Chợ viềng nam định ca sĩ là ai?

Ngày 22/1, UBND tỉnh Nam Định ban hành văn bản đồng ý với đề nghị của UBND huyện Vụ Bản về việc dừng tổ chức phiên chợ Viềng xuân 2021.

Nguyên nhân do địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu và mùa lễ hội xuân 2021.

Nam Định dừng tổ chức phiên chợ Viềng 2021

Trước đó, UBND huyện Vụ Bản có văn bản xin ý kiến UBND tỉnh về việc dừng tổ chức phiên Chợ xuân này. Sở Y tế cũng có văn bản về các phương án phòng, chống dịch.

Căn cứ các văn bản trên, Thường trực Tỉnh ủy Nam Định đã thống nhất đề xuất của huyện Vụ Bản.

Phiên chợ Viềng [hay còn gọi là chợ Viềng Phủ], xã Kim Thái, huyện Vụ Bản là phiên chợ Xuân được tổ chức vào đêm Mồng 7, rạng ngày Mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Phiên chợ mang ý nghĩa "bán rủi, mua may", thu hút hàng triệu du khách đi trẩy hội mùa xuân đầu năm.

 
 
Thịt bò, đồ nông cụ, cây cối và tắc đường là "đặc sản" của phiên chợ Viềng Phù Giầy [xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định]

Chợ nằm gần với quần thể di tích Phủ Giày [xã Kim Thái] nổi tiếng là nơi Thờ Mẫu trong tín ngưỡng dân gian đồng bằng Bắc Bộ.

Du khách đi trảy hội chợ Viềng, thường mua một cây lấy lộc đầu năm; đồ nông cụ [như liềm hái, dao, cuốc, thuổng, thúng mủng, rổ rá...]. Ngoài ra, chợ Viềng cũng nổi tiếng với món thịt bò/bê bán cho du khách lấy may đầu năm.

Theo phong tục, chợ bắt đầu chính phiên vào lúc 0h, và kết thúc vào 7h sáng ngày hôm sau.

Nam Định dừng tổ chức phiên chợ Viềng 2021

Năm 2020, phiên chợ Viềng Vụ Bản vẫn được tổ chức tuy nhiên lượng du khách tham gia không đông như các năm trước. Sau đó, trước diễn biến dịch bệnh Covida - 19, tỉnh Nam Định cũng đã quyết định dừng tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần [diễn ra vào ngày 13/1, sau phiên chợ Viềng Phủ Giầy 1 tuần].

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La cho biết, ngày hôm nay [22/1] sẽ dán khoảng 1 vạn tem cho cây đào trồng để truy xuất nguồn gốc. Tỉnh này đã nhận 100.000 tem mã vạch từ Trung tâm Mã vạch Quốc gia.

Thái Bình

1. Chợ Viềng hai chợ, một phiên

Trước đây, ở Nam Định có tới bốn chợ Viềng. chợ Viềng ở xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, ở Hải Lạng [huyện Nghĩa Hưng], ở chợ Chùa [thị trấn Nam Giang, Nam Trực] và ở Phủ Dày [huyện Vụ Bản].

Chợ Viềng là nơi du xuân nổi tiếng ở miền Bắc [ảnh - Hoàng Ngọc, Báo Dân Trí]

Tuy nhiên, Chợ Viềng ở xã huyện Mỹ Lộc và Nghĩa Hưng chỉ còn tồn tại như một địa danh. Vì vậy khi rủ nhau "đi chơi chợ Viềng", người ta thường nghĩ tới việc ghé thăm chợ Viềng ở chợ Chùa [thị trấn Nam Giang, Nam Trực], chợ Viềng Phủ Dày ở Vụ Bản.

ở chợ Viềng bày bán nhiều mặt hàng [ảnh: Tuấn Minh - Báo Người lao động]

Thế nên câu nói "chợ Viềng hai chợ, một phiên" chính là nhắc tới chợ Viềng Chùa [ở Nam Giang] và chợ Viềng Phủ [ ở Vụ Bản]. Hai chợ này được tổ chức cùng thời điểm vào ngày mùng 7 tới ngày mùng 8 tháng Giêng.

2. Phiên chợ tâm linh “bán điều rủi, mua điều may”

Chỉ họp một phiên duy nhất trong năm, chợ Viềng đón khách thập phương tới du xuân, mua sắm nông cụ, cây giống để xuống đồng hay cây cảnh, đồ cổ về để trưng trong nhà.

Nhiều nông cụ và vật dụng trong gia đình được bày bán ở chợ Viềng [ảnh: namtruc.namdinh.gov.vn]

Ngoài ra, phiên chợ đặc biệt này còn bày bán nhiều mặt hàng từ đồ đồng, đồ đá, đồ sứ, đồ gỗ, đồ cổ thật và đồ giả cổ… đủ chủng loại, chất lượng và giá thành phong phú.

Nhiều mặt hàng đồ cổ, giả cổ phong phú, đa dạng được bày bán ở chợ [ảnh: namtruc.namdinh.gov.vn]

Nhưng khác với sự xô bồ của những phiên chợ thông thường, chợ Viềng mang đậm ý nghĩa tâm linh. Chợ Viềng có không gian mở, vì vậy, du khách không chỉ đi chợ mua, bán cầu may mà ở đó du khách còn đi chùa bái Phật. Ở chợ Viềng Nam Giang còn có chùa Đại Bi thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và chợ Viềng Phủ là nơi có quần thể di tích Phủ Dày thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh. 

Du khách đến chợ Viềng vừa du xuân vừa đi chùa bái Phật [ảnh: vietnamnet]

3. Khi đến chợ Viềng du khách cần lưu ý điều gì?

Hầu hết những người đến với chợ Viềng cũng đều đinh ninh một ý niệm: mua may, bán rủi để năm mới đầy ắp bình an và may mắn. Thế nên, dù là kẻ mua người bán đều không đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chẳng nói thách cao, người mua cũng không mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ.

Du khách mua hàng theo sở thích, người bán không nói thách [ảnh: namtruc.namdinh.gov.vn]

Hàng mây tre [Rổ, Rá] được bày bán tại Chợ Viềng [ảnh: namtruc.namdinh.gov.vn]

Nếu đã đến chợ Viềng, nhất thiết du khách nên mua một cái gì đó mang về, có thể là một cây cảnh nhỏ, đồng xu cổ hoặc những món đồ trang trí. Cũng có một số người lại quan niệm rằng khi đi chợ Viềng, khách có thể dạo chơi cả buổi chiều mùng 7, nhưng sau lúc 0h ngày mùng 8 thì hãy mua bởi đó mới là thời điểm để bán rủi, mua may.

Sự độc đáo của hội chợ Viềng là mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất vào ngày mồng 8 tháng Giêng, nhưng đêm mồng 7 thì người dân khắp nơi lại có dịp cùng nhau đắm mình trong phiên chợ cầu may này tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Các bạn trẻ chăm chú nghe giới thiệu về những sản phẩm bằng bạc để lựa chọn cho mình một món đồ.

Chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh đó là cả một quần thể di tích đình chùa, đền phủ, lăng tẩm rất đẹp như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khống… Người ta đến chợ Viềng không phải để mua bán thông thường như ở các phiên chợ khác mà để đi lễ phủ, cầu may, cầu lộc đầu xuân và “mua” sự may mắn. Bất kể một du khách nào đến chợ cũng chọn mua cho mình một món đồ may mắn, món hàng được hầu hết du khách chọn mua ở chợ là đồng tiền may mắn, quan niệm lấy may cho cả năm mà chỉ phiên chợ này mới có. Nét độc đáo của chợ là sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi và những vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, dụng cụ sản xuất nhỏ của nhà nông như con dao, cái cày, lưỡi cuốc – những vật dụng này được du khách mua rất đông, bán cũng rất “chạy”, sự mua bán diễn ra nhanh chóng, không nói thách, không mặc cả. Dường như người bán kẻ mua đều có chung ý nghĩa là họ chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó là cả năm họ sẽ gặp được nhiều điều may mắn, tốt lành.

Đầu năm, cây lộc vừng được du khách lựa chọn mua nhiều.

Anh Vũ Hà [Vụ Bản, Nam Định] giới thiệu về những đồng tiền may mắn.

Phiên chợ Viềng “bán điều rủi, mua sự may” đã trở thành một nét văn hóa đẹp không thể quên của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.                                                                 

  Bài & ảnh: Tuấn Anh


Video liên quan

Chủ Đề