Bồi thẩm đoàn nghĩa là gì

Mang theo giấy tờ tùy thân và giấy triệu tập

Cư dân được lựa chọn ngẫu nhiên bởi Tòa Thượng thẩm của Đặc khu Columbia để thực hiện một dịch vụ quan trọng đối với Cộng đồng-Bổn phận Bồi thẩm đoàn. Nếu được triệu tập, hãy truy cập Dịch vụ eJuror tại www.dccourts.gov/jurorservices để hoàn thành biểu mẫu tiêu chuẩn bồi thẩm. Đăng nhập bằng số bồi thẩm đoàn được mã vạch xuất hiện trên lệnh triệu tập. Trừ khi có thông báo khác, cư dân được yêu cầu báo cáo dịch vụ vào ngày triệu tập.

Vui lòng mang theo giấy triệu tập của ban giám khảo cũng như giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ vào ngày báo cáo. Để đảm bảo an toàn và an ninh tốt nhất, tất cả những người vào Tòa án phải đi qua một từ kế khi đến nơi. Các đồ kim loại sắc nhọn, thiết bị ghi âm và máy ảnh đều bị cấm. Nếu mang vào Tòa án, những vật dụng đó sẽ bị tịch thu.

Các bồi thẩm viên phục vụ trên một bồi thẩm đoàn hoặc bồi thẩm đoàn lớn, như được chỉ định trong giấy triệu tập. Petit bồi thẩm đoàn quyết định vụ án dân sự hoặc hình sự. Hầu hết các trường hợp kéo dài 3-5 ngày. Việc lựa chọn bảng điều khiển thường có thể kéo dài hơn một ngày.

Các đại bồi thẩm đoàn điều tra các cáo buộc về tội ác chống lại Đặc khu Columbia. Các bồi thẩm viên lớn phục vụ tổng cộng 27 ngày làm việc. Không có hệ thống "gọi vào" để xem có cần các đại bồi thẩm hay không. Nếu được triệu tập cho bồi thẩm đoàn, vui lòng báo cáo mỗi ngày trong 27 ngày.

Theo luật, dịch vụ bồi thẩm đoàn là bắt buộc ở Đặc khu Columbia. Cư dân không được miễn dịch vụ dựa trên nghề nghiệp. Để làm cho việc tống đạt bồi thẩm đoàn thuận tiện nhất có thể, Tòa án cấp trên sử dụng quy trình lựa chọn bồi thẩm đoàn "'Một phiên tòa hoặc Một ngày" cho các bồi thẩm đoàn. Việc tống đạt cho Tòa án sẽ kết thúc nếu một cư dân không được chọn để xét xử vào ngày đầu tiên của bạn.

Tìm hiểu về Kế hoạch bồi thẩm của Tòa án tối cao DC.

PHÂN BIỆT BỒI THẨM ĐOÀN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN

Bồi thẩm đoàn là một tập hợp thường dân được toàn án ủy nhiệm việc xét xử một vụ án, thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn là xem xét và cân nhấc các bằng chứng để tuyên án có tội hay vô tội sau khi nghe công tố viên và luật sư tranh tụng.

Hội thẩm nhân dânđại diện của nhân dân trước Toà án trong quá trình thực thi quyền tư pháp. Thông qua hội thẩm sẽ phản ánh được một cách khách quan suy nghĩ, tâm tư của quần chúng nhân dân trong xét xử vụ án.

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau như thể hiện được vai trò đại diện tham gia vào giải quyết vụ án hình sự nhưng giữa 02 chế định trên vẫn có những điểm khác biệt, phản ánh bản chất của hai hệ thống pháp luật: Anh – Mỹ và Việt Nam.

Những điểm khác biệt giữa bồi thẩm đoàn và hội thẩm nhân dân

Tiêu chí

Bồi thẩm đoàn

Hội thẩm nhân dân

Hệ thống pháp luật

Thông luật [như Mỹ, Anh, Hồng Công,..]

Việt Nam

Quá trình hình thành

Tuyển chọn từ người dân, sau đó thực hiện bốc thăm

Do Hội đồng nhân nhân hoặc Thẩm phán tuyển chọn

Tên gọi thành viên

Bồi thẩm viên

Hội thẩm nhân dân

Thời gian hoạt động

Ngắn [trong 1 vụ án]

Từ khi được lựa chọn đến khi giải quyết xong vụ án

Dài [thường 5 năm].

Từ khi được bầu đến khi hết nhiệm kỳ

Việc lựa chọn

Ngẫu nhiên

Mang tính cơ cấu

Đối tượng lựa chọn

Bất kỳ ai đáp ứng đủ điều kiện

Thường lựa chọn những người đang công tác trong một số lĩnh vực nhất định, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử,….

Cơ quan tham gia vào việc lựa chọn

Toà án

Toà án,Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân nhân

Chấm dứt tư cách

Xét xử xong, bị loại trong quá trình xét xử

Hết nhiệm kỳ, bãi nhiệm,miễn nhiệm

Trở lại tư cách

Được lựa chọn ngẫu nhiên trở lại sau 1 - 3 năm

Được bầu lại ở nhiệm kỳ tiếp theo

Chế tài đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ

Phạt tiền, phạt tù

Bãi nhiệm, miễn nhiệm

Mức chi cho một người/ngày

40-50 USD

90.000 đồng [theo điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg]

Phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn

Không

Trưởng đoàn 40% lương cơ sở; Phó trưởng đoàn: 30% lương cơ sở [Điều 22 Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13]

Chế độ bảo vệ

Không

Chế độ trang phục

Không

Chế độ cách ly

Không

Số lượng thành viên khi giải quyết 1 vụ án

Thường là 12 người

Cấp tỉnh: 03 người; Cấp huyện: 02 người

Mức độ tham gia vào quá trình xét xử

Toàn bộ quá trình xét xử vụ án

Giai đoạn đầu của quá tình xét xử

Vai trò trong xét xử

Quyết định bị cáo có tội hay vô tội

Mang tính tư vấn, phát biểu cảm nghĩ nhiều hơn

Thông qua việc phân tích khác biệt giữa 02 chế định sẽ cho thấy cái nhìn đầy đủ về ưu điểm, khuyết điểm. Từ đó, có thể lựa chọn điểm hay, nỗi bật của “bồi thẩm đoàn” để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của “Hội thẩm nhân dân” ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch công tác năm 2022 của Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam”. Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] đã tổ chức phiên tọa đàm về “Mô hình nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử ở Việt Nam và một số nước trên thế giới- kinh nghiệm cho Việt Nam” với hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Điểm cầu trưc tiếp tại Hà Nội

Tham dự tọa đàm có ông Trần Văn Thư, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế TANDTC; ông  Nguyễn Văn Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC; Ông Edagawa Mitsushi, Chuyên gia JICA; Ông  Ông Soga Manabu, Vụ hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu pháp luật tổng hợp Nhật Bản; Các đại biểu đến từ Văn phòng Quốc hội và Tòa án nhân dân các cấp.

Tọa đàm được tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến

Tại phiên họp đã nghe Báo cáo nghiên cứu của Vụ Hợp tác quốc tế TANDTC về Chế định bồi thẩm đoàn, chế định hội thẩm nhân dân của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

 Báo cáo nêu rõ, sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án là một trong những yếu tố truyền thống của hệ thống tư pháp, góp phần bảo đảm cho những giá trị bất biến của hệ thống tư pháp là xác định sự thật, bảo vệ công lý, bảo đảm quyền được xét xử công bằng trên cơ sở các giá trị chung của cộng đồng và nguyên tắc độc lập xét xử.

 Cùng với sự phát triển của lịch sử, vai trò của công dân tham gia xét xử dần dần thay đổi, pháp luật nhiều nước trên thế giới có các quy định về bồi thẩm đoàn, hội thẩm nhân dân tham gia xét xử.

Trên cơ sở nghiên cứu bước đầu các quy định và thực tiễn của một số quốc gia, trong đó tập trung là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, tham luận này sẽ trình bày tổng quan bốn nội dung chính về: [1] chế định bồi thẩm đoàn, [2] chế định hội thẩm nhân dân, [3] sự khác nhau giữa hai chế định này và [4] một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có hệ thống bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn là một nhóm người được chọn theo luật và được trao quyền quyết định các vấn đề về tình tiết vụ án và quyết định đối với vụ án mà họ được giao[1].

  Báo cáo nghiên cứu đã giới thiệu khái quát các nội dung chính về lịch sử hình thành, lĩnh vực xét xử, phiên tòa có bồi thẩm đoàn, tư cách làm bồi thẩm, quy trình lựa chọn, mức độ tham gia của bồi thẩm đoàn tại phiên tòa, hướng dẫn cho bồi thẩm, nghị án và ra phán quyết, nghĩa vụ của bồi thẩm của Mỹ, Nga, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản2 và mô hình Hội thẩm nhân dân của Trung Quốc.

Các đại biểu sôi nổi trao đổi cho ý kiến và trình bày các tham luận về các chủ đề: Giới thiệu mô hình nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử ở Nhật Bản; Chế định Bồi thẩm đoàn, chế định Hội thẩm nhân dân của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Giới thiệu mô hình nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử ở Hàn Quốc; Giới thiệu mô hình nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử ở Nga; Giới thiệu mô hình nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử ở Trung Quốc; Giới thiệu mô hình Bồi thẩm đoàn Mỹ; Giới thiệu chế định Hội thẩm nhân dân Việt Nam; Một số vấn đề bất cập của chế định Hội thẩm nhân dân Việt Nam và đề xuất hướng hoàn thiện.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Những nghiên cứu về chế định Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân một số nước trên thế giới, trong đó tập trung vào mô hình Bồi thẩm đoàn của Mỹ, Pháp, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và mô hình Hội thẩm nhân dân của Trung Quốc đã cung cấp những thông tin bổ ích và cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có thể tham khảo phục vụ cho tiến trình cải cách tư pháp.

Mỗi mô hình đều có nhiều ưu điểm và một số hạn chế nhất định. Điểm nổi bật là các mô hình đều chú trọng sự tham gia của nhân dân trong hoạt động xét xử. Đây là một trong những đặc thù của hoạt động tư pháp và quá trình thực hiện quyền tư pháp. Tùy theo điều kiện cụ thể của mình, mỗi nước có những cách thức tiếp cận riêng trong việc xây dựng chế định Bồi thẩm đoàn và chế định Hội thẩm nhân dân.

Hội thẩm của Việt Nam có những đặc trưng là những đại biểu ưu tú của nhân dân, có nhiệm kỳ tương đối dài, tham gia xét xử ở các lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính. Chế định Hội thẩm của Việt Nam cũng được quy định tương đối ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, cùng với tiến trình cải cách tư pháp, chế định Hội thẩm cũng cần phải có những cải cách phù hợp. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc tham khảo những kinh nghiệm tốt, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam để hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân nước ta. Những thông tin có được trên đây mới chỉ là bước đầu, vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu sâu, trên phạm vi rộng để từ đó đưa ra bức tranh toàn diện về ưu điểm và hạn chế của từng mô hình và đưa ra các khuyến nghị sâu, sát thực với nước ta là hết sức cần thiết./.

[1] Black Law Dictionary [Mỹ], biên tập lần thứ 7, xuất bản năm 1999, trang 860.

2 Phần này tham khảo thông tin trong bài “Một số mô hình công dân tham gia tham gia xét xử”, tài liệu bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân của Đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Video liên quan

Chủ Đề