Ca sĩ phạm thu hà giai điệu tự hào là ai?

Phạm Thu Hà - Giai điệu tự hào

T.Minh

08:00 02/05/2018

Sau thành công ấn tượng của đĩa than “Đường em đi” [đạt giải Album của năm tại giải thưởng âm nhạc Cống hiến lần thứ 8], Phạm Thu Hà chính thức ra mắt đĩa nhạc thứ năm trong sự nghiệp ca hát của mình - album “Phạm Thu Hà - Giai điệu tự hào”.

Album gồm 10 ca khúc có chủ đề ngợi ca quê hương, đất nước; thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh - những người đã hy sinh vì nền hòa bình và độc lập dân tộc.

Ngoài ca khúc “Miền xa thẳm” của nhạc sĩ Đức Trịnh được sáng tác năm 2003, các ca khúc còn lại trong album đều được sáng tác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước như: Cánh chim báo tin vui, Biết ơn Võ Thị Sáu, Người Hà Nội, Tự nguyện, Tiếng đàn Ta Lư, Lời ru trên nương, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Bài ca may áo, Chào anh giải phóng quân – chào mùa xuân đại thắng...

Chủ đề: Giai điệu tự hào Phạm Thu Hà

Bìa album 'Phạm Thu Hà - Giai điệu tự hào.' [Ảnh: Nhân vật cung cấp]


Sau những sản phẩm thử nghiệm theo phong cách cổ điển giao thoa và mới nhất là đĩa than “ hát nhạc Phạm Duy – “Đường em đi” – giọng hát Phạm Thu Hà vừa cho ra mắt sản phẩm riêng thứ năm gồm 10 ca khúc “Giai điệu tự hào.”

Mang chủ đề ngợi ca quê hương, đất nước; thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh - những người đã hy sinh vì nền hòa bình và độc lập dân tộc, sản phẩm thu âm “Phạm Thu Hà – Giai điệu tự hào” có ý nghĩa đặc biệt với công chúng yêu nhạc trong dịp 30/4 năm nay.

Do nhạc sỹ Thanh Phương, Lưu Hà An, Huyền Trung hòa âm phối khí, 10 ca khúc trong “Phạm Thu Hà – Giai điệu tự hào” được khoác chiếc áo mới gần gũi với hơi thở đương đại, đồng thời vẫn giữ tinh thần của các bài hát qua giọng hát đầy cảm xúc, lạc quan, vui tươi của Phạm Thu Hà.

[Mega Story] Phạm Thu Hà: Đường em đi… Đường cổ điển giao thoa]

Từng bước khẳng định về giọng hát và đường hướng qua các sản phẩm âm nhạc, “Phạm Thu Hà – Giai điệu tự hào” một lần nữa minh chứng sự biến báo trong âm sắc Phạm Thu Hà với nhiều phong cách âm nhạc.

Nếu những ca khúc trữ tình với chủ đề tình yêu giúp Phạm Thu Hà phát huy khả năng biểu đạt sắc thái tình cảm qua giọng hát chắc khỏe, thì các ca khúc nhạc đỏ được cô thể hiện với tinh thần tươi vui, hào hứng.

Đó là sự reo mừng náo nức trong niềm vui chiến thắng trong “Cánh chim báo tin vui,” là sự hồn nhiên trong trẻo của trái tim trẻ tràn đầy tình yêu, khát khao dâng hiến của “Tự nguyện,” là tinh thần lạc quan cách mạng của cô gái Pa Cô trong “Tiếng đàn Ta Lư”...

Phạm Thu Hà ngày càng khẳng định về sự chắc chắn trong giọng hát đường hướng âm nhạc qua các sản phẩm được đầu tư công phu. [Ảnh: Nhân vật cung cấp]


Phạm Thu Hà chia sẻ, khi thực hiện album, cô nhớ nhất phần thể hiện bài “Chào anh giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng.” Trong chương trình "Giai điệu tự hào" Phạm Thu Hà tự tạo thêm đoạn giả thanh tiếng chim sơn ca mừng độc lập cho bài hát. Bài hát của nhạc sỹ Hoàng Vân cũng giúp nữ ca sĩ đạt được số điểm kỷ lục của chương trình là 96,91% điểm bình chọn.

Đặc biệt, trong bài “Tiếng đàn Ta Lư,” Phạm Thu Hà hóa thân trong hình ảnh cô gái Pa Cô sống ở thời bình, hát về lịch sử hào hùng của buôn làng, dân tộc gây ấn tượng mạnh mẽ qua bản phối hoàn toàn mới pha trộn nhạc điện tử.

Sau album “Giai điệu tự hào,” Phạm Thu Hà cho biết cô sẽ ra mắt một số sản phẩm mới trong năm nay./.


An An [Vietnam+]

Sau đĩa than Đường em đi [đạt giải Album của năm của giải thưởng âm nhạc Cống hiến lần thứ 8], Phạm Thu Hà chính thức ra mắt đĩa nhạc thứ 5 trong sự nghiệp ca hát của mình. Album Phạm Thu Hà - Giai điệu tự hào gồm 10 ca khúc có chủ đề ngợi ca quê hương, đất nước; thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn với thế hệ cha anh - những người đã ngã xuống vì đất nước như: Miền xa thẳm, Cánh chim báo tin vui, Tự nguyện, Tiếng đàn Ta - lư, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Người Hà Nội, Lời ru trên nương, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Bài ca may áo và Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng. Nhiều ca khúc đã được Phạm Thu Hà thể hiện trong chương trình âm nhạc Giai điệu tự hào [VTV3].

Nữ ca sĩ cho biết, cô cảm thấy thực sự yêu thích và có duyên với các ca khúc cách mạng. “Như mọi người Việt Nam khác, từ sâu trong trái tim tôi là lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Với những bài ca cách mạng, tình cảm ấy như được chắp cánh, giúp tôi thổ lộ một cách chân thành nhất”, Phạm Thu Hà chia sẻ.

Ca sĩ Phạm Thu Hà cảm thấy háo hức khi thực hiện album lần này. Cô sử dụng các kỹ thuật thanh nhạc đỉnh cao đưa vào các ca khúc vốn đã quen thuộc. Với nữ ca sĩ, đó vừa là cầu nối giúp cô đến gần hơn với công chúng, nhưng cũng đồng thời mang đến màu sắc mới mẻ cho những tác phẩm âm nhạc vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị lịch sử.

Mạc dù vậy, giọng ca bán cổ điển này cho biết, cô không khỏi áp lực bởi tất cả các ca khúc trong album đều từng được thể hiện thành công qua nhiều giọng ca kinh điển. Phạm Thu Hà đã chọn cho mình cách hát, cách hiểu của thế hệ sau, vừa cho thấy sự tự hào, vui sướng, vừa cho thấy lòng biết ơn, sự kính cẩn. Cộng với đó, phần phối khí của các nhạc sĩ Thanh Phương, Lưu Hà An, Huyền Trung đã giúp cô khoác lên những diện mạo mới cho các ca khúc nổi tiếng, đồng thời vẫn giữ đúng tinh thần của tác giả bài hát.

Với nữ ca sĩ, album Phạm Thu Hà - Giai điệu tự hào rất đặc biệt bởi nó đã cho cô nhiều hành trình ý nghĩa. Đó là hành trình của một người trẻ từ hiện tại ngược về quá khứ để được hòa vào những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc; hành trình của một cô gái khi reo vui giữa Tây nguyên, lúc lại cất cao tiếng hát giữa núi rừng Pác Bó rồi trở về thủ đô Hà Nội hòa vào niềm vui chiến thắng… 

Tin liên quan

Album gồm 10 ca khúc có chủ đề ngợi ca quê hương, đất nước; thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh - những người đã hy sinh vì nền hòa bình và độc lập dân tộc.

Nữ ca sĩ cùng ekip của mình đã nỗ lực hoàn thiện sản phẩm, để có thể ra mắt album đúng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30.4. Sản phẩm là lời tri ân của Phạm Thu Hà dành cho thế hệ đi trước; đồng thời cũng là món quà ý nghĩa cô dành tặng khán giả yêu mến mình.

Ngoài ca khúc “Miền xa thẳm” của nhạc sĩ Đức Trịnh được sáng tác năm 2003, các ca khúc còn lại trong “Giai điệu tự hào” đều được sáng tác trong hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Nhiều bài đã được Phạm Thu Hà biểu diễn thành công trong chương trình Giai điệu tự hào [VTV3]. Nữ ca sĩ cho biết cô cảm thấy thực sự yêu mến và có duyên với các ca khúc cách mạng. “Như mọi người Việt Nam khác, từ sâu trong trái tim tôi là lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Khi gặp được những bài ca cách mạng, tình cảm ấy như được chắp cánh, giúp tôi thổ lộ một cách chân thành nhất”, giọng ca bán cổ điển số một Việt Nam chia sẻ.

Nếu như những ca khúc trữ tình với chủ đề tình yêu giúp Phạm Thu Hà phát huy mạnh mẽ sự tinh tế, tình cảm, thì các ca khúc nhạc đỏ lại giúp cô khai thác được nét tươi vui, hào hứng, nguồn năng lượng cuộn chảy nồng nhiệt của giọng hát. Đó là sự reo mừng náo nức trong niềm vui chiến thắng [Cánh chim báo tin vui], là sự hồn nhiên trong trẻo của trái tim trẻ trung tràn đầy tình yêu và khát khao dâng hiến cho đất nước [Tự nguyện], là tinh thần lạc quan cách mạng của cô gái Pa Cô [Tiếng đàn ta lư]...

Với đĩa nhạc “Giai điệu tự hào”, Phạm Thu Hà cảm thấy háo hức với chính mình, khi cô ứng dụng các kỹ thuật thanh nhạc đỉnh cao vào các ca khúc vốn đã quen thuộc với khán giả nhiều thế hệ. Đó vừa là cầu nối giúp cô đến gần hơn với công chúng, nhưng cũng đồng thời mang đến màu sắc mới mẻ cho những tác phẩm âm nhạc vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Tự tin khi đặt toàn bộ tình cảm vào các ca khúc, nhưng Phạm Thu Hà cũng không khỏi áp lực bởi tất các các bài hát trong album “Giai điệu tự hào” đều từng được thể hiện rất thành công qua nhiều giọng ca kinh điển. Cuối cùng, cô chọn cho mình cách hát, cách hiểu của thế hệ đi sau, vừa tự hào vui sướng, vừa kính cẩn thành tâm. Cộng với đó, phần phối khí với sự trợ giúp của các nhạc sĩ Thanh Phương, Lưu Hà An, Huyền Trung cũng giúp cô một phần không nhỏ trong việc khoác lên những diện mạo mới cho các ca khúc nổi tiếng, đồng thời vẫn giữ đúng tinh thần của tác giả bài hát.

Mỗi bài hát trong album đều để lại cho Phạm Thu Hà rất nhiều kỉ niệm. Trong đó, cô nhớ nhất là phần thể hiện bài “Chào anh giải phóng quân – chào mùa xuân đại thắng”. Trong chương trình “Giai điệu tự hào” Phạm Thu Hà không chỉ thể hiện trọn vẹn cảm xúc vỡ òa của đại thắng mùa xuân năm 1975, mà còn tự sáng tạo thêm đoạn giả thanh tiếng chim sơn ca mừng độc lập. Chính sáng tạo này mang lại điểm cộng lớn cho ca khúc kinh điển vốn được ví như một “viên ngọc quý” của nhạc sĩ Hoàng Vân nói riêng và của âm nhạc Việt Nam nói chung. Bài hát cũng giúp nữ ca sĩ đạt được số điểm kỷ lục của chương trình Giai điệ tự hào - 96,91% điểm bình chọn.

Với chương trình “Giai điệu tự hào”, Phạm Thu Hà đã có cho mình nhiều hành trình ý nghĩa. Đó là hành trình của một người trẻ từ hiện tại ngược về quá khứ để được hòa vào những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc; hành trình của một cô gái khi reo vui giữa Tây Nguyên, lúc lại cất cao tiếng hát giữa núi rừng Pác Bó rồi trở về thủ đô Hà Nội hòa vào niềm vui chiến thắng. Cô tin rằng đĩa nhạc được làm từ chính trái tim của mình, cũng giúp khán giả có những hành trình cảm xúc thật thú vị và đặc biệt.

Video liên quan

Chủ Đề