Báo cáo kê khai sử dụng văn bằng năm 2024

Ông Nguyễn Văn Thông không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng từ năm 2002 đến 2017 đã kê khai trình độ văn hóa phổ thông 12/12 trong hồ sơ lý lịch cán bộ, công chức, lý lịch đảng viên, hồ sơ để được tuyển dụng, bổ nhiệm, thi nâng ngạch công chức, ứng cử vào cấp ủy; báo cáo giải trình với các tổ chức đảng có thẩm quyền về văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thiếu trung thực, quanh co.

Ông Nguyễn Ngọc Tân từ năm 1992 - 2017 sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học [phó bản] cấp cho người khác, tẩy xóa, sửa chữa thành bằng tốt nghiệp bổ túc trung học của đồng chí để kê khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên, hồ sơ cán bộ công chức; hồ sơ học tập, nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử vào cấp ủy các cấp; báo cáo, giải trình thiếu trung thực với tổ chức đảng có thẩm quyền về việc học tập, thi tốt nghiệp bổ túc trung học của mình.

Nhận định ông Thông, Tân đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín bản thân..., Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020 đối với ông Nguyễn Văn Thông; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng các nhiệm kỳ 1995 - 2000, 2000 - 2005, 2005 - 2010, 2010 - 2015, 2015 - 2020 đối với ông Nguyễn Ngọc Tân.

Theo đó người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Bị phát hiện sử dụng văn bằng giả để tham gia dự tuyển công chức thì có được đăng ký dự tuyển cho kỳ tuyển dụng tiếp theo không? [Hình từ Internet]

Bao lâu thì được biết kết quả tuyển dụng công chức?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thông báo kết quả tuyển dụng công chức như sau:

Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
1. Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định tại Điều 14 Nghị định này, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.

Theo đó sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 thì trong thời gian 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

Bị phát hiện sử dụng văn bằng giả để tham gia dự tuyển công chức thì có được đăng ký dự tuyển cho kỳ tuyển dụng tiếp theo không?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:
a] Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên [nếu có];
Trường hợp người trúng tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người trúng tuyển được miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
b] Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.

Theo đó người trúng tuyển bị phát hiện sử dụng văn bằng giả để tham gia dự tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển.

Người đăng ký dự tuyển bị phát hiện sử dụng văn bằng giả để giam gia dự tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.

Chủ Đề