Ca sĩ không chuyên là ai?

Nghịch lý ca sĩ thời nay: Không cần hát hay [?!]

Chỉ cần có nhiều video ca nhạc triệu view là thành danh ca sĩ. Điều này trái với khái niệm ca sĩ xưa nay: giọng ca hay là yếu tố hàng đầu

  • Làm MV cải lương "Cung đàn vỡ đôi", Chi Pu được khen ngợi

  • Ai đứng sau MV trăm triệu view của ca sĩ Việt?

  • Chi Pu bị "fan ruột" chê "hát như sắp chết"

  • Chuyển qua ballad, Chi Pu hát thế nào?

Chi Pu - người có những MV [video ca nhạc] đạt hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu view [lượng người xem - nghe một sản phẩm âm nhạc trên nền tảng số] và nhiều lần chiếm vị trí nhất nhì trên top Trending YouTube Việt Nam - vừa qua đã gây xôn xao dư luận với đoạn clip trình diễn live [hát sống] bản hit [ăn khách] "Anh ơi ở lại" của mình không trọn vẹn tại một quán bar. Công chúng bắt đầu tỉnh ra phần nào khi biết được giá trị thật của ca sĩ thời công nghệ số.

"Ngôi sao" không biết hát live

Chi Pu đã gửi lời xin lỗi đến cộng đồng người hâm mộ mình vì đã để họ phải "trải qua những khoảng thời gian không mấy tốt đẹp". Nhưng hiện nay làm ca sĩ mà không hát nổi live không riêng gì Chi Pu. "Hoàng tử Indie" Thái Vũ cũng bị khán giả bóc mẽ khi hát live "Hương ngọc lan" cùng nữ rapper Kimmese: "hát như thở ôxy", thậm chí có người nhận định nếu ca sĩ Mỹ Linh nghe được bản cover "Hương ngọc lan" này sẽ "ngất xỉu".

Đoạn clip ghi lại màn song ca "Hương ngọc lan" của Thái Vũ và Kimmese cũng biến mất trên YouTube sau đó. Từng được mệnh danh là "nữ hoàng cover", Hương Ly lại bị cộng đồng mạng đánh giá kém về khả năng hát live, khác xa hoàn toàn với các clip cover họ được nghe trên YouTube.

Có được thừa nhận về chuyên môn hay không thì Chi Pu vẫn là “ngôi sao” với những thành tích gặt hái ấn tượng trên nền tảng nhạc số. [Ảnh do nghệ sĩ cung cấp]

Chi Pu, Thái Vũ, Hương Ly… là những cái tên như thể "gắn nam châm" đối với nhiều khán giả trẻ yêu nhạc hiện nay bởi những sản phẩm của họ luôn nhanh chóng chiếm vị trí cao trên top Trending YouTube Việt Nam. Chi Pu từng thẳng thắn bày tỏ mong muốn sản phẩm mới nhất của mình sẽ nhanh chóng đạt 100 triệu view và điều đó đã xảy ra. Ở thời âm nhạc trên nền tảng số chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội, chiếm lĩnh thị phần người nghe - xem như hiện tại, lượt view chính là tiêu chí đánh giá thành công không chỉ cho sản phẩm âm nhạc đó mà còn chủ nhân của nó là ca sĩ.

Mặc cho giới chuyên môn không thừa nhận, thậm chí chê bai giọng ca không đạt chuẩn để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu tuyên bố bước vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp, Chi Pu vẫn nghiễm nhiên thành danh ca sĩ mà là ca sĩ "hot", thuộc hàng có MV trăm triệu view, điều không ít giọng ca "quyến rũ" hiện nay mơ ước. Mặt nào đó, những con số trăm triệu view đủ để Chi Pu khẳng định mình chính là "ngôi sao" của thị trường nhạc Việt hiện nay, dù khán thính giả có thừa nhận hay không.

Hương Ly nổi tiếng nhờ hát cover ca khúc hit trên thị trường âm nhạc sau khi luôn đạt thành tích cao trên top Trending YouTube Việt Nam. Còn Thái Vũ, người được Warner Music Group, ký hợp đồng độc quyền vì những sản phẩm âm nhạc của anh nổi bật trên thị trường kỹ thuật số hiện nay. Họ chỉ là một số trong những gương mặt nổi bật của thị trường nhạc Việt hiện nay, những "ngôi sao" trẻ bước ra từ thế giới nhạc số trong sự tán dương của khán giả trẻ yêu nhạc trên nền tảng công nghệ số hóa.

Ca sĩ thời nay giỏi diễn xuất

Theo các nhà chuyên môn, không ít "ngôi sao" ca nhạc trên nền tảng số chưa bước ra sân khấu hát live nên chưa bị khán giả bóc mẽ. Các nhà chuyên môn cũng cảnh báo rằng khi công chúng còn bị hớp hồn bởi những MV được đầu tư như phim ngôn tình mà không chú trọng đến chất lượng giọng ca của ca sĩ thì thị trường âm nhạc Việt sẽ còn sản sinh nhiều ca sĩ không cần hát hay như bây giờ.

MV "Không thể cùng nhau suốt kiếp" của Hòa Minzy được đánh giá quá thành công về mặt ý tưởng, câu chuyện, diễn xuất trong phần hình ảnh nhưng phần âm thanh, trong đó có giọng ca, bị đánh giá thấp. MV "Tặng anh cho cô ấy" của Hương Giang trở thành MV thống lĩnh vị trí đầu top Trending YouTube Việt Nam nhanh nhất chỉ sau 4 giờ ra mắt nhưng phần ca khúc gần như không nhận được lời khen nào, chưa kể giọng hát của Hương Giang vốn không được giới chuyên môn đánh giá cao.

Đây không phải trường hợp duy nhất ở V-pop. Rất nhiều MV đình đám từng lọt vào tốp đầu bảng xếp hạng nhạc Việt trước đó như: "Anh ơi ở lại" [Chi Pu], "Tự tâm" [Nguyễn Trần Trung Quân], "Anh đang ở đâu đấy anh" [Hương Giang], các MV của Sơn Tùng M-TP… đều nhanh chóng đạt triệu view sau thời gian ngắn phát hành nhưng đều bị chê hát dở. Những sản phẩm gắn mác "Top Trending YouTube" ngày càng trở nên xa lạ với người nghe nhạc tinh tế.

Khi khán giả muốn xem ca sĩ diễn chứ không phải nghe ca sĩ hát trong các MV thì thị trường âm nhạc không có đất cho những giọng ca "họa mi" dụng võ. Nhiều người trong giới cho rằng hát hay, được đào tạo thanh nhạc từ các trường chuyên nghiệp thôi chưa đủ. Muốn có tên trên thị trường âm nhạc, muốn thành "ngôi sao" nhạc số phải có MV đạt được hàng chục triệu view trên YouTube. Bởi vậy, nhiều giọng ca kém chất lượng vẫn đang "làm mưa làm gió" trên nền tảng số. Điều đó vô tình dẫn đến quan niệm sai lầm trong giới trẻ rằng ca sĩ thời nay chẳng cần hát hay.

Giá trị âm nhạc đang méo mó dần

Nói về nhạc Việt hiện nay, ca sĩ Phương Thanh phải thốt lên: "Chính xác là khán giả hiện nay không nghe hát". Còn nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong thì lắc đầu: " Đáng lẽ chỉ là một phần của sản phẩm âm nhạc thì MV lại trở thành tất cả, là yếu tố đánh giá thành bại của một ca khúc, đánh giá khả năng người hát. Nhiều ca sĩ bắt đầu xác định MV là chiến lược sống còn cho con đường âm nhạc của mình. MV thời YouTube là sự lên ngôi của những phim ngắn có kịch bản gay cấn, nội dung gây tranh cãi, liên quan đến những chủ đề nhạy cảm... hoặc nhiều MV chọn cái kết lửng lơ để người xem tha hồ bình phẩm, đồn đoán. Muốn sản xuất MV tạo "sóng gió", phải mạnh tay chi hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Việc này, các nhãn hàng sẵn sàng tài trợ để đạt được hiệu quả quảng bá. Âm nhạc vì thế cũng méo mó dần".

Thùy Trang

Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cho rằng ca sĩ không học thanh nhạc vẫn có thể thành công. Nhưng để đi được đường dài thì việc học hành cũng đóng vai trò quan trọng.

Phát ngôn “Miền Nam nổi lên nhiều ca sĩ chẳng học hành gì cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông. Tôi đặt dấu hỏi về điều này" của Thanh Lam làm dậy sóng dư luận những ngày qua. Bên ủng hộ cho rằng quan điểm của giọng ca Chia tay hoàng hôn không có gì sai vì ngành nghề nào cũng cần phải được học hành.

Tuy vậy, cũng không ít chuyên gia và khán giả đánh giá âm nhạc là loại hình nghệ thuật đặc thù. Ở đó yếu tố năng khiếu, cảm xúc được đặt trên kỹ thuật thanh nhạc. Dẫn chứng cho nhận định này là nhiều ca sĩ không được đào tạo chuyên nghiệp tại trường lớp nhưng vẫn thành công.

Hà Anh Tuấn là ca sĩ không học thanh nhạc bài bản tại trường lớp. Tuy vậy, nam ca sĩ là một trong những người được giới chuyên môn khen ngợi về thẩm mỹ và tư duy âm nhạc. 

‘Không học nhạc vẫn có thể thành công nếu có năng khiếu’

Trả lời câu hỏi của Zing.vn “Ca sĩ không học thanh nhạc, liệu có thể thành công?”, nhạc sĩ - nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long đáp: “Không gì là không thể nếu ca sĩ đó có giọng hát bản năng tốt, có năng khiếu, cộng thêm với yếu tố may mắn”.

Làng nhạc Việt đương đại có nhiều ca sĩ thành công và được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng lại không phải dân học thanh nhạc bài bản. Cẩm Vân, Hồng Nhung, Thu Minh, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn là những ví dụ. Trước đó, thế hệ tân nhạc của Lệ Thu, Khánh Ly ở miền Nam gần như đều không học nhạc.

Khánh Ly cho biết bà hát 55 năm nhưng không biết nốt nhạc nào. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng chỉ đệm đàn và hướng dẫn chứ không ép bà phải hát như thế nào cho đúng. “Tôi hát tự nhiên và bản năng. Cứ hát là hát thôi”, nữ danh ca nói.

Lý giải về trường hợp của Khánh Ly cùng nhiều giọng ca nổi tiếng cùng thời, không học nhạc nhưng vẫn trở thành “tượng đài”, nhà phê bình Nguyễn Quang Long nhấn mạnh tới yếu tố giọng hát bẩm sinh. Ngoài ra, chất du ca với yêu cầu hát theo ngẫu hứng cũng làm nên thành công của những ca sĩ hát nhạc Trịnh.

Về thành công của Hồng Nhung, Thu Minh, Hà Anh Tuấn hay nhiều giọng ca khác, nhà phê bình âm nhạc cho rằng “thực chất có rất nhiều cách tiếp cận với thanh nhạc. Đến trường lớp không phải là con đường duy nhất. Các ca sĩ có thể tham gia khóa học hoặc học trực tiếp với những giảng viên thanh nhạc”.

Khi nghe Thu Minh và Hồng Nhung hát, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long nhận định “yếu tố kỹ thuật là có, thể hiện ở hơi thở, vị trí âm thanh, sắc thái. Không có kỹ thuật, không hát được như vậy”.

“Với đặc thù ca hát ở Việt Nam không nặng về yếu tố kỹ thuật, việc tự học với thầy thay vì trải qua đào tạo bài bản chính quy tại trường lớp là cách mà nhiều ca sĩ lựa chọn. Dẫu thế, thành công hay thất bại thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý thức học hành", nhạc sĩ nhấn mạnh.

"Nhạc Việt thuở xưa vẫn học bằng hình thức truyền khẩu như quan họ, ca trù, xẩm. Nhưng tất nhiên phải học với thầy mới có kết quả vì tự học rất khó. Ngoài ra, nếp thưởng thức và âm nhạc của người Việt vốn không quá phức tạp. Với những dòng nhạc như nhạc sến, không cần nhiều kỹ thuật, quan trọng là phải hát tình cảm”, ông nói. 

Mỹ Tâm là dân học nhạc. Nữ ca sĩ tốt nghiệp thủ khoa trung cấp thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM.

‘Học thanh nhạc đóng vai trò quan trọng để đi đường dài’

Ghi nhận sự thành công của những giọng ca không học hành thanh nhạc chuyên nghiệp, nhưng nhà phê bình Nguyễn Quang Long nhận định trong nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp hiện nay, học qua trường lớp vẫn là cơ bản nhất.

Việc học giúp ca sĩ có thể khai mở được tốt nhất giọng hát của mình, hạn chế các tật trong giọng hát từ vị trí, hơi thở, cách phát âm. Ngoài ra, ca sĩ cũng có sự tinh tế trong cách xử lý một tác phẩm. Thậm chí việc học còn có thể trang bị cho ca sĩ sự tự tin, hát không cần có sự “phù phép” của âm thanh và những hiệu ứng “màu mè” khác.

“Không phải bỗng dưng mà có hệ thống khoa học về phương pháp sư phạm thanh nhạc. Việc bài bác việc học thanh nhạc là đi ngược với lịch sử phát triển của nghệ thuật ca hát thế giới cũng như Việt Nam vì học hành có yếu tố rất quan trọng”, nhà phê bình nhấn mạnh.

Thực tế làng nhạc Việt cho thấy những ngôi sao hạng A thường là dân học nhạc. ¾ diva Việt được đào tạo bài bản về thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Những ca sĩ như Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Văn Mai Hương đến Sơn Tùng M-TP đều là dân học nhạc chuyên nghiệp tại trường lớp.

Ngoài ra, theo nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, nhạc viện không chỉ đào tạo về kỹ thuật thanh nhạc mà còn giúp người hát nhận thức và có thẩm mỹ, mỹ học âm nhạc. Điều này có lợi cho những ai chọn ca hát là con đường chuyên nghiệp.

“Thực tế ở thị trường âm nhạc hiện nay cho thấy, nhiều ca sĩ hát ca khúc về cha mẹ, về tình yêu đối lứa, về tình cảm anh em với cách thể hiện và cảm xúc nức nở giống hệt nhau. Đó là hệ quả của việc thiếu thẩm mỹ âm nhạc, không phân biệt được sự khác nhau trong cách thể hiện”, nhà phê bình cho hay.

Là dân lý luận có nhiều năm nghiên cứu về âm nhạc và thị trường biểu diễn, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long nhận định ca sĩ nhạc nhẹ còn có thể tự học thanh nhạc với mô hình đào tạo khác nhau. Còn với nhạc thính phòng - opera, việc học thanh nhạc tại nhạc viện gần như là bắt buộc.

“Hát thính phòng - opera mà không học rất khó thành công. Tất nhiên, cũng có một vài trường hợp hát được nhưng rất ít. Về cơ bản phải có học mới hát tốt được”, nhạc sĩ khẳng định. 

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long là một trong những nhà phê bình âm nhạc có tiếng. Anh là dân lý luận âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, từng là Phó ban biên tập Nhà Xuất bản Âm nhạc.

‘Kỹ thuật chỉ là phương tiện để truyền tải giọng hát’

Trong cuộc tranh cãi về phát ngôn của Thanh Lam những ngày gần đây, nhiều người phản đối giọng ca Giọt nắng bên thềm với dẫn chứng về việc những diva quốc tế, ca sĩ nổi tiếng thế giới đều không được thanh nhạc. Nhà phê bình Nguyễn Quang Long cho rằng dẫn chứng đó là chủ quan.

“Ở phương Tây có một mô hình sinh hoạt âm nhạc hết sức chuyên nghiệp rất phổ biến mà Việt Nam không có đó là sinh hoạt ở nhà thờ. Nhiều giọng ca nổi tiếng hiện tại, thực tế từ nhỏ họ đã hát tại dàn hợp xướng ở nhà thờ. Đó là cách hát bốn bè có kỹ thuật. Thực tế, âm nhạc thính phòng cũng từ nhà thờ mà ra”, nhà phê bình nêu quan điểm.

Ngoài ra, ở nhiều nước phương Tây, ngay từ thời học tiểu học - trung học, học sinh đã có điều kiện được học ít nhất một nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng. Hệ thống giáo dục của nhiều nước rất coi trọng việc phát triển năng khiếu âm nhạc của trẻ, điều mà Việt Nam chưa làm được.

“Cách hát Whitney Houston, Mariah Carey, Celine Dion là có kỹ thuật thanh nhạc, thậm chí đó là kỹ thuật thanh nhạc cổ điển. Nhưng quan trọng là họ đã khóa được kỹ thuật thanh nhạc trong cách hát, tức không bị lộ kỹ thuật”, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho biết.

Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long khẳng định kỹ thuật hết sức quan trọng đối với một người làm nghề ca hát chuyên nghiệp. Song, về bản chất nó cũng chỉ là phương tiện để truyền tải giọng hát và cảm xúc.

Muốn thành công, không nên lạm dụng và trưng trổ kỹ thuật, cần phải biến kỹ thuật đó trở thành bản năng có ý thức.



Video liên quan

Chủ Đề