Báo cáo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thcs

Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Việc đưa kỹ năng sống vào dạy trong nhà trường là rất cần thiết. Mời các bạn tham khảo Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

Báo cáo kết quả công tác phát triển Đảng trong nhà trường

Mẫu báo cáo công tác phòng chống ma túy trong trường học

Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày….tháng ….năm…….

BÁO CÁO

THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH NĂM HỌC …………….

– Căn cứ Kế hoạch năm học …………….của trường THCS ……………..

– Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch năm học…………

Tổ Lý – Hóa – CN báo cáo sơ kết việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh năm học……….cụ thể như sau:

I. Nội dung và biện pháp đã thực hiện:

1. Nội dung:

– Thực hiện ở các môn học đã được tập huấn ở huyện và triển khai cụ thể ở các môn học cụ thể như:

– Môn vật lý:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục về an toàn cho học sinh

+ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

– Môn Hóa học:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

– Môn Sinh học:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục về an toàn cho học sinh

+ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

– Môn Công nghệ:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục về an toàn cho học sinh

+ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

2. Biện pháp:

– Tổ chuyên môn đã thực hiện và yêu cầu các nhóm bộ môn xây dựng tốt kế hoạch và chương trình lồng ghép vào các bộ môn.

– Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch nội dung chương trình lồng ghép ở các bộ môn

– Đánh giá việc thực hiện ở các cuộc họp tổ chuyên môn.

– Trong các tiết có chương trình lồng ghép giáo dục kĩ năng sống giáo viên cần soạn vào giáo án và góp ý sau các tiết dự giờ.

– Phối hợp giáo dục các kĩ năng khác cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử văn hóa …

– Thông qua các tiết dạy giáo viên tự tìm tòi, lien hệ thực tế linh hoạt để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

– Giáo viên sưu tầm nội dung tài liệu , hình ảnh minh họa cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

3. Kết quả đạt được:

Qua thời gian thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã đạt được kết quả sau:

– Giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy.

– Xây dựng tốt các kế hoạch, nội dung bài giảng phù hợp với các môn học

– Học sinh đã từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ năng đã được học như: Không phá cây xanh trong sân trường và nơi công cộng; sử dụng điện năng an toàn, tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, học sinh không hút thuốc lá …

III. Hạn chế:

– Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

– Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

1. Đề xuất:

– Cần có tài liệu tham khảo để giáo viên thực hiện.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của tổ Lý – Hóa – Sinh – CN năm học………….

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Biểu mẫu Giáo dục – Đào tạo

PHÒNG GDĐT PHÚ BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS KHA SƠN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  21  /BC-THCS

                  Kha Sơn, ngày 16 tháng 04 năm 2018

         BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIÁO DỤC

                         KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ chính trị khóa XII về ‘’đẩy mạnh và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ Bộ GDĐT phối hợp với ban tuyên giáo trung ương, nhà xuất bản giáo dục việt nam biên soạn bộ tài liệu “Thựchành kỹ năng sống” từ lớp 1 đến lớp 9.

Thực hiện công văn số 774/PGDĐT ngày 01/9/2017 của Phòng GD ĐT Phú Bình về triển khai tài liệu “kỹ năng sống” trong nhà trường năm học 2017-2018.

I: Công tác chỉ đạo

1. Kết quả triển khai, sự chuyển biến công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ở từng cấp học về công tác giáo dục KNS

  • - Nhà trường đã thường xuyên chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ… và thông qua nhiều hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, tổ chức hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt các câu lạc bộ, hát múa tâp thể và dân vũ, tuyên tuyền thực hiện đúng pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.
    - CB, GV nhiệt tình trong công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động giáo dục. Hoạt động dạy và học có kết quả thực chất.

2. Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường
- Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội Chữ thập đỏ và các ngành liên quan ở địa phương cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

- Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực.

III. Đánh giá chung

Nhà trường huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường Giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của địa phương. Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Duy trì và giữ vững mục tiêu “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” 05/CT-TW của Bộ chính trị khóa XII..

- Kiện toàn Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay từ đầu năm học, gồm các đồng chí Lãnh đạo, đại diện BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách, các Tổ trưởng chuyên môn và Ban đại diện cha mẹ học sinh để tham mưu, tư vấn, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.
- Tiếp tục duy trì và giữ vững trường học Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn.Để bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, CBGV và học sinh tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, giữ gìn trường lớp sạch sẽ.Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp học thường xuyên sạch sẽ; CSVC thường xuyên được sửa chữa, dọn rửa các nhà vệ sinh học sinh đảm bảo sạch.

- Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

      - Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Thông qua các giờ dạy, hoạt động để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm.
Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

Rèn sức khoẻ, ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội khác.

Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong những ngày lễ lớn với nhiều nội dung hoạt động như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.

Nhà trường nhận chăm sóc, thăm các gia đình Thương binh, Liệt sỹ. Thực hiện lồng ghép với các môn học: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử …để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.

- Còn có phần hạn chế trong hoạt động dạy và học. Có đổi mới phương pháp dạy và học nhưng chưa đều, chưa rộng và đặc biệt chưa lôi cuốn được đại bộ phận học sinh sáng tạo, vươn lên và có ý thức tự học.

- Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn, thể hiện: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm còn hạn chế; một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ứng xử văn hoá

   - Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

  - Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

IV. Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới

1.Phương hướng, giải pháp

- Tổ chuyên môn đã thực hiện và yêu cầu các nhóm bộ môn xây dựng tốt kế hoạch và chương trình lồng ghép vào các bộ môn. 

 - Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch nội dung chương trình lồng ghép ở các bộ môn

- Đánh giá việc thực hiện ở các cuộc họp tổ chuyên môn.

-Trong các tiết có chương trình lồng ghép giáo dục kĩ năng sống giáo viên cần soạn  vào giáo án và góp ý sau  các tiết dự giờ.

- Phối hợp giáo dục các kĩ năng khác cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử văn hóa …

- Thông qua các tiết dạy giáo viên tự tìm tòi, liên hệ thực tế linh hoạt để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo viên sưu tầm nội dung tài liệu , hình ảnh minh họa cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

V. Kiến nghị và đề xuất

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

- Cần có thêm tài liệu tham khảo để giáo viên thực hiện.

    Nơi nhận:                                                                  HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GDĐT [b/c];

- Lưu: VT.

                                                                     Nguyễn Văn Nhất

Video liên quan

Chủ Đề