Bộ nhớ của máy tính là gì

Bộ nhớ trong của máy tính là gì? Thực hiện chức năng gì? Tại sao máy tính lại cần có RAM? RAM và ROM có phải là một?… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN!

  • Bộ nhớ trong của máy tính là gì?
    • Bộ nhớ trong là gì? Chúng thực hiện chức năng gì?
    • Một số quan niệm sai lầm về bộ nhớ trong máy tính
  • Phân biệt RAM với ROM
    • Tại sao máy tính cần có RAM?

Bộ nhớ trong là gì? Chúng thực hiện chức năng gì?

Bộ nhớ trong [internal memory]- bộ nhớ chính là bộ phận quan trọng của máy tính thực hiện nhiệm vụ lưu trữ chương trình, phục vụ quá trình xử lý CPU. Bộ nhớ trong của máy tính có thể chia thành các thành phần chính như sau: RAM, ROM và Cache:

RAM [Random Acces Memory]: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình đang hoạt động, giúp CPU truy xuất nhanh chóng và xử lý.

Thanh RAM máy tính

ROM [Read Only Memory]: là bộ nhớ chỉ có chức năng đọc và chứa các chương trình giúp máy tính có thể khởi động được. Máy tính có khởi động được hay không đều nhờ vào bộ phận này.

ROM được gắn trên Mainboard

Cache Memory: giúp lưu trữ các dữ liệu thông tin được sử dụng thường xuyên để CPU truy cập với tốc độ nhanh. Chúng thường được cài sẵn trong máy tính và có tác dụng gần giống RAM trên Main.

Một số quan niệm sai lầm về bộ nhớ trong máy tính

Không phải ai sử dụng máy tính cũng có suy nghĩ đúng về bộ nhớ trong của máy tính. Có rất nhiều quan điểm sai lầm như:

“Bộ nhớ trong là RAM” → Trên thực tế RAM chỉ là một phần của bộ nhớ trong. Bên cạnh RAM, bộ nhớ trong còn bao gồm ROM và bộ nhớ đệm.

“Chỉ cần RAM là máy tính có thể hoạt động được” → Không có ROM máy tính không thể khởi động.

Sở dĩ chúng ta chỉ biết đến thanh RAM trong bộ nhớ đệm vì ROM thường được gắn sẵn trên Mainboard trong khi bộ nhớ đệm Cache lại được cài sẵn trên máy tính.

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa ROM và RAM, SPEEDCOM đã làm một bảng phân tích sự khác nhau giữa 2 loại bộ nhớ trong máy tính này.

Phân biệt RAM với ROM

RAM và ROM không phải là một. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa chúng:

Đặc điểm RAM ROM
Thiết kế bên ngoài Chip mỏng, hình chữ nhật, được lắp vào khe cắm trên Mainboard Ổ đĩa quang bằng băng từ
Khả năng lưu trữ Bộ nhớ khả biến, cần điện năng để duy trì khả năng lưu trữ. Khi ngắt điện, dữ liệu sẽ mất Bộ nhớ bất biến, lưu trữ thông tin ngay cả khi mát điện
Cách thức hoạt động Sử dụng sau khi máy khởi động. Dữ liệu trong RAM có thể thay đổi Được sử dụng trong quá trình khởi động máy. Dữ liệu trong ROM chỉ đọc, không thay đổi, chỉnh sửa được
Tốc độ Ghi dữ liệu nhanh, tốc độ truy cập dữ liệu nhanh Ghi dữ liệu chậm, tốc độ truy cập dữ liệu chậm
Khả năng lưu trữ Lên đến nhiều GB Chỉ được vài MB
Khả năng ghi chép dữ liệu Dễ dàng hơn ROM Thông tin trong ROM tồn tại vĩnh viễn

ROM trong máy tính chính là BIOS, được gắn sẵn vào Mainboard nên tính linh hoạt của nó thấp hơn so với RAM. Hiện nay, các bo mạch chủ thường đi kèm khá nhiều khe cắm thanh RAM, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng tháo lắp, nâng cấp chúng.

Khe cắm RAM

Tại sao máy tính cần có RAM?

Vậy tại sao máy tính của chúng ta cần có RAM và cần phải nâng cấp thanh RAM? Thanh RAM có vai trò cực kì quan trọng, quyết định yếu tố “nhanh, chậm” của máy tính. Mọi công việc như lướt Web, chỉnh sửa bảng tính, chơi game, soạn thảo Word… bạn đều phải cần đến RAM. Dung lượng RAM càng lớn, SDRAM, tần số quét càng cao thì máy chạy càng mượt.

Với những máy tính cần làm việc đa nhiệm, nhiều tác vụ cùng lúc, việc sử dụng RAM đời cũ, dung lượng thấp sẽ khiến máy xuất hiện hiện tượng đơ, lag, máy đứng hình… Tất cả những vấn đề trên đều liên quan đến RAM.

⇒ Bạn nên đầu tư một thanh RAM máy tính chất lượng nếu muốn sử dụng máy tính cho những tác vụ nặng.

Kingston– Một trong những thương hiệu cung cấp RAM hàng đầu hiện nay

Mong rằng với những thông tin cơ bản trong bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức thú vị về bộ nhớ trong của máy tính. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của SPEEDCOM!

Chủ Đề