Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu tư vấn

Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu là gì? Thuật ngữ tiếng Anh liên quan? Mẫu báo cáo theo quy định mới nhất? Lưu ý khi soạn thảo?

Đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu là công việc phải thực hiện theo luật. Đảm bảo trong hiệu quả các giai đoạn tìm kiếm nhà thầu phù hợp. Do đó mà báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ phải được lập bằng văn bản. Thực hiện việc phân tích, đánh giá kết quả thông qua nghiệp vụ chuyên môn. Công việc này phản ánh kết quả thông qua các dữ liệu cung cấp theo mẫu. Mẫu báo cáo được cơ quan có thẩm quyền quy định để thống nhất về hình thức và nội dung triển khai. Cũng như thuận lợi cho các bên trong cung cấp hay theo dõi thông tin báo cáo liên quan.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Đấu thầu năm 2013;

– Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện trong giai đoạn đấu thầu. Đây là công việc của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu. Được thực hiện thông qua việc kiểm tra, đánh giá gắn với chuyên môn, và phản ánh bằng văn bản báo cáo.

Đây là nội dung về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu năm 2013. Khi thực hiện đánh giá, phải quan tâm đến toàn diện đến các tiêu chí sau:

+ Thông qua các tiêu chí về tính hợp lệ;

+ Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

Xem thêm: Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp mới nhất năm 2022

+ Đánh giá kỹ thuật và giá.

Mang đến các kết luận tổng hợp trong nội dung báo cáo theo quy định. Cũng như cung cấp thông tin hiệu quả trong công tác đánh giá chuyên môn. Giúp các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan tiếp cận báo cáo, sử dụng báo cáo làm căn cứ trong hoạt động của đơn vị mình.

Nội dung báo cáo sẽ bao gồm:

Thông tin cơ bản về giới thiệu gói thầu, dự án. Đây chính là đối tượng có các hoạt động liên quan trong tìm kiếm nhà thầu. Cũng như thực hiện việc đánh giá kết quả hồ sơ đề xuất chỉ định thầu.

Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của cơ quan thực hiện. Phản ánh trong quá trình phân tích, đưa ra kết luận chuyên môn.

Đưa ra kết luận và kiến nghị liên quan. Đây là nội dung quan trọng nhất mà các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quan tâm.

Ý kiến bảo lưu.

Các công việc chuyên môn được thực hiện thông qua các mẫu thực hiện đánh giá. Bao gồm:

Xem thêm: Bản dự thảo hợp đồng cho chỉ định thầu rút gọn mới nhất năm 2022

+ Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

+ Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ vụ thầu

+ Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

+ Đánh giá về kĩ thuật.

Trong nội dung bài viết này, bạn đọc có thể tham khảo các mẫu đánh giá chuyên môn TẠI ĐÂY

Đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu tiếng Anh là Evaluation of the proposal for appointment of a contractor.

[TÊN TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ HSĐX]

_______

Số:  ….. /………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__,  ngày____ tháng____ năm____

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT

Gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu]

Xem thêm: Các trường hợp áp dụng, thủ tục áp dụng chỉ định thầu rút gọn mới nhất 2022

thuộc dự án _____ [Ghi tên dự án]

Kính gửi: _____ [Ghi tên Bên mời thầu]

I. THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Giới thiệu chung về dự án và gói thầu

Phần này nêu khái quát về dự án, gói thầu và các văn bản pháp lý là cơ sở để thực hiện gói thầu:

Các văn bản pháp lý liên quan được liệt kê và đính kèm [bản chụp] báo cáo này.

2. Tổ chuyên gia

a] Cơ sở pháp lý thành lập tổ chuyên gia:

Xem thêm: Chỉ định thầu là gì? Trường hợp nào được áp dụng hình thức chỉ định thầu?

Tổ chuyên gia được ____ [Ghi tên Bên mời thầu/tổ chức tư vấn hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp] thành lập theo Quyết định số _____ [Ghi số và ngày ban hành văn bản] để thực hiện đánh giá HSĐX gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ____ [Ghi tên dự án].

Trường hợp Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp đánh giá HSĐX thì bổ sung nội dung sau: Căn cứ hợp đồng số ____[Ghi số hiệu hợp đồng] ngày ____ [Ghi thời gian ký hợp đồng] giữa ____ [Ghi tên Bên mời thầu] và ____ [Ghi tên tổ chức tư vấn hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp] về việc thuê tổ chức/đơn vị đánh giá HSĐX gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ____ [Ghi tên dự án].

b] Thành phần tổ chuyên gia:

Phần này mô tả số lượng, họ tên, chức vụ, vị trí và phân công công việc cụ thể của các thành viên trong tổ chuyên gia tại Bảng số 1.

Bảng số 1

Stt Họ và tên Chức vụ, vị trí trong tổ chuyên gia Phân công công việc

c] Cách thức làm việc của tổ chuyên gia:

Phần này nêu cách thức làm việc của tổ chuyên gia, phân công công việc, thời gian hoàn thành… Trường hợp có quy chế làm việc của tổ chuyên gia thì chỉ cần đính kèm quy chế này. Trong phần này nêu rõ cách xử lý khi một thành viên trong tổ chuyên gia có ý kiến khác biệt so với đa số các thành viên khác. Ý kiến bảo lưu của thành viên đó [nếu có] phải được nêu trong Mục IV báo cáo này.

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HSĐX

Xem thêm: Các trường hợp áp dụng thủ tục chỉ định thầu rút gọn? Trình tự thủ tục chỉ định thầu rút gọn mới nhất 2022?

1. Kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp

Căn cứ vào kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và các bản chụp của HSĐX do Bên mời thầu thực hiện, kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và các bản chụp được tổng hợp theo Bảng số 2 dưới đây:

Bảng số 2

Stt Nội dung không thống nhất Ghi chú
Bản gốc Bản chụp

2. Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của HSĐX

a] Trên cơ sở kiểm tra tính hợp lệ của HSĐX[lập theo Mẫu số 1]; đánh giá vềtính hợp lệ của từng HSĐX [lập theo Mẫu số 2], kết quả đánh giá về tính hợp lệ của từng HSĐX được tổng hợp theo Bảng số 3 dưới đây:

Bảng số 3

Kết luận Ghi chú
Đạt Không đạt

b] Thuyết minh về các trường hợp HSĐX không hợp lệ[kể cả sau khi nhà thầu bổ sung, làm rõ HSĐX].

c] Các nội dung bổ sung, làm rõ HSĐX nhằm chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu [nếu có]. Phần này nêu rõ các yêu cầu bổ sung, làm rõ HSĐX của Bên mời thầu và văn bản bổ sung, làm rõ HSĐX của nhà thầu [kể cả trường hợp nhà thầu tự bổ sung, làm rõ HSĐX].

Xem thêm: Công văn số 1847/BXD-HĐXD về việc xin chỉ định thầu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc khu quy hoạch tái định cư Trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiềng Lanh tỉnh Sơn La do Bộ Xây dựng ban hành

3. Kết quả đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

a] Trên cơ sở đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của từng nhà thầu [lập theo Mẫu số 3], kết quả đánh giá nội dung này được tổng hợp theo Bảng số 4 dưới đây:

Bảng số 4

Kết luận Ghi chú
Đạt Không đạt

b] Thuyết minh các trường hợp không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nêu trong HSYC.Phần này thuyết minh chi tiết về việc không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu [kể cả sau khi nhà thầu bổ sung, làm rõ HSĐX].

c] Các nội dung làm rõ HSĐX nhằm chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu [nếu có]. Phần này nêu rõ các yêu cầu bổ sung, làm rõ HSĐX của Bên mời thầu và văn bản bổ sung, làm rõ HSĐX của nhà thầu [kể cả trường hợp nhà thầu tự bổ sung, làm rõ HSĐX].

4. Kết quả đánh giá về kỹ thuật

a] Trên cơ sở đánh giá chi tiết về kỹ thuật của HSĐX [lập theo Mẫu số 4], kết quả đánh giá nội dung này được tổng hợp theoBảng số 5 dưới đây:

Bảng số 5

b] Thuyết minh các trường hợp không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật nêu trong HSYC [kể cả khi đã làm rõ HSĐX].Thuyết minh chi tiết về việc nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

c] Các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá. Phần này nêu rõ các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá, bao gồm cả trường hợp trong tổ chuyên gia có một hoặc một số thành viên có đánh giá khác biệt so với đa số các thành viên còn lại và biện pháp xử lý đối với trường hợp đó.

5. Kết quả đánh giá về tài chính

Trên cơ sở đánh giá về giá của HSĐX, kết quả đánh giá được tổng hợp theo Bảng số 6 dưới đây:

Bảng số 6

Stt Nội dung Kết quả
1 Giá đề xuất chỉ định thầu
2 Giá trị sửa lỗi
3 Giá trị hiệu chỉnh sai lệch
4 Giá trị giảm giá [nếu có]
5 Giá đề xuất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá [nếu có]
6 Tỷ giá quy đổi quy định trong HSYC [nếu có]
7 Giá đề nghị chỉ định thầu

Phần này nêu các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá HSĐX [nếu có].

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá HSĐX, tổ chuyên gia nêu rõ các nội dung sau đây:

– Kết luận nhà thầu đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu theo quy định trong HSYC;

– Những nội dung của HSYC chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình đánh giá HSĐX hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.

IV. Ý KIẾN BẢO LƯU

Trường hợp có ý kiến bảo lưu thì cần nêu rõ các thông tin: nội dung đánh giá, ý kiến bảo lưu, lý do và đề nghị thành viên có ý kiến bảo lưu ký tên theo bảng dưới đây:

Stt Nội dung

đánh giá

Ý kiến

bảo lưu

Lý do Ký tên

________

________

________

[Tất cả các thành viên của tổ chuyên gia ghi rõ họ tên và ký, kể cả thành viên có ý kiến bảo lưu [nếu có]].

Hình thức của mẫu báo cáo được thực hiện theo mẫu pháp luật quy định. Người thực hiện cần điền các thông tin cung cấp ở mỗi nội dung cụ thể.

Nội dung của báo cáo cần phải đúng theo quy định của pháp luật. Tức là triển khai các kết quả, các bảo lưu ý kiến và kết quả dễ hiểu, khoa học, súc tích. Các thông tin mà các tổ chức, cá nhân cung cấp cần đảm bảo chính xác rõ ràng và trung thực. Qua đó mang đến căn cứ đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu theo quy định.

Trong bộ báo cáo phải nêu rõ và làm sáng tỏ các nội dung sau đây:

Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu mà bị loại. Các lý do đưa ra để loại bỏ nhà thầu đó.

Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình diễn ra thực hiện hồ sơ. Thực hiện dựa trên các căn cứ pháp luật được sử dụng để xem xét, đánh giá. Qua đó nêu hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Video liên quan

Chủ Đề