Các bài toán chứng minh tứ giác nội tiếp năm 2024

Chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn toán lớp 9 là vấn đề quan tâm của nhiều học sinh, vì vậy PQT.EDU.VN sẽ trình bày cụ thể, chi tiết nhất về chuyên đề cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn hay còn gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác, nhằm giúp các bạn làm bài thi đạt điểm tối đa câu hỏi về tứ giác nội tiếp này.

Trước khi đi vào cụ thể cách chứng minh tứ giác nội tiếp thì các bạn cần nắm kiến thức lý thuyết về tứ giác nội tiếp đường tròn dưới đây:

Sau đó hãy rèn luyện với 1001 Dạng bài toán chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn

Định nghĩa tứ giác nội tiếp đường tròn:

Một tứ giác có bốn đỉnh cùng nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn.

Định lý: Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180 độ.

Định lý đảo: Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180 độ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

Hệ quả:

  • Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
  • Góc nội tiếp bằng nửa góc ở tâm cùng chắn một cung.
  • Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng góc nội tiếp cùng chắn một cung.

Lưu ý khi chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn

Để làm tốt các bài tập chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn, các bạn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

  • Đề bài yêu cầu chứng minh đường tròn [O;R] ngoại tiếp tứ giác ABCD cũng đồng nghĩa với việc chứng minh tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn [O;R].
  • Cần đọc kỹ đề bài và vẽ hình, đánh dấu các đỉnh chính xác theo giả thiết bài toán.
  • Tận dụng các giả thiết đã cho để chọn phương pháp chứng minh phù hợp.
  • Dùng các cách chứng minh được trình bày dưới đây để hoàn thành bài tập.

Cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn

Có nhiều phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp, ở bài viết này chúng tôi sẽ trình bày theo thứ tự các cách được sử dụng phổ biến bởi tính nhanh, gọn, rõ ràng của chúng. Các cách này được sử dụng dựa trên Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

Cách 1. Sử dụng định nghĩa tứ giác nội tiếp đường tròn.

Ta dựa vào định nghĩa "Một tứ giác có bốn đỉnh cùng nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn." để làm bài, cụ thể:

Chứng minh các đỉnh của tứ giác cùng cách đều một điểm I một khoảng cách bằng R thì tứ giác sẽ nội tiếp đường tròn tâm I bán kính R.

Cách 2. Sử dụng định lý đảo của tứ giác nội tiếp

Căn cứ vào định lý đảo "Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180 độ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn." để làm bài, cụ thể:

Chứng minh tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180 độ.

Ví dụ: Để chứng minh tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn ta cần chỉ ra góc A + C = 180 độ hoặc góc B + D = 180 độ

Cách 3. Chứng minh tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó

Phương pháp này được phát triển từ cách thứ 2 ở trên theo giải thích dưới đây

Hai phương pháp tiếp theo đây đều sử dụng chung hệ quả của tứ giác nội tiếp.

Cụ thể ta chứng minh hai đỉnh kề nhau của tứ giác cùng nhìn một cạnh dưới hai góc bằng nhau. Với 2 trường hợp ứng với 2 cách 4 và 5:

Cách 4. Tứ giác có hai góc đối nhau cùng là góc vuông thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn.

Cách 5. Tứ giác có hai đỉnh cùng nhìn một cạnh dưới một góc vuông thì nội tiếp đường tròn.

Cách 6. Tứ giác có tổng số đo hai cặp góc đối bằng nhau thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn

Ví dụ: Cho một tứ giác tứ giác ABCD. Để ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn ⇔ góc A + góc C = góc B + góc D.

Cách 7. Chỉ ra tứ giác thuộc trường hợp tứ giác đặc biệt

Tứ giác là các hình sau đây sẽ nội tiếp đường tròn: - Hình vuông - Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân

Để chứng minh được tứ giác thuộc một trong bốn hình đặc biệt nêu trên, các bạn cần nắm tính chất của các hình đó được trình bày chi tiết các bài viết

Với cách giải Tứ giác nội tiếp môn Toán lớp 9 Hình học gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Tứ giác nội tiếp. Mời các bạn đón xem:

Tứ giác nội tiếp và cách giải bài tập - Toán lớp 9

  1. Lý thuyết

1. Định nghĩa

- Tứ giác nội tiếp đường tròn là tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn.

Trong hình vẽ trên, ta nói: Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn [O] và đường tròn [O] ngoại tiếp tứ giác ABCD.

2. Định lí

- Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180° .

- Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180° thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

Xét hình vẽ:

- Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn [O] ⇒A^+C^=180° hoặc B^+D^=180°

- Tứ giác ABCD có A^+C^=180° hoặc B^+D^=180° thì tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn.

3. Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

- Tứ giác có tổng các góc đối bằng 180° là tứ giác nội tiếp.

Xét hình vẽ:

Nếu A^+C^=180° => Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn hay tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của một đỉnh đối diện là tứ giác nội tiếp.

Xét hình vẽ:

Nếu D1^=B^ => Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn hay tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.

- Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm cố định [mà ta xác định được] là tứ giác nội tiếp, điểm cách đều đó là tâm đường tròn nội tiếp tứ giác.

Xét hình vẽ:

Nếu OA = OB = OC = OD => Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn [O] hay tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.

Điểm O chính là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh dưới một góc α không đổi là tứ giác nội tiếp.

Xét hình vẽ:

Nếu DAC^=DBC^ => Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn hay ABCD là tứ giác nội tiếp.

II. Dạng bài tập

Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp

Phương pháp giải: Để chứng minh tứ giác nội tiếp ta có thể dùng một trong bốn dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp.

Cách 1: Chứng minh tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180° .

Cách 2: Chứng minh bốn đỉnh của tứ giác cùng các đều 1 điểm.

Cách 3: Chứng minh hai góc có đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh đó một góc không đổi.

Các 4: Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện.

Ví dụ 1: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn [O]. M là điểm chính giữa cung AB. Nối M với D, M với C cắt AB lần lượt ở E và F. Chứng minh tứ giác PEDC là tứ giác nội tiếp.

Lời giải:

Ta có:

MDC^ là góc nội tiếp chắn cung MC⏜

⇒MDC^=12sđ MC⏜ [định lí]

Mà MC⏜=MB⏜+BC⏜

Nên ⇒MDC^=12 [sđ MB⏜ + sđ BC⏜ ] [1]

Lại có CPB^ là góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn

⇒CPB^=12[sđ BC⏜ + sđ MA⏜ ] [2]

Lạ có M là điểm chính giữa cung AB

sđ MA⏜ = sđ MB⏜ [định lý] [3]

Từ [1]; [2]; [3] ⇒CPB^=MDC^

Xét tứ giác PEDC có:

Mà góc CPB^ là góc ngoài của đỉnh P và đỉnh P và D là hai đỉnh đối diện nhau

Do đó: tứ giác PEDC là tứ giác nội tiếp [dấu hiệu nhận biết].

Ví dụ 2: Cho tam gác ABC nhọn, đường cao BM và CN cắt nhau tại H. Chứng minh các tứ giác AMHN và BNMC là những tứ giác nội tiếp.

Lời giải:

Vì BM là đường cao của tam giác ABC nên AMB^=BMC^=90°

Vì CN là đường cao của tam giác ABC nên ANC^=BNC^=90°

Xét tứ giác AMHN có:

AMB^+ANC^=90°+90°=180°

Mà góc AMB^ và ANC^ là hai góc đối nhau

Do đó tứ giác AMHN là tứ giác nội tiếp [dấu hiệu nhận biết].

Xét tứ giác BNMC có:

BMC^=BNC^=90°

Mà hai góc này là hai góc có đỉnh kề nhau và cùng nhìn cạnh BC dưới một góc 90°

Do đó tứ giác BNMC là tứ giác nội tiếp.

Dạng 2: Chứng minh nhiều điểm thuộc cùng một đường tròn

Phương pháp giải: Ta chia các điểm đó thành các tứ giác, tam giác sau đó chứng minh cho các tứ giác, tam giác đó cùng nội tiếp một đường tròn.

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên AC lấy điểm D. Hình chiếu của D lên BC là E, điểm đối xứng của E qua BD là F. Chứng minh 5 điểm A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm của đường tròn đó.

Lời giải:

Vì E là hình chiếu của D lên BC nên DE⊥BC⇒DEB^=90°

Gọi O là trung điểm của BD.

Xét tam giác DEB vuông tại E, trung tuyến EO ta có:

OE = OD = OB = 12 BD [tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông] [1]

Xét tam giác ABD vuông tại A, trung tuyến AO ta có:

AO = OD = OB = 12BD [tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông] [1]

Vì E đối xứng với F qua BD nên E​F⊥BD . Gọi giao điểm của EF với BD là G.

Vì E đối xứng với F qua BD nên EG = GF.

Xét tam giác DGF và tam giác DGE có:

GF = GE

DG chung

DGF^=DGE^=90°

Do đó ΔDGF=ΔDGE [c – g – c]

⇒DF=DEFDG^=EDG^[các cặp cạnh tương ứng và các cặp góc tương ứng]

Xét FDB và tam giác EDB có:

BD chung

DF = DE [chứng minh trên]

FDG^=EDG^ [chứng minh trên]

Do đó ΔFDB=ΔEDB [c – g – c]

⇒DFB^=DEB^=90°

Xét tam giác FDB vuông tại F, trung tuyến FO ta có:

FO = OD = OB = 12 BD [tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông] [3]

Từ [1]; [2]; [3] ta có:

OA = OB = OD = OE = OF = 12 BC

Do đó 5 điểm A, B, D, E, F cách đều O. Do đó O là tâm đường tròn ngoại tiếp đi qau 5 điểm A, B, D, E, F.

Ví dụ 2: Từ điểm S nằm ở ngoài đường tròn [O] kẻ tiếp tuyến SA; SB với A, B là tiếp điểm và cát tuyến SCD với đường tròn. Gọi I là trung điểm của CD. Chứng minh 5 điểm A, I, O, B, S cùng thuộc một đường tròn.

Lời giải:

Vì SA là tiếp tuyến của đường tròn, A là tiếp điểm nên SA vuông góc với OA.

⇒SAO^=90°

Vì SB là tiếp tuyến của đường tròn, B là tiếp điểm nên SB vuông góc với OB.

⇒SBO^=90°

Vì I là trung điểm của CD nên OI vuông góc với CD [tính chất]

⇒SOI^=90°

Gọi trung điểm của SO là K.

Tam giác OAS vuông tại A với K là trung điểm của SO

⇒OK=KS=AK=12SO [định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền] [1]

Tam giác OBS vuông tại B với K là trung điểm của SO

⇒OK=KS=BK=12SO [định lý đường trung tuyến ứng với cạnh huyền] [2]

Tam giác OIS vuông tại I có K là trung điểm của SO

⇒OK=KS=IK=12SO [định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền] [3]

Từ [1]; [2]; [3] ⇒OK=KS=IK=AK=BK=12SO

Hay 5 điểm A, B, S, I, O cách đều điểm K.

Vậy 5 điểm A, B, S, I, O cùng nằm trên một đường tròn [K] bán kính KS.

Dạng 3: Sửng dụng tứ giác nội tiếp để chứng minh các góc bằng nhau, các đoạn thẳng bằng nhau, các đường thẳng song song, vuông góc…

Phương pháp giải: Sử dụng các tính chất của tứ giác nội tiếp.

Ví dụ 1: Cho đường tròn [O] đường kính AB. Gọi H là điểm nằm giữa O và B. Kẻ dây CD vuông góc với AB tại H. Trên cung nhỏ AC lấy điểm E, kẻ CK vuông góc với AE tại K. Đường thẳng DE cắt CK tại F. Chứng minh:

  1. Tứ giác AHCK là tứ giác nội tiếp.
  1. AH.AB=AD2
  1. Tam giác ACF là tam giác cân.

Lời giải:

  1. Vì CD vuông góc với AB tại H ⇒CHA^=90°

Vì CK vuông góc với AE tại K ⇒AKC^=90°

Xét tứ giác AKCH có:

AKC^+CHA^=90°+90°=180°

Mà hai góc này ở vị trí đối nhau

Do đó tứ giác AKCH là tứ giác nội tiếp.

  1. Vì AB là đường kính do đó ADB^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn

⇒ADB^=90°

Xét tam giác ABD vuông tại D, đường cao DH ta có:

AH.AB=AD2 [hệ thức lượng trong tam giác vuông]

  1. Vì AHCK là tứ giác nối tiếp

⇒KHC^=KAC^ [hai góc có đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh KC]

Lại có KAC^=EDC^ [hai góc nội tiếp cùng chắn cung EC⏜]

Do đó: EDC^=KHC^

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị với nhau

Do đó KH // DF

Mặt khác AB vuông góc với CD tại H nên H là trung điểm của CD [tính chất]

Vì H là trung điểm của CD, KH // DF do đó K là trung điểm của CF [tính chất]

Xét tam giác ACF có:

AK vuông góc với CF

K là trung điểm của CF

Do đó AK vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến của tam giác ACF

\=> Tam giác ACF là tam giác cân tại A.

Ví dụ 2: Cho nửa [O] đường kính AB. Lấy M thuộc OA [M không trùng với O và A]. Qua M kẻ đường thẳng d vuông góc với AB. Trên d lấy N sao cho ON > R. Nối NB cắt [O] tại C. Kẻ tiếp tuyến NE với [O] [E là tiếp điểm, A và E thuộc cùng nửa mặt phẳng bờ d. Chứng minh:

  1. Tứ giác O, E, M, N thuộc cùng một đường tròn.
  1. NE2=NC.NB
  1. NEH^=NME^ [H là giao điểm của AC và d].

Lời giải:

  1. Vì NE là tiếp tuyến [O] nên OE vuông góc với EN

⇒OEN^=90°

Vì MN vuông góc với AB nên NMO^=90°

Xét tứ giác ENOM có:

OEN^=NMO^=90°

Mà hai góc này có đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh ON

Do đó tứ giác ENOM là tứ giác nội tiếp

\=> bốn điểm E, N, O, M cùng thuộc một đường tròn.

  1. Ta có: NBE^ là góc nội tiếp chắn cung NC⏜

NEC^ là góc nội tiếp chắn cung NC⏜

Do đó NBE^=NEC^

Xét tam giác NEC và tam giác NBE có:

N^ chung

NEC^=NBE^

Do đó: ΔNEC∽ΔNBE [g – g]

⇒NENB=NCNE [hai cặp cạnh tương ứng]

Hay NE2=NB.NC

  1. Vì ACB^ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn ⇒ACB^=90°

⇒NCH^=90°

Xét tam giác HCN và tam giác BMN có:

NCH^=NMB^=90°

N^ chung

Do đó ΔHCN∽ΔBMN [g – g]

⇒NCNM=NHNB [hai cạnh tương ứng]

⇒NC.NB=NM.NH

Theo cấu b ta có: NC.NB=NE2

Do đó: NE2=NM.NH

⇒NENM=NHNE

Xét hai tam giác NEH và tam giác NME có:

N^ chung

NENM=NHNE

Do đó ΔNEH∽ΔNME [c – g – c]

⇒NEH^=NME^[hai góc tương ứng].

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho hai đường tròn [O] và [O’] cắt nhau tại A và B. Kẻ đường kính AC của đường tròn [O] cắt [O’] tại F. Kẻ đường kính AE của [O’] cắt đường tròn [O] tại G. Chứng minh:

  1. Tứ giác GFEC nội tiếp;
  1. GC, FE, AB đồng quy.

Bài 2: Cho điểm C nằm trên nửa đường tròn [O] với đường kính AB sao cho cung AC⏜ lớn hơn cung BC⏜ [B≠C ]. Đường thẳng vuông góc với AB tại O cắt dây AC tại D. Chứng minh tứ giác BCDO nội tiếp.

Bài 3: Cho đường tròn [O] đường kính AB. Trên đoạn thẳng OB lấy điểm H bất kỳ [H không trùng O, B]. Trên đường thẳng vuông góc với OB tại H, lấy một điểm M ở ngoài đường tròn; MA và MB thứ tự cắt đường [O] ở C và D. Gọi I là giao điểm của AD và BC. Chứng minh các tứ giác MCID và MCHB là tứ giác nội tiếp.

Bài 4: Cho điểm A nằm ngoài đường tròn [O], qua A kẻ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn [B, C là tiếp điểm]. Chứng minh tứ giác ABOC là tứ giác nội tiếp.

Bài 5: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn [O]. M là điểm thuộc đường tròn. Vẽ MH vuông góc với BC tại H, vẽ MI vuông góc với AC. Chứng minh MIHC là tứ giác nội tiếp.

Bài 6: Cho đường tròn [O] đường kính AB. Gọi I là trung điểm của OA, dây CD vuông góc với AB tại I. Lấy K tùy ý trên cung BC nhỏ, AK cắt CD tại H.

  1. Chứng minh: Tứ giác BIHK là tứ giác nội tiếp.
  1. Chứng minh: AH.AK có giá trị không đổi khi K di chuyển trên cung nhỏ BC.
  1. Kẻ DN vuông góc với CB, DM vuông góc với AC. Chứng minh đường thẳng MN, AB, CD đồng quy.

Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Đường thẳng xy song song với BC cắt AB tại E và cắt AC tại F. Chứng minh tứ giác EFCB nội tiếp.

Bài 8: Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn [O; R] có đường kính BC cắt AB, AC lần lượt tại F và E; BE cắt CF tại H.

  1. Chứng minh tứ giá AFHE nội tiếp. Từ đó, xác định tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác này.
  1. Tia AH cắt BC tại D. Chứng minh HE.HB = 2HD.HI
  1. Chứng minh bốn điểm D, E, I, F cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 9: Cho tam giác ABC vuông tại A và điểm M thuộc cạnh AC. Vẽ đường tròn tâm O đường kính MC cắt BC tại E. Nối BM cắt đường tròn [O] tại N, AN cắt đường tròn [O] tại D. Lấy I đối xứng với M qua A, K đối xứng với M qua E.

  1. Chứng minh BANC là tứ giác nội tiếp.
  1. Chứng minh CA là phân giác của BCD^ .
  1. Chứng minh ABED là hình thang.

Bài 10: Cho đường tròn [O; R] và điểm A cố định ngoài dường tròn. Qua A kẻ hai tiếp tuyến AM, AN tới đường tròn [M, N là hai tiếp điểm]. Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn [O; R] tại B và C [AB < AC]. Gọi I là trung điểm của BC.

  1. Chứng minh năm điểm A, M, N, O, I thuộc cùng một đường tròn.
  1. Chứng minh: AM2=AB.AC .
  1. Đường thẳng qua B, song song với AM cắt MN tại E. Chứng minh IE song song với MC.
  1. Chứng minh khi d di chuyển quanh điểm A thì trọng tâm G của tam giác MBC luôn nằm cố định trên một đường thẳng.

Bài 11: Cho đường tròn [O; R] và dây CD cố định. Điểm M thuộc tia đối của tia CD. Qua M kẻ hai tếp tuyến MA và MB tới đường tròn, A, B là các tiếp điểm [A thuộc cung lớn CD]. Gọi I là trung điểm của CD. Nối BI cắt đường tròn tại E [E khác B]. Nối OM cắt AB tại H.

  1. Chứng minh: AE // CD.
  1. Tìm vị trí của M để AM vuông góc với MB.

Bài 12: Cho đường tròn [O; R], hai điểm C, D thuộc đường tròn, B là điểm chỉnh giữa của cung nhỏ CD. Kẻ đường kính BA; trên tia đối của tia AB lấy điểm S. Nối S với C cắt [O] tại M, MD cắt AB tại K, MB cắt AC tại H. Chứng minh:

  1. Tứ giác AMHK nội tiếp
  1. HK // CD.

Bài 13: Cho hình vuông ABCD. E di động trên đoạn CD [E khác C, D]. Tia AE cắt đường thẳng BC tại F, Ax vuông góc với AE tại A cắt đường thẳng DC tại K. Chứng minh:

  1. CAF^=CKF^
  1. Tam giác KAF vuông cân.
  1. Đường thẳng BD đi qua trung điểm I của KF.
  1. Tứ giác IMCF nội tiếp với M là giao điểm của BD và AE.

Bài 14: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn [O], M là điểm thuộc cung nhỏ AC. Vẽ MH vuông góc với BC tại H, MI vuông góc với AC tại I.

  1. Chứng minh: IHM^=ICM^ .
  1. Đường thẳng HI cắt đường thẳng AB tại K. Chứng minh MK vuông góc với BK.
  1. Chứng minh tam giác MIH đồng dạng với tam giác MAB.
  1. Gọi E là trung điểm của IH và F là trung điểm của AB. Chứng minh tứ giác KMEF nội tiếp từ đó suy ra ME vuông góc với EF

Chứng minh tứ giác nội tiếp như thế nào?

Nếu trong tứ giác, tổng các góc bằng 360 độ, và góc tại một đỉnh của tứ giác là góc vuông [90 độ], thì có thể kết luận tứ giác này là tứ giác nội tiếp. Ta có thể chứng minh bằng cách tính toán và chứng minh rằng tổng các góc trong tứ giác bằng 360 độ và tổng các góc ở ngoại tiếp của đường tròn cũng bằng 360 độ.

Tứ giác ABCD nói tiếp khi nào?

Tính chất tứ giác nội tiếp: Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn [O] khi và chỉ khi tứ giác đó có tổng hai góc đối diện là 180 độ. Tức là tổng hai góc ABC và ADC bằng 180 độ, và tổng hai góc BAD và BCD cũng bằng 180 độ.

Có bao nhiêu cách chứng minh nói tiếp?

Các phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp.

Phương pháp số 1: Chứng minh tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180 độ.

Phương pháp số 2: Chứng minh tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện..

Phương pháp số 3: Chứng minh hai đỉnh cùng kề một cạnh, cùng nhìn cạnh đó dưới hai góc bằng nhau và bằng 90 độ.

4 điểm cùng thuộc một đường tròn khi nào?

Để chứng minh 4 điểm cùng thuộc một đường tròn, chúng ta cần chứng minh rằng tứ giác được tạo bởi 4 điểm đó là tứ giác nội tiếp. Một tứ giác được gọi là tứ giác nội tiếp nếu tồn tại một đường tròn đi qua tất cả 4 đỉnh của tứ giác đó.

Chủ Đề