Nghề sales admin là gì

Mức thu nhập cao khiến Sale Admin hiện là một trong những ngành nghề hot nhất trên thị trường tuyển dụng việc làm. Sale Admin là gì? Cụ thể Sale Admin là làm gì?

Sale Admin là gìSale Admin[Sales Administrator] là vị trí trợ lý kinh doanh hoặc thư ký kinh doanh trong doanh nghiệp. Sale Admin có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để hỗ trợ hoạt động bán hàng, thúc đẩy doanh số trong bộ phận kinh doanh.

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp được quyết định rất lớn bởi bộ phận kinh doanh. Sale Admin chính là người đóng vai trò then chốt trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc, thảo luận, báo cáo những vấn đề về doanh số, tình hình kinh doanh. Đồng thời SA sẽ nhận chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc kinh doanh [CCO] hay trưởng bộ phận.

Sale Admin là gì?

2. Sale Admin là làm gì?

Mỗi một công ty, doanh nghiệp sẽ có quy mô, mục đích và sản phẩm riêng, theo đó, Sale Admin sẽ có trách nhiệm và quyền hạn nhất định tùy theo doanh nghiệp. Dưới đây là mô tả công việc Sale Admin

– Xây dựng, theo dõi và thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc bộ phận kinh doanh thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.

– Soạn thảo, quản lý các văn bản hành chính về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: làm báo giá, hợp đồng, thư chào hàng, …

– Xử lý đơn hàng, nhập đơn hàng, quản lí hồ sơ khách hàng

– Thu thập và giải quyết những phản hồi của khách hàng trên các phương tiện truyền thông đại chúng như trên website, mạng xã hội, diễn đàn… Nếu vượt quá khả năng xử lý của bản thân thì trình lên các bộ phận cấp cao hơn để xin ý kiến hỗ trợ.

– Là cầu nối để thiết lập những cuộc hẹn giữa các nhân viên Sales với các khách hàng tiềm năng. Trình bày về sản phẩm, giải pháp theo nhu cầu của khách hàng.

– Hỗ trợ bán hàng: Tư vấn các dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, thuyết phục khách hàng mua dịch vụ, ký kết hợp đồng, hoàn tất thủ tục đăng ký, nhận thanh toán.

– Giải đáp các thắc mắc, các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với các dịch vụ của doanh nghiệp. Theo dõi và xử lý các tình huống phát sinh. Nếu có việc gì vượt quá thẩm quyền của trợ lý kinh doanh về yêu cầu của khách hàng thì cần báo ngay với cấp trên.

– Theo sát các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà, hỗ trợ của doanh nghiệp để thông báo cho khách hàng kịp thời.

– Thường xuyên duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhắc nhở họ gia hạn dịch vụ đúng thời hạn, tránh bị khóa khi hợp đồng hết hạn.

Sales Admin sẽ theo dõi, đốc thúc để thu hồi công nợ từ khách hàng, theo dõi tiến độ thanh toán của họ để báo cáo số liệu về phòng tài chính kế toán

– Báo cáo doanh số hàng tuần/ tháng/ quý/ năm cho các trưởng phòng, giám đốc kinh doanh, cập nhật dữ liệu bán hàng, thực hiện báo cáo chi tiết doanh số, doanh thu, công nợ của nhân viên kinh doanh.

– Thực hiện một số công việc hỗ trợ khác cho phòng kinh doanh nếu có sự chỉ đạo của cấp trên.

Sale Admin là gì? Công việc của Thư Ký Kinh Doanh

3. Yêu cầu công việc Sale Admin

Sales Admin không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn, nhưng cần phải có kiến thức kinh doanh cơ bản. Doanh nghiệp cần những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng hoặc các chuyên ngành liên quan như quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính cùng một số kỹ năng mềm khác.

Khả năng giao tiếp, đàm phán

Khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng tốt cùng một ngoại hình dễ nhìn là điều kiện bắt buộc của Sales Admin. Khả năng ngoại ngữ tốt, thành thạo công nghệ cũng là điều cần thiết với ngành nghề này. Vì họ là người trực tiếp đàm phán, thương lượng để có được những hợp đồng tốt nhất cho doanh nghiệp. Bạn chẳng thể gặp gỡ khách hàng trong một ngoại hình không nghiêm túc hay lại nói năng cụt lủn đúng không không nào?

Kỹ năng quản lý, sắp xếp khoa học

Đây là điều kiện để trở thành một Sales Admin.  Lượng công việc nhiều cùng việc quản lý, hỗ trợ nhiều bộ phận nên đây là yếu tố không thể bỏ qua. Nghề này cũng rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ vì liên quan trực tiếp tới doanh thu, hợp đồng, báo cáo…

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, sử dụng phần mềm văn phòng, teamwork cũng vô cùng cần thiết bởi SA là vị trí cần phối hợp với các phòng ban khác và chịu áp lực cao.

4. Mức lương Sale Admin

Thu nhập hàng tháng của một Sales Admin bao gồm lương cố định và thưởng theo kết quả công việc.

Theo thống kê của JobsGO, Sale Admin có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực của mỗi người và khối lượng công việc ở từng công ty khác nhau. Ngoài ra tại một số công ty, SA cũng có thêm hoa hồng theo doanh số.

Đối với Sale Admin hay dân Sale nói chung, tiền hoa hồng đôi khi còn nặng đô hơn nhiều lần tiền lương cứng. Mức lương của Sales Admin ở Hà Nội dao động từ 7 – 22.5 triệu đồng / tháng và ở Thành Phố Hồ Chí Minh là từ 6 – 20.3 triệu đồng / tháng. Với mức lương, thưởng hấp dẫn cùng nhiều đãi ngộ nên Sales Admin đang là ngành nghề cực kì thu hút.

> Tuyển dụng Sale Admin với mức lương hấp dẫn

5. Cơ hội thăng tiến nào cho các Sale Admin?

Đối với bất cứ ai đang trên con đường phát triển sự nghiệp của mình thì triển vọng thăng tiến chính là động lực để bạn chăm chỉ làm việc mỗi ngày. Là vị trí then chốt của doanh nghiệp nên Sales Admin có được lộ trình thăng tiến rất rộng mở. Vị trí đó mang lại cơ hội hoàn thiện khả năng bán hàng, quản lý, sắp xếp, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, điều phối tuyệt vời cho bạn.

Khi bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức – khoảng 3 năm đếm 7 năm, thì từ Sales Admin bạn có thể trở thành Sales Admin Manager, giám sát kinh doanh, điều hành kinh doanh, giám đốc kinh doanh hoặc tự mở công ty riêng cho mình. Công việc nào cũng sẽ có cơ hội thăng tiến nếu bạn luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi và tích lũy mỗi ngày.

7. Mô tả công việc cụ thể của Sale Admin tại một số ngành nghề

  • Bất động sản: Sale Admin là người giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng tham quan dự án. Sau đó SA thực hiện giao dịch và hỗ trợ khách hàng theo dõi tiến độ thanh toán hợp đồng. Sale Admin tiếp tục chăm sóc khách hàng sau khi có giao dịch và cập nhật kiến thức về sản phẩm, thị trường cho khách hàng.
  • Bảo hiểm: Sale Admin là người báo giá, chuẩn bị hồ sơ liên quan, tính phí bảo hiểm, làm sửa đổi, bổ sung và nhắc nhở khách hàng cập nhật khai báo bảo hiểm hàng tháng. Ngoài ra, Sale Admin còn phải theo dõi công nợ, gửi chứng từ và lưu hồ sơ cho khách hàng.
  • Khách sạn – Nhà hàng: Sales Admin sẽ hỗ trợ khách đăng ký các dịch vụ của khách sạn và xử lý vấn đề liên quan trong hợp đồng. Theo dõi, thu nhận phản hồi về dịch vụ của doanh nghiệp mình sau đó trình lên cấp cao để xin ý kiến xử lý. Ngoài ra, họ còn gửi cho khách hàng các chương trình khuyến mại, tặng quà, ưu đãi, duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết.
  • Logicstics – Chuỗi cung ứng: Sale Admin sẽ là người nhận chứng từ của khách hàng, chuẩn bị giấy tờ liên quan tới hoạt động thủ tục hải quan, lập chứng từ khai báo hải quan điện tử, thực hiện các hoạt động khai báo ở các phần mềm hải quan rồi cùng phối hợp để điều tiết phương tiện vận chuyển hàng hóa, báo giá thủ tục hải quan …

Cơ hội việc làm nghề này rất lớn do hầu như mọi doanh nghiệp đều cần đến vị trí Sales Admin. Qua bài viết này chắc hẳn bạn cũng đã phần nào nắm đươc công việc của Sale Admin là gì? Nếu bạn cảm thấy tự tin thì còn chần chờ gì mà không tìm ngay thông tin tuyển dụng Sales Admin ngay tại JobsGO!

Sales Admin đang là một trong những nghề hot trên thị trường việc làm hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng Sales Admin tại các công ty rất lớn với mức lương cao và đãi ngộ rất hấp dẫn. Nhưng Sales Admin là gì và công việc cũng như cơ hội phát triển của một Sales Admin là như thế nào? Nếu bạn còn chưa rõ về những điều trên, bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

I. Sales Admin là gì?

Sales Administrator [SA] hay còn được gọi là thư ký phòng kinh doanh là người làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh thực hiện các hoạt động bán hàng của công ty. Thông thường thì SA sẽ làm việc dưới quyền và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc kinh doanh.

II. Các công việc của một Sales Admin

Không giống như những vị trí thư ký khác, công việc của SA sẽ liên quan tiếp đến các hoạt động của phòng kinh doanh. Tùy vào quy mô của công ty mà phạm vi quyền hạn cũng như nghĩa vụ của SA cũng có sự khác nhau. Nhưng thông thường thì một SA sẽ đảm nhận các nhiệm vụ sau:

– Hỗ trợ xây dựng kế hoạch công tác cho bộ phận kinh doanh, theo dõi tiến độ thực hiện của kế hoạch và đốc thúc các thành viên hoàn thành.

– Soạn thảo và quản lý các văn bản hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như làm báo giá, thư chào hàng, lên hợp đồng,…

– Là người đứng ra liên hệ với khách hàng hoặc đối tác, tư vấn hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh với công ty.

– Cập nhật dữ liệu hoạt động của bộ phận kinh doanh để báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo công ty.

Xem thêm: Việc làm Sales Admin tại iconicJob.vn

III. Một sales admin cần có gì?

Công việc của một SA tuy không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn nhưng yêu cầu bạn phải có kiến thức về kinh doanh. Tốt nghiệp các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh,… hoặc có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực bán hàng,… sẽ là lợi thế cho bạn khi ứng tuyển vào vị trí này. Ngoại hình khá, khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng và ngoại ngữ tốt cũng là những yêu cầu bắt buộc với một SA.

Bên cạnh đó, vì tính chất công việc đi từ chi tiết đến bao quát, nên một SA cần phải có tố chất cẩn thận, tỉ mỉ và có khả năng tổng hợp tốt. Mỗi ngày một SA sẽ có khá nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành nên để làm tốt vị trí của một SA, lời khuyên cho bạn là nên học cách quản lý công việc một cách hiệu quả và làm quen với áp lực trong công việc.

IV. Sales admin làm việc ở đâu?

Bất kỳ tổ chức nào nếu hoạt động kinh doanh thì đều cần đến bộ phận phát triển kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan hoặc đã có kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực thương mại, mua bán hàng hóa,… bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển tìm việc nhanh vào vị trí SA. SA có thể làm việc tại phòng kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc chính phủ.

V. Cơ hội phát triển

Nếu biết cố gắng, nỗ lực trong công việc cộng với sự trau dồi kiến thức chuyên môn, sau một thời gian đảm nhiệm vị trí SA, bạn có thể thăng tiến lên các cấp bậc cao hơn. Nếu bạn đã nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh cũng như có khả năng phân tích, đánh giá tiềm lực phát triển kinh doanh của công ty, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận các vị trí như :

– Điều hành kinh doanh .

– Giám sát kinh doanh .

– Giám đốc kinh doanh của công ty.

Chúc bạn thành công

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề