gam Lưu huỳnh với khí oxi, sau phản ứng thu được 96 gam khí Sunfuro. Khối lượng của oxi tác dụng là:

  • A. 40g             
  • B. 44g                  
  • C. 48g
  • D. 52g

Câu 23: Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí $SO_{2}$ thu được ở đktc là:

  • A. 2,24 lít
  • B. 3,36 lit                          
  • C. 1,12 lít                           
  • D. 4,48 lít

Câu 24: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:

  • A.  Dung dịch không màu.      
  • B  Dung dịch có màu lục nhạt.
  • C.  Dung dịch có màu xanh lam.
  • D.  Dung dịch có màu vàng nâu.

Câu 25: Một oxit của kim loại R (hoá trịII ). Trong đó kim loại R chiếm 71,43% theo khối lượng. Công thức của oxit là:

  • A. FeO
  • B. MgO
  • C. CaO
  • D. ZnO

Câu 26: Lưu huỳnh đi oxit ($SO_{2}$) tác dụng được với các chất trong dãy hợp chất nào sau đây:

  • A. $H_{2}O$, $NaOH$, $CaO$
  • B. $H_{2}O$, $H_{2}SO_{4}$, $CO_{2}$
  • C. $HCl$, $H_{2}SO_{4}$, $K_{2}O$
  • D. $H_{2}O$, $H_{2}SO_{4}$, $Ba(OH)_{2}$

Câu 27: Hàm lượng của các nguyên tố trong thép thường là:

  • A. Dưới 2% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn còn lại Fe                                                                    
  • B. Dưới 2% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn dưới 6,5% là Si                                                                   
  • C. Dưới 3% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn còn lại Fe                                                                            
  • D. Dưới 2% là cacbon, dưới 0,8% là S, P, Mn dưới 0,5% là Si và còn lại Fe

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại hóa trị I vào nước được một dung dịch bazơ X và 2,24 lít $H_{2}$ (đktc). Tên kim loại hóa trịI là:

  • A. Natri.
  • B. Bạc.
  • C. Đồng.
  • D. Kali.

Câu 29: Cho 3 hợp chất oxit: $CuO$, $Al_{2}O_{3}$, $K_{2}O$. Để phân biệt 3 chất trên ta dùng chất nào sau đây làm thuốc  thử?

  • A. Nước cất
  • B. Dùng axit HCl
  • C. Dùng dung dịch NaOH
  • D. Dung dịch KOH

Câu 30: Để trung hòa 44,8 gam dung dịch KOH 25% thì khối lượng dung dịch HCl 2,5% là:

  • A. 310 gam
  • B. 270 gam
  • C. 292 gam
  • D. 275 gam

Câu 31: A là quặng hemantit chưa 60% Fe2O3, B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Cần trộn A,B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để thu được quặng C mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon?

  • A. mA : mB = 5: 2
  • B. mA : mB= 2: 5
  • C. mA : mB = 2: 3
  • D. mA : mB = 3: 2

Câu 32: Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độmol của dung dịch A là          

  • A. 0,8M                        
  • B. 0,6M                       
  • C. 0,4M
  • D. 0,2M

Câu 33: Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là:

  • A. $N_{2}O$
  • B. $SO_{2}$
  • C. $SO_{3}$
  • D. $CO_{2}$

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 29,4 gam đồng (II) hidroxit bằng dd axit sunfuric.Số gam muối thu được sau phản ứng:

  • A. 48gam
  • B. 9,6gam
  • C. 4,8gam
  • D. 24gam

Câu 35: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ $C_{2}H_{5}OH$ ($H_{2}SO_{4}$ đặc, $t^{0}$≥ $170^{0}C$) thường lẫn các oxit như $SO_{2}$, $CO_{2}$. Chọn một trong số các chất sau để loại bỏ tạo chất?

  • A. Dung dịch brom dư
  • B. Dung dịch NaOH dư
  • C. Dung dịch $_{2}SO_{4}$ dư
  • D. Dung dịch $KMnO_{4}$ loãng, dư

Câu 36: Oxit là 

  • A. Hỗn hợp của nguyên tốoxi với một nguyên tốhoá học khác.
  • B. Hợp chất của nguyên tốphi kim với một nguyên tốhoá học khác.
  • C. Hợp chất của oxi với một nguyên tốhoá học khác.
  • D. Hợp chất của nguyên tốkim loại với một nguyên tốhoá học khác.

Câu 37: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

  • A. $K_{2}O$.
  • B. $CuO$.
  • C. $CO$.
  • D. $SO_{2}$

Câu 38: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

  • A. $CaO$,
  • B. $BaO$,
  • C. $Na_{2}O$
  • D. $SO_{3}$

Câu 39: Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

  • A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro
  • B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol
  • C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn
  • D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Câu 40: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ

  • A. 2% đến 5%
  • B. 6% đến 10%
  • C. 11% đến 14%
  • D. 15% đến 18%