Chợ cổ lễ phan văn quyết trực ninh nam định năm 2024

là một trong những danh lam nổi tiếng của Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, Hòa thượng Thích Quang Tuyên cùng với nhân dân, tín đồ xây dựng lại chùa mang phong cách “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây” trong đó có cây tháp “cửu phẩm liên hoa”. Với những giá trị tiêu biểu, năm 1988, chùa Cổ Lễ được Bộ Văn hóa [nay là Bộ VHTTDL] xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật còn thờ Đức Thánh Tổ Thiền sư Nguyễn Minh Không, một vị Quốc sư thời Lý có nhiều công lao đóng góp cho đất nước và nhân dân, trong đó có nhân dân vùng Giao Thủy xưa - Cổ Lễ ngày nay. Lễ hội chùa Cổ Lễ có từ lâu đời, diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Chín âm lịch hàng năm với các nội dung phần lễ, phần hội đặc sắc. Phần lễ: nghi lễ mộc dục, nghi lễ rước kiệu Tổ của 5 cửa họ lên chùa, nghi lễ rước phụng nghinh kiệu Đức Thánh Tổ, kiệu Mẫu đi quanh chùa; múa rối cạn chầu Thánh; lễ khai mạc, dâng hương; lễ tưởng niệm các nhà sư hy sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc; nghi lễ phần sài rước cờ hiệu; nghi lễ tế nam quan, nữ quan; nghi lễ cúng mông sơn [lễ tạ]… Phần hội: gồm các hoạt động: thi bơi trải, tổ tôm điếm, cờ tướng, chọi gà… và nhiều hoạt động văn hóa khác. Chùa Cổ Lễ là công trình Phật giáo, danh lam nổi tiếng gắn liền với công lao của Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo hiếm có tại Việt Nam. Đặc biệt, năm 1947 tại chùa Cổ Lễ đã làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, xung phong ra mặt trận bảo vệ Tổ quốc. Chùa Cổ Lễ là nơi trụ trì của Hòa thượng Thích Thế Long, nhà hoạt động cách mạng, từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội Phật giáo châu Á, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VII, có nhiều đóng góp cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Đồng thời thể hiện rõ tư tưởng nhập thế “Đạo” gắn kết với “Đời” của thiền phái Trúc Lâm do Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, luôn đồng hành cùng dân tộc và đất nước. Vì vậy, có thể khẳng định: chùa Cổ Lễ là di tích có giá trị lịch sử to lớn gắn với thiền sư Nguyễn Minh Không, một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo, mang đậm giá trị nhân văn của Phật giáo Trúc Lâm, một di tích cách mạng nổi tiếng trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam. Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Chín âm lịch hàng năm, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không với nhiều nghi lễ độc đáo. Đặc biệt, trong lễ hội có tổ chức nghi lễ dâng hương tưởng niệm các nhà sư hy sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, là nét độc đáo riêng biệt tại lễ hội chùa Cổ Lễ. Đây là lễ hội lớn gắn liền với việc thờ phụng thiền sư, Quốc sư Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc… là vị Thành hoàng, vị Phúc thần bảo an, che chở cho hạnh phúc của nhân dân Cổ Lễ nói riêng và cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nói chung. Các hoạt động trong lễ hội phản ánh kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thể hiện tư duy, nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước, góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa, xã hội truyền thống Việt Nam. Trải qua thời gian, đến nay lễ hội chùa Cổ Lễ vẫn được nhân dân địa phương gìn giữ, bảo tồn và trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành di sản văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Nam Định.

Thị trấn Cổ Lễ [huyện Trực Ninh] là một trong 3 đơn vị được chọn làm điểm thực hiện Đề án: “Chỉ đạo điểm các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Nam Định. Để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND thị trấn Cổ Lễ đã quyết định thành lập Tổ công tác “phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là nhân dân ở cơ sở” bao gồm 5 thành viên: công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội, Mặt trận tổ quốc, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ do đồng chí công chức Tư pháp - Hộ tịch làm tổ trưởng.

Chủ Đề