Bị cúm có tiêm vaccine covid được không

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19 và các loại vắc xin khác đồng thời hoặc trong cùng một ngày. Hiện nay, nhiều quốc gia đang triển khai tiêm song song vắc xin ngừa Covid-19 và các loại vắc xin khác, như vắc xin cúm mùa.

Trước đó, khi vắc xin ngừa Covid-19 mới được sử dụng rộng rãi, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã khuyến nghị người dân sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 nên đợi ít nhất 14 ngày để tiêm các loại vắc xin khác. Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây cho thấy, việc tiêm đồng thời hai loại vắc xin mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người được tiêm phòng và cho cả hệ thống y tế.

Ở phương diện cá nhân, việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin cùng một lúc sẽ làm giảm số lần khám sức khỏe cần thiết và tạo ra một rào chắn bảo vệ kịp thời để chống lại cả 2 bệnh. Bên cạnh đó, việc tiêm đồng thời vắc xin Covid-19 và các loại vắc xin khác sẽ giúp làm giảm gánh nặng chung cho các dịch vụ y tế.

Có thể tiêm đồng thời vắc xin ngừa Covid-19 với các loại vắc xin khác. [Ảnh minh họa: TTXVN]

Xét về phản ứng miễn dịch khi tiêm đồng thời vắc xin ngừa Covid-19 và các loại vắc xin khác, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng đồng thời 2 loại vắc xin không làm ảnh hưởng tới hiệu quả miễn dịch. Một kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Y học Lancet cho thấy, khi tiêm đồng thời vắc xin Novavax với vắc xin cúm mùa không làm thay đổi khả năng đáp ứng miễn dịch của vắc xin cúm và hiệu quả bảo vệ của vắc xin Novavax có giảm nhưng không đáng kể so với kết quả nghiên cứu [từ 89,8% xuống 87,5%].

Liên quan đến những lo ngại về việc gia tăng các tác dụng phụ khi tiêm đồng thời 2 loại vắc xin, các chuyên gia về vắc xin cho rằng, các dữ liệu về tính an toàn của vắc xin ngừa Covid-19 và những kinh nghiệm chuyên sâu về vắc xin nói chung đều cho thấy, phản ứng phụ khi tiêm đồng thời 2 loại vắc xin và tiêm riêng lẻ là tương tự nhau. Họ cũng cho rằng nên tiêm đồng thời các loại vắc xin vì lợi ích của nó là nhiều hơn so với những “rủi ro trên lý thuyết”.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] cho rằng, việc tiêm chủng của đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên thời gian qua đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Đây là những đối tượng cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin để kịp thời phòng ngừa các loại bệnh. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng chung vắc xin Covid-19 và các loại vắc xin khác, như vắc xin cúm mùa là điều cần thiết.

Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ khyến cáo nếu tiêm nhiều loại vắc xin trong một lần khám, nên tiêm từng mũi ở các vị trí tiêm khác nhau và 2 mũi tiêm cách nhau tối thiểu 2,54cm. Đối với những người ≥11 tuổi, có thể tiêm nhiều hơn một lần tiêm bắp và được thực hiện tại các vị trí khác nhau ở cơ Delta [cơ ở vị trí trên vai]. Đối với trẻ em [5–10 tuổi], nếu tiêm nhiều hơn hai loại vắc xin vào một chi, thì cơ bắp nằm ở má ngoài [cạnh bên] của đùi là vị trí được ưu tiên hơn vì ở đó khối lượng cơ lớn hơn.

LINH AN

         Khi đi tiêm chủng mang theo:

  1. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế.
  2. Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác... sử dụng trong thời gian gần đây [nếu có].
  1. Trước khi đi tiêm chủng :
  1. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử [SSKĐT] trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android hoặc IOS và khai báo thông tin cần thiết.
  2. Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng.
  3. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng
  1. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân
  1. Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính... [nếu có]
  2. Các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị [nếu có]
  3. Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây [nếu có].
  4. Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào [nếu có]
  5. Nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước [nếu có].
  6. Tình trạng nhiễm vi rút SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 [nếu có]
  7. Các vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua [nếu có]
  8. Có đang mang thai hoặc nuôi con bú [nếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ] nếu có ?
  1. Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế:
  1. Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.
  2. Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau tiêm chủng và cách xử lý.
  3. Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
Những điều cần biết sau tiêm phòng vắc xin COVID-19
  [Dành cho người đi tiêm chủng]

 Theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng

  1. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
  2. Khi về nhà, nơi làm việc: Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.
  3. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 như:
  1. Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh
  2. Đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau
  3. Ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn...

Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.

  1.  Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp :
  1. Dấu hiệu nghiêm trọng: Xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  • Ở miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi...
  • Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da...
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc...
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng...
  • Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...
  • Toàn thân: mạch yếu, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...
  1. Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên:
  • Sốt cao ≥ 390C
  • Sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội
  • Tăng huyết áp, tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh

Công Nghệ Thông Tin

Vi rút cúm có thể lây nhiễm cho người quanh năm, tuy nhiên, chúng có xu hướng lây lan hiệu quả vào thời tiết lạnh, đặc biệt là mùa đông. Nguyên nhân là do khi trời lạnh, virus cúm sẽ tạo ra một lớp màng cứng, có tác dụng như màng bảo vệ, giúp virus lây lan qua không khí lạnh.

Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu dịch tễ học về cúm, mùa cúm có thể lên đến đỉnh điểm vào khoảng tháng 10 và tháng 3 hàng năm.

Cảm lạnh và Cảm cúm

Mặc dù thực tế là cúm và cảm lạnh đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhưng chúng lại do các loại vi rút khác nhau gây bệnh.

Cúm chỉ do vi rút cúm gây ra, trong khi đó cảm lạnh có thể do nhiều vi rút khác nhau gây bệnh, bao gồm rhinovirus, parainfluenza và coronavirus theo mùa [theo CDC, 2021]. Coronavirus theo mùa [sCoVs] không phải là virus gây ra COVID-19 [SARS-COV-2].

Tuy nhiên, thật khó để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh chỉ dựa trên các triệu chứng vì chúng có nhiều điểm giống nhau. Nhìn chung, bệnh cúm nặng hơn cảm lạnh với các triệu chứng và biến chứng dữ dội hơn có thể xảy ra. Cảm lạnh có thể không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhập viện.

Tại sao nên tiêm vaccine cúm hàng năm?

Các loại vi rút cúm liên tục thay đổi mỗi năm, vaccine cúm cần được xem xét và cập nhật để giúp bảo vệ chống lại các loại vi rút phổ biến nhất của mùa mới. Ngoài ra, các kháng thể được tạo ra từ vắc-xin, giúp bảo vệ người khỏi bệnh cúm, sẽ giảm đi theo thời gian. Tác dụng bảo vệ của vaccine có thể kéo dài từ 6 - 12 tháng, do đó, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm.

Ai nên tiêm vaccine phòng cúm mùa?

Theo CDC, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm mỗi năm, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Đây là khuyến nghị của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của CDC kể từ mùa cúm 2010-2011.

Tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó, điều này rất cần thiết cho đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Những người có bệnh lý nên như: hen suyễn, bệnh tiểu đường, bệnh tim & đột quỵ, bệnh thận mãn tính
  • Người mang thai
  • Trẻ nhỏ trên 6 tháng

Ai không nên tiêm vaccine phòng cúm mùa?

Nhìn chung, vắc-xin không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi vì trẻ còn quá nhỏ.

Những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và tiến hành kiểm tra dấu hiệu quan sinh tồn trước khi tiêm chủng.

Khi nào nên tiêm vaccine phòng cúm mùa?

Vì vắc-xin có thể cần 2 tuần để tạo ra đủ kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm, do đó bạn nên tiêm vắc-xin trước khi mùa cúm diễn ra. Để đảm bảo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vaccine cúm mùa vào cuối tháng Mười hàng năm.

Một số nhóm người thuộc diện có nguy cơ cao nên cân nhắc các khuyến nghị dưới đây:

  • Người trên 65 tuổi thường nên tiêm vaccine trước mùa cúm để có hiệu quả cao nhất của vaccine. Việc tiêm phòng sớm không được khuyến khích vì khả năng bảo vệ của vắc-xin sẽ giảm theo thời gian.
  • Trẻ em dưới 9 tuổi chưa từng bị cúm cũng như chưa từng được tiêm phòng cúm thì nên tiêm chia làm 2 liều vaccine cúm. Do đó, trẻ nên tiêm phòng ngay khi có vaccine vì khung thời gian giữa 2 lần tiêm tối thiểu phải là 1 tháng.
  • Phụ nữ mang thai đang trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên cân nhắc để tiêm phòng sớm để giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời [vì trẻ sơ sinh không được tiêm phòng]

Vaccine cúm tứ giá mùa 2021/2022 tại FMP Hà Nội

Mùa cúm 2021/2022 này, lần đầu tiên tại Việt Nam, chúng ta sẽ có vaccine tứ giá có khả năng chống lại 4 chủng vi rút thay vì 3 chủng như những năm trước. Tại FMP, chúng tôi sẽ cung cấp vaccine Influvac Tetra, một loại vaccine cúm bất hoạt được sản xuất để bảo vệ bạn khỏi 2 loại cúm A và 2 loại cúm B như sau:

A / Victoria / 2570/2019 [H1N1] pdm09 - like strain

A / Campuchia / e0826360 / 2020 [H3N2] - like strain

B / Washington / 02/2019 - like strain

B / Phuket / 3073/2013 - like strain

Vaccine Influvac nhập khẩu từ nhà sản xuất Abbott [Hà Lan], an toàn cho mọi người từ 3 tuổi trở lên

Phí tiêm: 430.000 VND / mũi

Giá đăng ký sớm: 410.000 VND - áp dụng đến hết ngày 15/11.

[Yêu cầu thanh toán trước đối với đăng ký sớm]

Xin vui lòng giúp đỡ để đăng ký tiêm chủng bằng cách sử dụng biểu mẫu này.

Inbox cho chúng tôi: //m.me/FamilyMedicalPracticeHanoi

☎️ 024 3843 0748 - 112, 117 [24/7]

Email:

Video liên quan

Chủ Đề