2 ngân hàng yếu kém là ngân hàng nào

Gỡ từng nút thắt

Sau MBBank và Vietcombank đã trình cổ đông thông qua phương án nhận chuyển giao bắt buộc một NH yếu kém, được thị trường dự đoán là OceanBank và VNCB, thì VPBank có thể trở thành ngân hàng thứ ba sẽ tham gia vào kế hoạch này. Hiện tại, VPBank cũng là nhà băng có tiềm lực tài chính thuộc tốp đầu trong hệ thống, với kế hoạch tăng vốn điều lệ lên tới 79.000 tỷ đồng vào cuối năm nay, trong khi lợi nhuận quý I vừa qua tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 11.100 tỷ đồng, vượt qua Vietcombank để leo lên vị trí quán quân.

Đầu năm nay, cùng với việc sửa đổi Thông tư số 08 của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như là một trong những giải pháp để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc tái cơ cấu các NH yếu kém, NHNN cũng từng chia sẻ dự kiến ngay trong năm 2022, các NH mua bắt buộc 0 đồng bao gồm Xây dựng [CBBank], Đại Dương [OceanBank] và Dầu khí Toàn cầu [GPBank] sẽ sớm đẩy nhanh việc tái cơ cấu. Và những gì đang diễn ra dường như củng cố cho phát biểu này.

MBBank đã "lĩnh ấn" tiên phong trong kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc NH yếu kém

Nhìn lại trong 7 năm qua, kể từ khi các NH này bị mua bắt buộc 0 đồng, lộ trình tái cơ cấu chưa đạt được nhiều kết quả, dù cũng đã có trao đổi với một số đối tác, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ập đến kéo theo khó khăn của nền kinh tế toàn cầu và các tập đoàn đa quốc gia, kế hoạch kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài đã có những thay đổi đáng kể.

Chính vì vậy, phương án bán các NH yếu kém này cho nhà đầu tư nước ngoài khó thành công, vì vậy hướng giải quyết là bán hoặc sáp nhập vào các NH trong nước có tiềm lực đủ mạnh. Ngoài ba NH quốc doanh là Vietcombank, VietinBank, BIDV, các NH thương mại cổ phần tư nhân thuộc tốp đầu hiện nay như MBBank, VPBank hay Techcombank cũng có đủ khả năng để tham gia nhiệm vụ này.

Lợi ích kỳ vọng

Tuy nhiên, một số nhà băng trong nhóm có thể tham gia tái cơ cấu theo kế hoạch hiện đang có cổ đông chiến lược nước ngoài, cũng như lực lượng cổ đông cá nhân trong nước khá lớn, vì vậy trước hết cần phải nhận được sự đồng thuận để có thể nhận chuyển giao bắt buộc những NH yếu kém. Chính vì vậy, NHNN có chính sách ưu đãi cho các NH nhận chuyển giao để thuyết phục cổ đông chấp nhận đề xuất này.

Cụ thể, các NH nhận chuyển giao bắt buộc không phải hợp nhất số liệu sổ sách, hệ thống với NH yếu kém, có thể hoạt động theo mô hình "NH mẹ - NH con", không bị hạn chế mục tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm và các giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng, nhóm khách hàng, có thể được cấp vốn vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi 0%. Trong tương lai, có thể được phép bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

Nếu những chính sách ưu đãi áp dụng cho cả NH chuyển giao và nhận chuyển giao phát huy hiệu quả, rõ ràng lộ trình giúp các NH yếu kém hồi phục sẽ nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.

Trong khi đó, lãnh đạo Vietcombank và MBBank khẳng định thời gian xử lý các NH chuyển giao bắt buộc sẽ không quá 8-10 năm, đưa OceanBank và CBBank thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường. Nếu những chính sách ưu đãi áp dụng cho cả NH chuyển giao và nhận chuyển giao nói trên phát huy hiệu quả, rõ ràng lộ trình giúp những NH yếu kém hồi phục sẽ nhanh hơn nhiều.

Để tiếp tục thu hút các NH khác tham gia tái cơ cấu, ngoài những chính sách ưu đãi tương tự, các cơ quan quản lý phải tạo điều kiện giúp các NH yếu kém hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo để phát mãi thu hồi tài sản, cấn trừ nợ, như thủ tục về nhà đất, sổ đỏ, cũng như phải sớm xử lý dứt điểm các vụ án liên quan.

Nếu các thương vụ nhận chuyển giao bắt buộc thành công, không chỉ ngành NH mà nền kinh tế cũng được hưởng lợi. Với cơ chế hỗ trợ tái tạo vốn qua cho vay lãi suất thấp hoặc thậm chí 0% của nhà điều hành, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các NH mẹ, những NH yếu kém vốn thời gian qua đã luôn phải niêm yết lãi suất tiền gửi cao để giữ chân khách hàng, nay với nguồn thanh khoản dồi dào với chi phí rẻ hơn sẽ có điều kiện giảm bớt lãi suất huy động, từ đó tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất của thị trường.

  • Hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa

  • Chậm nhất đến năm 2023, Sacombank xử lý hết tồn đọng thuộc đề án tái cơ cấu

  • Giải pháp tự động hóa quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời đại số

  • Tỷ giá tăng có thực sự đáng ngại?

  • Áp dụng số hoá giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền

VCB và MBB sẽ cơ cấu 2 ngân hàng yếu kém CBBank và OceanBank

Minh Thư

08:11 12/05/2022

Vietcombank và MB là hai ngân hàng đã được lựa chọn để tham gia tái cơ cấu CBBank và OceanBank theo hình thức chuyển giao bắt buộc [CGBB].

Trong Báo cáo "Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022" củaChính phủ cho biết, trong năm 2021 đã tích cực triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là công tác xây dựng, ban hành nhiều văn bản, chính sách với các quy định rõ ràng, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo hành lang pháp lý thống nhất trong thực hiện đầu tư, quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng, sắp xếp và đổi mới DNNN.

Chính phủ đã tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng [TCTD] gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và xây dựng, hoàn thiện Đề án cho giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu phù hợp với diễn biến dịch bệnh; tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro...

Chính phủ đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới, trong đó đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây dựng [CBBank] và Ngân hàng Đại dương [OceanBank].

Được biết, Vietcombank và MB là hai ngân hàng đã được lựa chọn để tham gia tái cơ cấu hai ngân hàng yếu kém theo hình thức chuyển giao bắt buộc [CGBB].

Về nội dung cơ bản của việc nhận CGBB, sau khi Vietcombank và MB nhận CGBB, TCTD hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất BCTC vào BCTC hợp nhất của hai ngân hàng nhận chuyển giao.

Hai ngân hàng nhận chuyển giao sẽ không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế, đồng thời, không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD trong thời gian thực hiện phương án CGBB.

Vietcombank và MB sẽ tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án CGBB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, cả hai bên nhận chuyển giao và được chuyển giao đều được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án CGBB.

Chủ đề: xử lý tái cơ cấu OceanBank CBbank

Video liên quan

Chủ Đề