Bầu 4 tháng ăn mía tốt không

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng việc “Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía” hay không bởi lượng đường trong nước mía rất cao làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Thực hư việc này ra sao? Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không?

Mẹ bầu có thể uống được nước mía với hàm lượng vừa phải trong thời kỳ tam cá nguyệt. Khoa học đã chứng minh, nước mía là một loại thức uống giàu dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu 3 tháng như sắt, magie, canxi, chất chống oxy hóa,…

Uống nước mía giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da, ngừa táo bón,… Nước mía có vị ngọt thanh tự nhiên sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác nhạt miệng do tình trạng ốm nghén gây ra.

Tại sao nước mía có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu như vậy? Phần tiếp theo sẽ trả lời cụ thể cho câu hỏi này.

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía nhưng phải uống đúng cách

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía nhưng phải uống đúng cách

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu uống được nước mía?

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía bởi rất nhiều lợi ích mà nó mang lại cho bà bầu và thai nhi. Bảng thành phần dinh dưỡng (trong 28,35gr mía) dưới đây sẽ giúp bạn giải thích tại sao nước mía tốt cho bà bầu.

Thành phầnĐịnh lượngLợi íchĐường25,71 grCung cấp năng lượng cho mẹ bầuCarbohydrate27,40 grGiúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầuVitamin B20,16 mgThúc đẩy chiều cao, thị giác, đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xương, cơ và hệ thần kinh của thai nhiProtein0,20 mgGiúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe khoắn và tươi vuiCanxi32,57 mgGiúp thai nhi hình thành xương và răngMagie2,49 mgPhối hợp cùng canxi hình thành xương, cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và cơ của em bé sau nàyKali162,86 mgĐiều hòa huyết áp, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Từ bảng thành phần dinh dưỡng trên, dễ dàng thấy được nước mía là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:

2.1. Uống nước mía giúp hạn chế tình trạng nghén 3 tháng đầu

Tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến các mẹ rơi vào trạng thái mất sức do cảm giác buồn nôn, nôn ra ngoài, nhạt miệng, không ăn uống được. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, tinh thần giảm sút. Vị ngọt thanh của nước mía có tác dụng kích thích vị giác cho mẹ bầu.

Ngoài ra, mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía bởi nước mía cung cấp năng lượng và dưỡng chất bổ trợ cho cơ thể khi không ăn uống được nhiều. Một cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén bằng cách sử dụng mía đó là kết hợp nước mía kèm một ít gừng đập dập.

Nước mía giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

Nước mía giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

2.2. Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía giúp làm đẹp da

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên đã kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông và sinh ra mụn. Ngoài ra sự thiếu hụt axit folic còn làm xuất hiện những vết sạm màu trên da.

Nước mía có thể giải quyết tình trạng này, lấy lại sự tự tin cho mẹ bầu vì trong nước mía có chứa các loại axit alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA). Đây là một loại axit tự nhiên xuất hiện nhiều trong đường mía. Thành phần này có khả năng chống oxy hóa cho da hiệu quả.

2.3. Bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía giúp tăng cường sức đề kháng

Một nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) chỉ ra rằng phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên có sự thay đổi đáng kể của hệ miễn dịch. Các mẹ bầu dễ nhiễm trùng và bị lây bệnh hơn so với những người bình thường.

Chính vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng để tránh các tác nhân gây bệnh là điều cần thiết. Nhờ vào chất flavonoid và hợp chất phenolic mà uống nước mía mà có khả năng chống lại virus gây bệnh tấn công.

2.4. Uống nước mía giúp chống táo bón, tiêu hóa tốt ở bà bầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía bởi trong giai đoạn 3 tháng mang thai đầu tiên phụ nữ dễ bị táo bón. Vì lúc đó cơ thể tiết ra nhiều hormone thai kỳ nhất là progesterone. Sự thay đổi này gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột.

Uống nước mía chống táo bón ở bà bầu

Uống nước mía chống táo bón ở bà bầu

Bởi vì, trong nước mía rất giàu kali tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy việc uống nước mía sẽ giúp giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa hiện tượng táo bón rất hiệu quả.

2.5. Hạn chế tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng trong 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu đa phần sẽ bị nghén do sự tăng lên của các hormone như Estrogen, Progesterone, giảm hormone Endorphin, lượng đường trong máu giảm,… khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng, lo âu.

Trung bình trong 28.35 gr mía, có tới 25,71 gr là đường tự nhiên. Đường có khả năng chuyển hóa năng lượng giúp giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

3. Cách uống nước mía đúng cách dành cho bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, những công dụng tốt của nước mía chỉ phát huy khi các mẹ biết cách uống và tận dụng bởi vì lượng đường trong nước mía rất cao (25,71 gr/28,35gr). Nếu như nạp vào cơ thể vượt ngưỡng thì không tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Tốt nhất mỗi ngày, bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía nhiều nhất là 400ml và cũng không nên uống thường xuyên, khuyến khích 1 – 2 lần/tuần.

Thời gian uống nước mía thích hợp nhất là sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Mẹ bầu nên tránh việc uống nước mía trước khi ăn vì lượng đường trong mía sẽ tạo cảm giác nhanh no, không thèm ăn, ảnh hưởng việc hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.

Lưu ý:

  • Không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh hoặc cho thêm quá nhiều đá viên uống lạnh. Bởi vì, nước mía khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ không còn được giữ nguyên vị và đầy đủ chất dinh dưỡng như ban đầu. Hơn nữa, việc uống nước mía quá lạnh rất dễ khiến mẹ bầu lạnh bụng và xảy ra tình trạng khó tiêu.
  • Mặc dù nước mía có khả năng hạn chế tình trạng buồn nôn do ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng sử dụng bất kì khi nào buồn nôn. Các mẹ nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống một xíu để giảm dần cảm giác nhạt miệng.

Nước mía giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

Nước mía giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

4. Gợi ý 4 thức uống ngon từ nước mía cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngoài hương vị nước mía truyền thống, mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía còn có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị và bổ sung đa dạng dưỡng chất hơn.

NƯỚC MÍA SẦU RIÊNG

Nước mía sầu riêng

Nước mía sầu riêng

Nước mía sầu riêng mang hương vị rất đặc trưng vừa có vị ngọt, vừa có vị béo và cả hương thơm của sầu riêng.

Nguyên liệu:

  • 200ml nước mía
  • 1 múi sầu riêng to (tách lấy thịt)
  • Một ít đá bào (không nên chuẩn bị quá nhiều đá vì không tốt cho mẹ bầu).

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay xay nhuyễn và cho ra cốc rồi thưởng thức.

NƯỚC MÍA CHANH/CAM/QUẤT (TẮC)

Nước mía chanh

Nước mía chanh

Vị chua thanh mát của các loại quả có múi như chanh, cam hay quất sẽ làm giảm độ ngọt và kích thích vị giác của mẹ bầu.

Nguyên liệu:

  • 200ml nước mía
  • 1 lát chanh nhỏ/cam hoặc 1 quả quất (tắc)

Cách thực hiện:

  • Ép mía lấy nước
  • Vắt lát chanh/cam/quất (tắc) vào nước mía
  • Cho đá vào và thưởng thức

NƯỚC MÍA CÀ RỐT

Cà rốt rất giàu vitamin A và thường được các chị em phụ nữ chế biến thành các món sinh tố đẹp da.

Nguyên liệu:

  • 200ml nước mía
  • Nửa củ cà rốt
  • Đá bào

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa củ cà rốt gọt vỏ, thái lát
  • Cho vào xay cùng 200ml nước mía, đá bào
  • Sau khi xay nhuyễn thì cho hỗn hợp ra ly và thưởng thức.

Nước mía cà rốt tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nước mía cà rốt tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

5. Lưu ý khi uống nước mía dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Như vậy các mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía để bổ xung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng với lượng nhất định. Đặc biệt, để tránh những ảnh hưởng không tốt, mẹ bầu nên có những lưu ý sau khi uống nước mía:

  • Những thai phụ trong 3 tháng đầu có dấu hiệu tăng cân quá nhanh hoặc bị tiểu đường thì không nên uống nước mía. Vì lượng đường trong nước mía rất cao, rất dễ khiến tình trạng mẹ bầu xấu đi.
  • Nếu mẹ bầu đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu trong 3 tháng đầu thì không nên uống với nước mía. Vì nó có thể làm cho thuốc không có tác dụng do sự cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía.
  • Cuối cùng, các mẹ nên sử dụng nước mía đảm bảo rõ nguồn gốc vệ sinh. Nếu có thể, các mẹ nên tự ép nước mía tại nhà mà nên chọn những cây mía tươi, không bị sâu mọt.

Những lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng khi uống nước mía

Những lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng khi uống nước mía

Nước mía là một trong những thức uống bổ dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì nếu uống quá nhiều hoàn toàn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cả thai phụ lẫn thai nhi.

Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không. Đồng thời, mẹ bầu cùng biết thêm những thông tin hữu ích về cách dùng đúng cách khi sử dụng thức uống này.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline: 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Bà bầu nên ăn mía khi nào?

Trong 3 tháng đầu, nước mía giúp mẹ tăng cường năng lượng, giảm tình trạng ốm nghén vốn làm các mẹ mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh. Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ nỗi lo táo bón, hệ miễn dịch suy giảm sẽ được cải thiện nhờ nước mía.

Bầu bao nhiêu tháng thì uống nước mía?

Mẹ bầu có thể uống được nước mía với hàm lượng vừa phải trong thời kỳ tam cá nguyệt. Khoa học đã chứng minh, nước mía là một loại thức uống giàu dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu 3 tháng như sắt, magie, canxi, chất chống oxy hóa,… Uống nước mía giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da, ngừa táo bón,…

Ăn mía có tác dụng gì khi mang thai?

Mẹ bầu nên uống nước mía vì nó vừa tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng nhờ vào thành phần protein. Ngoài ra, hợp chất axit folic (vitamin B9) có trong thành phần của nước mía giúp cho thai nhi giảm các chứng bệnh dị tật bẩm sinh.

Uống nước mía như thế nào khi mang thai?

Nước mía chứa nhiều đường (100ml có khoảng 12g đường) nên mẹ bầu không nên uống quá nhiều. Mỗi ngày không nên uống quá 400ml để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Bà bầu nên tránh uống nước mía và sáng sớm và buổi tối vì có thể gây lạnh bụng, nôn nao, khó chịu.